Chảy máu cam là tình trạng xuất hiện máu chảy ở mũi. Đây là tình trạng ai cũng có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào trong đời. Vậy có những nguyên nhân chảy máu cam nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: 10 nguyên nhân gây chảy máu cam thường gặp
Contents
Chảy máu cam là gì?
Chảy máu cam là tình trạng máu chảy ở niêm mạc. Thông thường, tình trạng này xảy ra ở một bên mũi, vài trường hợp sẽ xuất hiện chảy máu cam ở hai bên mũi.
Theo một số thống kê, chảy máu cam có thể gặp ở 60% dân số trong suốt cuộc đời, trong đó 10% người mắc chảy máu cam cần phải được bác sĩ can thiệp để giảm triệu chứng này.[1]
Chảy máu cam là tình trạng máu chảy ra từ mũi
Những nguyên nhân gây chảy máu cam
Ngoáy mũi
Niêm mạc mũi rất mỏng nên khi ngoáy mũi với một lực mạnh hơn bình thường có thể khiến cho niêm mạc mũi bị tổn thương gây nên tình trạng chảy máu cam. Trong trường hợp niêm mạc mũi khô thì ngoáy mũi với lực bình thường cũng có thể gây chảy máu.
Ngoáy mũi có thể khiến cho niêm mạc mũi bị tổn thương
Dị ứng
Niêm mạc mũi bị dị ứng tiết ra những chất nhầy làm người bệnh khó chịu. Lúc này, người bệnh có thể sinh ra phản ứng hắt xì để đẩy dịch nhầy ra ngoài. Khi hắt xì quá mạnh và nhiều lần, niêm mạc mũi có thể bị tổn thương gây nên chảy máu.
Mặt khác, dị ứng có thể gây nên tình trạng ngứa mũi, khó chịu. Lúc này, người bệnh có thể tìm những thuốc xịt mũi để làm giảm tình trạng này. Tuy nhiên, nếu không xử trí đúng cách có thể gây tổn thương niêm mạc mũi.
Tình trạng dị ứng có thể làm xuất hiện tình trạng chảy máu cam
Viêm nhiễm
Các vi sinh vật tấn công vào niêm mạc gây nên tình trạng viêm nhiễm tại mũi. Khi quá trình viêm xảy ra sẽ kích thích mạch máu tăng sinh. Các mạch máu ở giai đoạn này dễ bị kích thích hơn. Khi người bệnh hắt xì hơi có thể khiến cho mạch máu vị vỡ.
Tình trạng viêm nhiễm có thể kích thích tăng sinh mạch máu
Chấn thương mũi
Chấn thương mũi gây tổn thương nhanh và trực tiếp lên niêm mạc mũi cũng như vách ngăn mũi. Điều này khiến cho mạch máu trong mũi hoặc niêm mạc mũi bị tổn thương gây ra chảy máu cam.
Bất thường cấu trúc mũi
Khi tồn tại những bất thường cấu trúc mũi như cong, vẹo, lệch vách ngăn có thể khiến cho luồng không khí đi vào mũi không như bình thường.
Điều này khiến cho niêm mạc mũi thường xuyên bị khô, tăng ma sát không khí tại vị trí cấu trúc bất thường. Tình trạng này xảy ra khiến cho niêm mạc mũi dễ bị tổn thương và gây chảy máu.
Bất thường cấu trúc mũi có thể gây nên tình trạng niêm mạc mũi bị khô
Khô mũi
Bình thường các tế bào niêm mạc mũi thường tiết ra chất nhày để làm ẩm niêm mạc mũi. Điều này sẽ giúp cho không khí qua mũi được làm ấm và ẩm. Khi thời tiết khô hanh xuất hiện, cơ thể mất nước nhiều, niêm mạc mũi dễ xuất hiện tình trạng khô.
Khi khô mũi xảy ra, niêm mạc mũi rất dễ bị tổn thương, chỉ cần một tác động nhỏ cũng rất dễ khiến cho niêm mạc mũi nứt và chảy máu.
Niêm mạc mũi bị khô rất dễ xuất hiện tình trạng chảy máu cam
Thuốc hoặc các hóa chất
Một số thuốc hoặc hóa chất được sử dụng có thể gây nên tình trạng khô mũi. Khi điều này xảy ra, niêm mạc mũi sẽ rất dễ bị kích thích hoặc tổn thương gây ra chảy máu cam.
