Rong biển là một loại thực phẩm khá quen thuộc hiện nay. Ngoài hương vị thơm ngon thì rong biển còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng của rong biển đối với sức khỏe của chúng ta nhé!
Bạn đang đọc: 10 tác dụng của rong biển đối với sức khỏe và lưu ý khi sử dụng
Rong biển rất phong phú và đa dạng
Contents
- 1 Hỗ trợ chức năng tuyến giáp
- 2 Chống lại bệnh hen suyễn
- 3 Giàu vitamin và khoáng chất
- 4 Chứa nhiều chất chống oxy hóa
- 5 Hỗ trợ sức khỏe đường ruột
- 6 Hỗ trợ giảm cân
- 7 Giảm nguy cơ loãng xương
- 8 Giảm nguy cơ bệnh tim
- 9 Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
- 10 Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
- 11 Tác hại khi ăn quá nhiều rong biển
- 12 Lưu ý khi ăn rong biển
Hỗ trợ chức năng tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết trong cơ thể. Tuyến giáp chịu trách nhiệm tạo hormon triiodothyronin và thyroxin (T3 và T4) đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa các hoạt động sống của cơ thể. Thành phần quan trọng tạo nên hai hormon trên chính là Iod.
Trong rong biển có chứa hàm lượng iod khá cao có thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nếu thiếu iod chúng ta sẽ gặp các vấn đề về tuyến giáp như: thiểu năng trí tuệ, bướu cổ và suy giáp. Việc bổ sung đầy đủ iod cho cơ thể là điều rất cần thiết.
Rong biển giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về tuyến giáp
Chống lại bệnh hen suyễn
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị hen suyễn có thể liên quan đến việc tiêu thụ lượng hải sản và rong biển thấp hơn người bình thường. Các nhà khoa học đã phát hiện trong rong biển có một chất nhớt được gọi là natri alginate có tác dụng kháng viêm thông qua việc kiểm soát các cytokine giúp chống lại bệnh hen suyễn.
Rong biển có khả năng kháng viêm chống lại bệnh hen suyễn
Giàu vitamin và khoáng chất
Rong biển có chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất như: phốt pho, choline, omega-3, omega-6, vitamin A, B, E, C, K, canxi, magie và sắt. Nếu bạn ăn rong biển mỗi ngày như một món ăn kèm hoặc làm gia vị thì ngoài việc tăng hương vị cho bữa ăn, rong biển cũng đồng thời bổ sung lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể
Chứa nhiều chất chống oxy hóa
Trong rong biển có chứa các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn các phản ứng không có lợi đến từ các gốc tự do trong cơ thể. Ngoài việc chứa các chất chống oxy hóa như vitamin A, E, K thì rong biển cũng chứa carotene và flavonoid. Cả hai chất này đều có khả năng bảo vệ, ngăn cản các tổn thương tế bào gây ra bởi các gốc tự do. [1] [2]
Các hoạt chất trong rong biển giúp hạn chế phản ứng có hại từ các gốc tự do
Hỗ trợ sức khỏe đường ruột
Như chúng ta biết rằng, chất xơ rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Rong biển là thực phẩm chứa nguồn chất xơ dồi dào giúp hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ ở đường ruột. Lượng chất xơ chiếm 25-75% trọng lượng khô của rong biển, cao hơn hầu hết các loại rau và trái cây khác.
Hàm lượng chất xơ trong rong biển giúp tăng cường sức khỏe đường ruột
Hỗ trợ giảm cân
Như đã nêu trên, rong biển chứa rất nhiều chất xơ nhưng chỉ chứa một lượng calo không đáng kể. Chất xơ trong rong biển giúp làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày, giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
Rong biển cũng hỗ trợ quá trình giảm cân
Giảm nguy cơ loãng xương
Tình trạng thiếu canxi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh loãng xương. Việc bổ sung canxi trong chế độ ăn hằng ngày là vô cùng cần thiết.
