Cảm lạnh là tình trạng bệnh thường gặp với các triệu chứng: đau họng, ho, sổ mũi. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu các trị cảm lạnh đơn giản và hiệu quả tại nhà qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: 10 cách trị cảm lạnh đơn giản tại nhà bạn nên biết
Contents
Nghỉ ngơi
Bạn cần nghỉ ngơi, ngủ nhiều hơn khi bị cảm lạnh. Chính điều này sẽ giúp cơ thể có thể phục hồi và tăng cường hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chống lại nhiễm trùng.
Bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn khi bị cảm lạnh
Giữ cơ thể đủ nước
Cơ thể thường mất nước nhiều hơn khi bị ốm. Đặc biệt, những cơn cảm lạnh vào mùa đông có thể làm cơ thể bạn bị khô hơn, đặc biệt là ở mũi. Do đó, hãy luôn bổ sung và giữ cho cơ thể đủ nước để giúp bạn chống lại tình trạng mất nước này. Ngoài nước lọc, bạn còn có thể bổ sung thêm nước ép trái cây hay các loại trà gừng ấm khác khi bị sốt.
Uống nhiều nước giúp cơ thể chống lại tình trạng mất nước
Tạo độ ẩm
Giữ độ ẩm môi trường bằng máy tạo độ ẩm khi bị bạn bị cảm lạnh có thể giảm tình trạng tắc nghẽn đường thở, điều này sẽ giúp bạn hô hấp dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, bạn nên thay nước và thường xuyên vệ sinh máy tạo ẩm mỗi ngày. Điều này giúp tránh tình trạng tích tụ nấm mốc dẫn đến việc máy phun các bào tử có hại vào không khí, gây hại đến sức khỏe của bạn và gia đình.
Không nên sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương ấm khi có trẻ nhỏ
Bổ sung vitamin C và kẽm
Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy bổ sung vitamin C mỗi ngày có thể rút ngắn thời gian mà mọi người bị bệnh khoảng 10% và các triệu chứng cảm lạnh cũng nhẹ hơn.[1]
Nghiên cứu khác vào năm 2017, trên 575 người bệnh chứng minh rằng viên ngậm kẽm có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh khoảng 33%.[2]
Mặc dù vậy, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi bạn bắt đầu sử dụng vitamin C hoặc vitamin kẽm trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Vitamin C và kẽm là chất dinh dưỡng cần bổ sung để giảm cảm lạnh
Hỉ mũi thường xuyên và đúng cách
Cảm lạnh thường đi kèm cũng triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi. Bạn nên hỉ mũi thường xuyên thay vì khịt mũi để tránh chất nhầy chảy ngược vào đầu.
Tuy nhiên, việc tăng áp suất khi xì mũi có thể khiến bạn bị đau tai. Do đó, bạn phải thực hiện xì mũi đúng cách như sau:
- Ấn một ngón tay lên một bên lỗ mũi.
- Xì nhẹ ở bên mũi còn lại.
- Thực hiện tương tự và rửa tay sau khi xì mũi.
Thực hiện hỉ mũi đúng cách để tránh việc bị đau tai
Dùng kẹo ngậm
Sử dụng những viên kẹo ngậm giảm ho có chứa echinacea giúp giảm thời gian bị cảm lạnh trung bình 1,4 ngày và 58% khả năng bị cảm lạnh.[3]
Viên ngậm lô hội có thể giúp làm dịu, giảm kích ứng ở mũi và cổ họng. Ngoài ra, để điều trị cảm lạnh, tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu khuynh diệp cũng thường được sử dụng để giảm viêm, thông thoáng trong đường thở.
Tìm hiểu thêm: Những loại thực phẩm có thể gây mụn
Sử dụng kẹo ngậm có thể làm dịu và giảm kích ứng ở phần cổ họng
Chườm nóng hoặc chườm lạnh quanh xoang bị tắc nghẽn
Túi chườm nóng hoặc lạnh có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi bị cảm.
Bạn có thể mua túi tái sử dụng ở hiệu thuốc hoặc tự làm tại nhà bằng cách:
- Chuẩn bị một chiếc khăn ẩm.