Tìm hiểu thêm: 9 cách làm tan vết bầm tím nhanh, hiệu quả
Sử dụng thuốc xịt mũi có thể khiến cho niêm mạc mũi tổn thương
Thiếu Vitamin C và K
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành colagen giúp cơ thể hoàn thiện các cấu trúc như da, niêm mạc, mạch máu. Mặt khác, vitamin C còn là một chất chống oxy hóa làm giảm quá trình viêm. Khi cơ thể thiếu vitamin C, niêm mạc mũi sẽ rất dễ bị tổn thương và viêm nhiễm gây nên quá trình viêm.
Vitamin K là một chất tham gia vào quá trình đông máu của cơ thể. Khi cơ thể thiếu vitamin K có thể sinh ra tình trạng niêm mạc mũi dễ bị tổn thương và chảy máu hơn bình thường.
Thiếu vitamin C gây nên tình trạng chảy máu mũi
Các khối u ở mũi và vùng vòm
Các khối u ở mũi và vòm có thể dễ bị tổn thương gây vỡ các mao mạch nhỏ ở mũi và các khối u gây nên chảy máu cam. Đây là một trong những nguyên nhân hiếm gặp gây chảy máu. Khối u xuất hiện có thể đi kèm những triệu chứng như:
- Nghẹt mũi.
- Chảy máu mũi ồ ạt.
Các khối u vòm họng có thể làm vỡ các mao mạch nhỏ gây nên chảy máu mũi
Các bệnh lý toàn thân
Một số bệnh lý toàn thân có thể gây nên tình trang chảy máu mũi như:
- Rối loạn đông máu: Thời gian đông máu dài hơn bình thường có thể làm tăng nguy cơ chảy máu niêm mạc mũi.
- Tăng huyết áp: tình trạng huyết áp tăng cao có thể khiến cho mạch máu nhỏ vùng mũi bị vỡ gây ra chảy máu.
Tình trạng rối loạn đông máu khiến cho cơ thế dễ xuất hiện chảy máu cam
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Chảy máu cam là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ thời điểm nào và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một số tình trạng nếu không được điều trị có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu sau, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị:
- Người bệnh thường xuyên xuất hiện chảy máu cam.
- Xuất hiện tình trạng thiếu máu như luôn trong trạng thái mệt mỏi, móng tay, móng chân dễ gãy, tóc hay gãy rụng.
- Trẻ dưới 2 tuổi bị chảy máu cam.
- Người bệnh đang sử dụng thuốc điều trị đông máu như thuốc chống kết tập tiểu cầu như aspirin hoặc thuốc chống đông máu như warfarin.
- Người mắc các bệnh lý toàn thân liên quan đến máu khó đông hoặc tăng huyết áp.
- Chảy máu cam kèm theo bầm tím khắp người mà không có nguyên nhân cụ thể.[1]
Trẻ em dưới 2 tuổi nên đến các cơ sở y tế khi chảy máu mũi
Cách xử trí khi bị chảy máu cam
Khi xuất hiện tình trạng chảy máu cam, người bệnh và những người xung quanh có thể áp dụng những biện pháp sau để cải thiện tình trạng này:
- Nghỉ ngơi tại chỗ.
- Ngồi thẳng người, hơi cúi đầu về phía trước.
- Dùng ngón cái ấn vào phần mềm của cánh mũi ít nhất 10 phút.
- Trong giai đoạn này, người bệnh nên thở bằng miệng.
- Đắp vải lạnh hoặc túi chườm quanh cổ.
- Sau 10 phút, kiểm tra xem còn chảy máu không. Nếu còn chảy máu thì nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được xử trí.[2]
Thực hiện đúng những biện pháp sơ cứu để giảm tình trạng chảy máu cam
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những nguyên nhân hay gặp gây nên tình trạng chảy máu cam và cách để xử trí trong trường hợp này. Mặc dù đây là tình trạng hay gặp nhưng khi xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm, bạn đừng nên chủ quan mà hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn nhé!
Nosebleeds
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/nosebleeds
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Các phương pháp điều trị triệu chứng mãn kinh