Trong rong biển có chứa lượng lớn canxi. Vì thế, rong biển là một trong những thực phẩm nên được bổ sung vào thực đơn hằng ngày giúp giảm nguy cơ loãng xương và giúp xương luôn chắc khỏe.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn ngâm chân đúng cách để khoẻ hơn mỗi ngày
Rong biển cung cấp lượng canxi giúp xương luôn chắc khỏe
Giảm nguy cơ bệnh tim
Trong rong biển có chứa một hoạt chất là fucans (chiết xuất từ rong biển nâu) được biết đến với hoạt tính chống đông máu, có lợi cho tim mạch và ngăn ngừa các vấn đề về tim như: suy tim, rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành… Ngoài ra, rong biển còn giúp giảm lượng cholesterol có trong máu.
Rong biển giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trong rong biển có một hoạt chất là fucoxanthin, có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nhờ vào việc kiểm soát lượng đường trong máu.[3]
Hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2
Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Việc chứa các chất chống oxy hóa cũng là một yếu tố giúp hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Đặc biệt, trong một nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của hoạt chất trong rong biển là fucoidan, có đặc tính như một chất chống oxy hóa. [4]
Rong biển giúp giảm nguy cơ mắc ung thư
Tác hại khi ăn quá nhiều rong biển
Mặc dù rong biển đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng chúng ta vẫn nên lưu ý chỉ nên ăn lượng vừa đủ để tránh gặp nhưng tác dụng không mong muốn:
- Dư thừa iod gây nguy cơ mắc bệnh cường giáp.
- Hàm lượng chất xơ cao có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa: đầy hơi, tiêu chảy…
- Các yếu tố môi trường như: kim loại nặng, phóng xạ có trong nước biển và môi trường nuôi trồng.
Chỉ nên ăn rong biển vừa đủ, tránh ăn quá nhiều có thể phản tác dụng
Lưu ý khi ăn rong biển
Những đối tượng không nên ăn rong biển
- Người mắc bệnh cường giáp
- Người đang bị mụn nhọt vì rong biển có thể làm mất cân bằng nội tiết, làm tình trạng nặng thêm.
- Trẻ nhỏ 1 tuổi đến 8 tuổi (chỉ nên tiêu thụ 0,09mg iod mỗi ngày)
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú (0.22mg đến 0.27mg iod mỗi ngày)
Hàm lượng iod trong rong biển khá cao nên một số đối tượng cần cân nhắc
Những thực phẩm không nên ăn cùng rong biển
Rong biển được dùng khá phổ biến trong nhiều bữa ăn ngày nay, tuy nhiên có một số thực phẩm không nên ăn cùng rong biển như:
- Trái cây ngâm chua.
- Trà.
- Cam thảo.
- Huyết.
- Bánh mì.
- Phô mai.
- Thịt bò.
- Lòng đỏ trứng.
- Xúc xích.
- Quả hồng.
Tránh kết hợp rong biển với các loại thực phẩm như đồ chua
Không ăn rong biển liên tục với số lượng nhiều
Nếu bạn ăn rong biển nhiều bữa liên tục có thể gây nhiều tác dụng ngược: cường giáp, các vấn đề về đường tiêu hóa,… Thay vì thế, bạn có thể chọn những thực phẩm khác có giá trị dinh dưỡng tương đương để tăng sự đa dạng trong chế độ ăn như: rau chân vịt, các loại hải sản, cải xoăn, bông cải xanh…
>>>>>Xem thêm: Bồi dưỡng cho trẻ khi bước vào kì thi
Thay thế rong biển bằng các loại rau xanh để tăng tính đa dạng trong bữa ăn
Rong biển đem lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe tuy nhiên vẫn có một số điều cần lưu ý như: không ăn quá nhiều, đối tượng cần tránh và các loại thực phẩm không ăn cùng. Hãy chia sẻ bài viết đến người thân và bạn bé nhé!
Nguồn: MDPI, Pubmed