11 cách tăng cường sức đề kháng, hạn chế mắc cảm cúm khi giao mùa

Rate this post

Lúc giao mùa, thời tiết thường đi kèm với sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và độ ẩm. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến người già, những người có sức khỏe yếu mà cả trẻ em cũng dễ mắc bệnh, nhất là bệnh cảm cúm. Để duy trì sức khỏe, hãy tham khảo một số cách tăng cường sức đề kháng qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: 11 cách tăng cường sức đề kháng, hạn chế mắc cảm cúm khi giao mùa

Vì sao dễ mắc cảm cúm khi giao mùa?

Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh vào mùa thu hoặc mắc bệnh cúm trong mùa đông, bạn có thể cho rằng thay đổi thời tiết theo mùa là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, dưới đây là một số lý do khác khiến bạn dễ mắc bệnh vào thời điểm này trong năm:

  • Dị ứng: Dị ứng xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân như phấn hoa cỏ hoặc phấn hương, từ đó gây ra các triệu chứng như hắt hơi và sổ mũi hoặc các triệu chứng ở da như đỏ da, ngứa.
  • Thời tiết khắc nghiệt: Sự thay đổi đột ngột trong thời tiết, chẳng hạn từ nắng nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang ấm, có thể tác động tiêu cực lên sức đề kháng của cơ thể. Điều này có thể làm cho cơ thể dễ dàng nhiễm virus gây bệnh hơn.
  • Môi trường ở trong nhà: Vào mùa thu và đông, mọi người thường dành nhiều thời gian hơn trong nhà. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng và virus lây lan trong không gian bên trong nhà.
  • Thiếu vitamin D: Ánh nắng mặt trời giúp cơ thể sản xuất vitamin D, một yếu tố quan trọng cho sự hoạt động của hệ thống miễn dịch. Vào mùa thu và đông, khi ít hoạt động ngoài trời, lượng vitamin D trong cơ thể có thể giảm, từ đó làm suy yếu hệ thống miễn dịch.[1]

11 cách tăng cường sức đề kháng, hạn chế mắc cảm cúm khi giao mùa

Dị ứng có thể xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với phấn hoa, bụi

Những đối tượng dễ mắc cảm cúm khi giao mùa

Một số đối tượng có thể mắc cảm cúm khi giao mùa bao gồm:

  • Trẻ em (đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi): đây là nhóm đối tượng có hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn toàn.
  • Phụ nữ mang thai: đặc biệt là mẹ bầu nên phòng ngừa mắc bệnh trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ để tránh dị tật thai nhi.
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch.
  • Người lớn tuổi (trên 65 tuổi): đây là nhóm đối tượng thường có các bệnh nền, sức đề kháng kém.
  • Người có bệnh mạn tính: hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim mạch, HIV/AIDS hoặc ung thư…

11 cách tăng cường sức đề kháng, hạn chế mắc cảm cúm khi giao mùa

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh cảm cúm khi thay đổi mùa

Cách tăng cường sức đề kháng, giữ sức khỏe khi giao mùa

Giữ ấm cơ thể

Giữ ấm cơ thể là một yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe chính bản thân bạn. Dưới đây là một số cách giữ ấm cơ thể từ đó tăng cường sức đề kháng và duy trì sức khỏe trong thời điểm giao mùa:

  • Giữ ấm cơ thể: Đảm bảo rằng bạn sống trong một môi trường ấm áp, đặc biệt là vào ban đêm. Sử dụng túi chườm nước nóng hoặc chăn điện để giữ ấm khi cần thiết và đặc biệt là khi bạn ngủ.
  • Ăn uống đầy đủ: Bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe. Hãy ăn ít nhất một bữa ăn với món nóng mỗi ngày để giữ cơ thể ấm.
  • Uống nước ấm: Việc bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể là vô cùng quan trọng. Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm hoặc đồ uống ấm nóng như trà, cà phê hoặc sữa sẽ giúp cơ thể duy trì nhiệt độ và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
  • Đội mũ khi ra ngoài: Đầu là một trong những phần cơ thể dễ mất nhiệt nhất, vì thế nên đội mũ khi bạn ra ngoài trong thời tiết lạnh để giữ ấm tốt nhất cho toàn cơ thể.[2]

11 cách tăng cường sức đề kháng, hạn chế mắc cảm cúm khi giao mùa

Uống nhiều nước ấm sẽ giúp cơ thể giữ ấm và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Xây dựng một chế độ cân bằng và lành mạnh là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Bạn có thể thường xuyên bổ sung các thực phẩm tươi ngon như như rau quả tươi, các loại hạt và trái cây vào thực đơn hằng ngày.[3]

11 cách tăng cường sức đề kháng, hạn chế mắc cảm cúm khi giao mùa

Ăn trái cây có thể duy trì bảo vệ hệ thống miễn dịch chính bạn

Bổ sung thêm vitamin

Khi thời tiết trở lạnh, cơ thể cần được bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất hơn để duy trì sức đề kháng. Một trong những vitamin quan trọng cần được thường xuyên bổ sung là vitamin C, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, chống lại sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh cảm cúm và nhiễm trùng.

Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C hàng ngày, bao gồm sữa chua, cam, chanh, dưa bắp cải và nhiều loại trái cây khác. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều vitamin C khi đói, vì điều này có thể ảnh hưởng đến dạ dày của bạn.

11 cách tăng cường sức đề kháng, hạn chế mắc cảm cúm khi giao mùa

Bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin C để duy trì sức đề kháng

Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ hoặc có giấc ngủ kém chất lượng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn. Theo thông tin được ghi nhận ở Úc, rối loạn giấc ngủ là tình trạng khá phổ biến với hơn 8% dân số bị ảnh hưởng, trong đó bao gồm cả hiện tượng ngưng thở khi ngủ.

Ngoài ra, khi bạn đang ngủ, cơ thể sản xuất các cytokine, đó là các protein quan trọng đóng vai trò trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn có một giấc ngủ chất lượng để duy trì hệ thống miễn dịch của bạn ở trạng thái tốt. [4]

11 cách tăng cường sức đề kháng, hạn chế mắc cảm cúm khi giao mùa

Ngủ đủ giấc để bảo vệ cơ thể khỏi những mầm bệnh

Đảm bảo thông khí nhà cửa

Khi không có sự lưu thông không khí, môi trường trong phòng có thể trở nên bí bách và ẩm ướt, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Hãy cố gắng mở cửa sổ trong khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày để cung cấp luồng không khí tươi mới cho không gian nhà ở.

Điều này sẽ giúp phòng của bạn luôn thoáng đãng, sạch sẽ, dễ chịu và từ đó hỗ trợ bảo vệ sức khỏe của chính bạn khỏi những bệnh liên quan đến hệ hô hấp.

11 cách tăng cường sức đề kháng, hạn chế mắc cảm cúm khi giao mùa

Cùng nhau dọn dẹp môi trường sống của chúng ta

Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh

Để đảm bảo sức khỏe của bạn và người thân, không chỉ trẻ em mà còn người già và những người có tiền sử bệnh nên hạn chế tiếp xúc với các nguồn gây bệnh khác. Ngoài ra, tránh tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bệnh như chó, mèo hoặc các vật dụng như chăn gối không được vệ sinh đúng cách.

Ngoài ra, nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình có triệu chứng bệnh như sốt, ho, sổ mũi, tiêu chảy hoặc đang ở trong vùng có dịch bệnh nên hạn chế tiếp xúc với những người có sức kháng yếu. Hãy duy trì vệ sinh môi trường sống để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh.

Tìm hiểu thêm: 14 thói quen xấu ảnh hưởng tới làn da nàng nên biết

11 cách tăng cường sức đề kháng, hạn chế mắc cảm cúm khi giao mùa

Hạn chế tiếp xúc với chó để tránh nguồn lây nhiễm

Tăng cường vận động

Thường xuyên tập thể dục có nhiều lợi ích cho cả hệ thống miễn dịch và tinh thần của bạn. Chúng giúp tăng cường sự lưu thông máu trong cơ thể và cải thiện khả năng di chuyển của các tế bào bạch cầu trên khắp cơ thể.

Những tế bào bạch cầu này đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của bạn, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như nấm, ký sinh trùng, virus và vi khuẩn.

11 cách tăng cường sức đề kháng, hạn chế mắc cảm cúm khi giao mùa

Thường xuyên tập thể dục có lợi cho cả hệ thống miễn dịch

Chú ý vệ sinh sạch sẽ

Ngoài việc duy trì sự sạch sẽ cho môi trường xung quanh, việc giữ gìn vệ sinh cá nhân của trẻ, người già và người mắc bệnh cũng cực kỳ quan trọng. Điều này bao gồm việc cắt móng tay chân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng chứa khả năng diệt khuẩn và sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng và làm sạch mũi họng hàng ngày, đặc biệt khi có triệu chứng viêm mũi họng.