- Làm nóng trong 20 giây mỗi lần trong lò vi sóng. Nên kiểm tra nhiệt độ trước để đảm bảo nó không quá nóng.
- Chườm vào quanh vùng xoang bị tắc nghẽn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một túi đậu Hà Lan đông lạnh nhỏ để làm túi chườm lạnh.
Dùng nhiệt độ túi chườm có thể giúp bạn thoải mái hơn khi bị cảm
Giữ vệ sinh
Vệ sinh tốt không gian nhà cửa là rất quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của các vi khuẩn có hại. Bạn nên che miệng bằng khăn giấy khi ho, hắt hơi và bỏ vào thùng rác ở những nơi đông người. Đảm bảo rửa tay kỹ bằng nước ấm, xà phòng hay dụng dịch sát khuẩn tay kỹ lưỡng.
Nếu không có khăn giấy, các bác sĩ khuyên bạn có thể ho hoặc hắt hơi vào phần bên trong của khuỷu tay vì vị trí đó không làm nhiễm bẩn các bề mặt.
Vệ sinh tốt rất quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn
Dùng nước muối
Các triệu chứng đau họng có thể giảm khi súc miệng bằng dung dịch nước muối được pha từ 1/4 thìa cà phê muối trong 250ml nước ấm.
Dung dịch nước muối có thể giúp hút chất lỏng dư thừa từ các mô bị viêm, làm giảm đau và khiến các chất nhầy dày cũng trở nên lỏng hơn, dễ dàng tống xuất ra ngoài.
Ngoài ra, nước muối sinh lý được bán tại các nhà thuốc cũng được sử dụng để nhỏ mũi khi gặp tình trạng nghẹt mũi.
Sử dụng nước muối có thể làm loãng nhầy và dễ dàng tống ra ngoài
Xông hơi
Hơi nước có thể giúp làm ẩm và giảm bớt các triệu chứng tắc nghẽn.
Bạn có thể thực hiện xông hơi theo trình tự sau:
- Đổ đầy 1/2 nồi nước và đun sôi.
- Nồi nước đã đun sôi được đặt trước mặt người bị cảm, dùng khăn che hết người trong phòng kín gió.
- Trong quá trình xông hơi, bạn cần hít thở sâu và tránh mở mắt. Cần cẩn thận để tránh bị bỏng.
Không sử dụng phương pháp xông hơi với trẻ em
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Khi có một trong các triệu chứng của cảm lạnh như chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng, hắt xì, ho, sốt,… bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bước xét nghiệm, chẩn đoán bệnh cảm lạnh.
Các xét nghiệm bệnh cảm lạnh
- Xét nghiệm nhanh: đây là công cụ chẩn đoán phổ biến nhất sử dụng để xác nhận chẩn đoán bệnh cúm bằng một mẫu từ bên trong mũi và cho kết quả trong vòng 10 – 15 phút. Tuy nhiên xét nghiệm nhanh không thể xác định chủng gây nhiễm trùng và cũng không chính xác trong việc phát hiện bệnh cúm.
- Xét nghiệm phân tử nhanh: đây là một loại xét nghiệm cho kết quả 15 – 30 phút nhưng chính xác hơn xét nghiệm nhanh nhờ việc phát hiện acid nucleic hoặc RNA của vi rút.
- Phương pháp nuôi cấy vi rút: phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy một mẫu bệnh phẩm đường hô hấp ở mũi hoặc họng và được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Phương pháp nuôi cấy vi rút cho kết quả sau ít nhất một đến ba ngày, để xác định loại vi-rút cụ thể nào gây ra đợt bùng phát hoặc dịch bệnh nhất định.
- Xét nghiệm huyết thanh: là xét nghiệm máu tìm kiếm các dấu hiệu bạn đã tiếp xúc với một loại vi khuẩn nhất định.
>>>>>Xem thêm: 3 tác hại của sóng điện từ đối với con người bạn cần biết
Xét nghiệm nhanh cho kết quả trong 10 – 15 phút
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh cảm lạnh
Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh cảm lạnh, bạn nên đến chuyên khoa Truyền nhiễm để được chẩn đoán và điều trị:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Gia Định, Bệnh viện Thống Nhất,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…
Nguồn: Health.clevelandclinic, Medicalnewstoday, Webmd