11 cách tăng cường sức đề kháng, hạn chế mắc cảm cúm khi giao mùa

Sử dụng xà phòng để rửa tay ngừa vi khuẩn hằng ngày

Tiêm phòng cúm cho trẻ

Tiêm phòng cúm hàng năm đóng vai trò rất quan trọng, có thể giúp bảo vệ bản thân và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh trong cơ thể. Đặc biệt, nếu có đủ người tham gia tiêm chủng, họ không những bảo vệ được chính mình mà còn có thể giúp bảo vệ những người không thể tiêm chủng như những người có hệ miễn dịch yếu hoặc trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

11 cách tăng cường sức đề kháng, hạn chế mắc cảm cúm khi giao mùa

Tiêm phòng cúm hằng năm có thể bảo vệ sức khỏe bạn

Tiếp xúc với ánh nắng

Mức độ ánh sáng mặt trời có sự biến đổi theo mùa nhưng điều quan trọng là bạn cần thường xuyên ra ngoài và tiếp xúc ánh nắng mặt trời, ngay cả trong thời tiết lạnh. Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể của bạn, đồng thời thúc đẩy sự sản xuất serotonin, giúp hỗ trợ giảm trầm cảm, ảnh hưởng đến nhịp sinh học và cải thiện chất lượng giấc ngủ.[5]

11 cách tăng cường sức đề kháng, hạn chế mắc cảm cúm khi giao mùa

Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể của bạn

Tránh sử dụng các chất kích thích

Hệ thống miễn dịch của bạn có thể được tăng cường bằng cách hạn chế tiếp xúc các chất kích thích như nước tăng lực, đồ uống chứa nhiều cafein và nicotin. Việc hút thuốc có thể suy giảm hệ thống miễn dịch của bạn bằng cách ức chế sự sản xuất các kháng thể do cơ thể tạo ra để chống lại virus cảm lạnh và cúm.

11 cách tăng cường sức đề kháng, hạn chế mắc cảm cúm khi giao mùa

Hút thuốc có thể làm giảm hệ thống miễn dịch của bạn

Lưu ý khi dùng một số loại thuốc điều trị cảm cúm giao mùa

Khi sử dụng một số loại thuốc điều trị cảm cúm giao mùa, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không sử dụng kháng sinh để điều trị cảm cúm trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh sử dụng các loại thuốc cảm đa triệu chứng để an thần hoặc gây buồn ngủ.
  • Kiểm tra thành phần của các loại thuốc trước khi dùng, đặc biệt là paracetamol, để tránh việc sử dụng quá liều.
  • Đọc kỹ nhãn thông tin thuốc và tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ khi có triệu chứng nghi ngờ.
  • Sử dụng thiết bị đo lường đính kèm để đo liều lượng thuốc chính xác cho thuốc dạng lỏng.
  • Liên hệ ngay với cơ sở y tế nếu có triệu chứng nghiêm trọng như đau họng dữ dội, sốt cao, nhức đầu, phát ban, buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Khó phân biệt giữa triệu chứng của COVID-19, cúm và cảm lạnh, nên tự cách ly và tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.[6]

11 cách tăng cường sức đề kháng, hạn chế mắc cảm cúm khi giao mùa

Không dùng kháng sinh để điều trị cảm cúm trừ khi có chỉ định của bác sĩ

Thời tiết thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus và vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển và hoạt động mạnh mẽ. Do đó, để tránh mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp trong thời kỳ chuyển mùa, đặc biệt là cảm cúm, chúng ta cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa và hướng dẫn điều trị hiệu quả.

  • 10 ways to reduce your chance of catching colds and flu

    10 ways to reduce your chance of catching colds and flu

  • 10 Strategies to Strengthen your Immune System During Cold and Flu Season

    https://www.findapharmacy.com.au/advice/10-strategies-to-strengthen-your-immune-system-during-cold-and-flu-season

  • Obstructive sleep apnea in aboriginal Australians

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10108651/

  • TIPS FOR STAYING HEALTHY AS THE SEASONS CHANGE

    TIPS FOR STAYING HEALTHY AS THE SEASONS CHANGE

  • 9 điều cần ghi nhớ khi uống thuốc cảm cúm

    https://suckhoedoisong.vn/9-dieu-can-ghi-nho-khi-uong-thuoc-cam-cum-169211024164359459.htm

  • Xem thêm 11 cách tăng cường sức đề kháng, hạn chế mắc cảm cúm khi giao mùa

    >>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *