11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn

Rate this post

Aspirin là một loại thuốc giảm đau khá phổ biến. Tuy nhiên, như bất kỳ loại thuốc nào khác, chúng cũng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn và ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về 11 tác dụng phụ của aspirin nhé!

Bạn đang đọc: 11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn

11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn

Aspirin thuộc nhóm chống viêm không steroid (NSAIDS)

Cơ chế tác động của thuốc aspirin

Cơ chế tác động của aspirin là ức chế enzym cyclooxygenase (COX), từ đó làm giảm sản xuất prostaglandin (là chất trung gian hóa học của quá trình viêm và nhận cảm đau) nên thuốc có tác dụng làm giảm đau, hạ sốt và chống viêm cho cơ thể.

Aspirin còn có tác dụng ức chế đông máu bằng cách giảm tính bám dính của các tiểu cầu. Điều này giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và tắc nghẽn mạch máu, từ đó phòng ngừa tai biến và cơn đau tim.

Dựa vào những tác dụng trên, aspirin được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Giảm đau và hạ sốt: Aspirin được sử dụng để giảm đau và hạ sốt do các nguyên nhân khác nhau như đau đầu, đau răng, đau cơ xương, cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh lý khác.
  • Giảm viêm: Aspirin có tác dụng giảm viêm và sưng tấy trong các trường hợp viêm khớp, viêm mũi xoang, viêm họng và các bệnh lý viêm nhiễm khác.
  • Chống đông máu: Aspirin có tác dụng ngăn chặn kết tập tiểu cầu và được dùng để điều trị một số bệnh tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và phòng ngừa biến chứng tim mạch.[2]

11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn

Cơ chế tác dụng của aspirin dựa trên ức chế enzym COX

Tác dụng phụ không mong muốn của aspirin

Aspirin gây ức chế sự sản xuất prostaglandin, có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên, prostaglandin cũng là chất có các tác dụng sinh lý ở các mô riêng biệt khác nhau, vì thế khi ức chế prostaglandin cũng có thể gây một số tác dụng không mong muốn bao gồm:[2] [3] [4]

Rối loạn hệ thống máu và bạch huyết

Aspirin có thể ảnh hưởng đến các dòng tế bào máu gây một hiện tượng hiếm gặp như giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản.

Ngoài ra, aspirin cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và chảy máu khó cầm. Người dùng có thể gặp tình trạng thiếu máu tán huyết, đặc biệt là những bệnh nhân thiếu men glucose-6-phosphate dehydrogenase (thiếu G6PD).[5]

11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn

Aspirin làm tăng nguy cơ chảy máu và chảy máu khó cầm

Đột quỵ do vỡ mạch máu

Aspirin được chỉ định sử dụng hàng ngày trong phòng đột quỵ do huyết khối. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do vỡ mạch máu não gây chảy máu nội sọ, được gọi là xuất huyết não. [6]

11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn

Aspirin có thể gây đột quỵ do xuất huyết não

Quá mẫn, sốc phản vệ, rối loạn hệ miễn dịch

Giống với các loại thuốc khác, aspirin có thể gây tình trạng quá mẫn, dị ứng. Thuốc gây rối loạn chức năng của hệ thống miễn dịch, khiến các đáp ứng miễn dịch xảy ra quá mức.

Trong trường hợp nhẹ hoặc trung bình thì có thể gặp mẩn ngứa, phù và một số ít trường hợp nặng hiếm gặp như sốc phản vệ, dẫn đến nguy cơ tử vong.

Rối loạn miễn dịch là khi cơ thể đáp ứng với các kích thích một cách quá mức về cường độ, vị trí hay thời gian. Hoặc cơ thể xuất hiện đáp ứng miễn dịch chống lại cả những kháng nguyên vốn vô hại như dị ứng với thức ăn, phấn hoa, lông động vật.

11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn

Aspirin có thể gây sốc phản vệ

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Aspirin thường được dùng trong kéo dài trong dự phòng đột quỵ do nhồi máu não. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ ngược lên chính hệ thần kinh. Người dùng aspirin kéo dài có thể bị đau đầu, chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ và dễ cáu gắt. [5]

11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn

Dùng aspirin kéo dài có thể gây đau đầu, chóng mặt và mất ngủ

Rối loạn da và mô dưới da

Aspirin có thể gây phát ban, mày đay, sẩn ngứa, thậm chí gây phản ứng da nghiêm trọng. Tình trạng này có thể do aspirin gây phản ứng dị ứng hoặc đôi khi do thuốc gây tăng độ nhạy cảm của da, khiến da mẫn cảm với các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, thời tiết,… [5]

11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn

Aspirin có thể gây phát ban, mày đay, ngứa, và phản ứng da nghiêm trọng

Xuất huyết tiêu hóa

Aspirin thuộc nhóm chống viêm không steroid, có tác dụng ức chế hoạt động của enzym COX, từ đó làm giảm sản xuất prostaglandin E2 ở dạ dày – một thành phần bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Do đó, người sử dụng aspirin liều cao hoặc kéo dài có thể gây tình trạng viêm loét dạ dày và xuất huyết tiêu hóa. Ngoài ra, aspirin còn có khả năng chống kết tập tiểu cầu dẫn đến tình trạng chảy máu khó cầm khi bị xuất huyết tiêu hóa, có thể gây đe dọa tính mạng.

11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn

Sử dụng aspirin hàng ngày có thể gây viêm loét dạ dày và xuất huyết tiêu hóa nặng

Dị ứng

Aspirin hiếm khi gây phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng với aspirin, một số triệu chứng điển hình có thể gặp bao gồm nổi ban đỏ, sẩn ngứa, phù mạch, khó thở, đau bụng và nôn ói,… Một số trường hợp nặng, aspirin có thể gây đe dọa tính mạng do sốc phản vệ.

11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn

Người có tiền sử dị ứng cần thận trọng khi sử dụng aspirin

Suy thận

Thận là cơ quan đảm nhiệm vai trò lọc và đào thải chất độc ra ngoài môi trường qua nước tiểu. Aspirin gây ức chế quá trình sản xuất prostaglandin I2 tại thận, do đó, sử dụng aspirin thường xuyên có thể gây tổn thương ống thận và cầu thận.

Ngoài ra, aspirin gây phản ứng co mạch dẫn đến giảm dòng máu đến thận. Từ đó, thuốc làm giảm mức lọc cầu thận, lâu ngày gây suy thận.

11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn

Sử dụng aspirin thường xuyên có thể gây tổn thương thận

Suy gan

Gan là cơ quan đóng vai trò quan trọng của cơ thể, đặc biệt là chức năng thải độc giúp ổn định nồng độ các thuốc trong cơ thể. Sử dụng aspirin thường xuyên và kéo dài có thể gây tổn thương các tế bào gan và suy giảm chức năng gan.

Khi đó, cơ thể có thể gặp các triệu chứng sớm như tăng men gan, mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc giai đoạn muộn của suy gan như phù, cổ chướng, vàng da, rối loạn đông máu.

Tìm hiểu thêm: Liều dùng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng Bản lam căn

11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn

Sử dụng aspirin thường xuyên có thể gây suy gan

Ù tai, mất thính lực

Ù tai là triệu chứng gây ra bởi rối loạn tiềm ẩn do ảnh hưởng của aspirin đến thính giác và dây thần kinh vùng quanh tai của bạn. Tình trạng trên có thể gặp trên những người sử dụng quá nhiều aspirin hay còn được coi là dấu hiệu sớm của ngộ độc.

11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn

Ù tai là triệu chứng được gây ra bởi việc sử dụng quá nhiều aspirin

Hội chứng Reye

Hội chứng Reye là một cấp cứu trong y khoa do phản ứng toàn thân rầm rộ, gây tổn thương nặng nề hàng loạt các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não và gan. Bệnh biểu hiện 2 hội chứng chính bao gồm tổn thương não cấp và tình trạng thoái hóa mỡ phủ tạng.

Aspirin là một yếu tố kích hoạt hội chứng Reye thường gặp, đặc biệt khi dùng thuốc trong và nhiễm virus như cảm lạnh, cúm hoặc thủy đậu ở trẻ em.

11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn

Việc sử dụng aspirin ở trẻ em có thể gây ra hội chứng Reye

Chống chỉ định/Những người không nên dùng thuốc aspirin

Những đối tượng không nên sử dụng Aspirin bao gồm:

  • Người có bệnh ưa chảy máu.
  • Người có giảm tiểu cầu.
  • Người bị bệnh hen.
  • Người có tiền sử dị ứng với aspirin hoặc các loại thuốc chống viêm không steroid.
  • Người đang trong giai đoạn tái phát loét dạ dày hoặc tá tràng.
  • Người bị suy tim vừa và nặng.
  • Người bị suy gan hoặc suy thận, đặc biệt là người mức lọc cầu thận dưới 30 ml/phút và người bị xơ gan.

11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn

Aspirin không nên dùng cho người có tiền sử bệnh hen

Lưu ý khi sử dụng thuốc aspirin

Dạng thuốc

Trên thị trường hiện nay có những dạng thuốc Aspirin sau:

  • Viên nén: 325 mg, 500 mg, 650 mg.
  • Viên nén nhai được: 75 mg, 81 mg.
  • Viên nén giải phóng chậm (viên bao tan trong ruột): 81 mg, 162 mg, 165 mg, 325 mg, 500 mg, 650 mg, 975 mg.
  • Viên nén bao phim: 325 mg, 500 mg.

11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn

Aspirin được bào chế dạng viên nén với nhiều hàm lượng khác nhau

Liều dùng – cách dùng

Aspirin có công dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm và chống kết tập tiểu cầu. Do đó, thuốc được chỉ định rộng rãi trong điều trị các chứng viêm và dự phòng huyết khối. Dưới đây là liều dùng aspirin trong các bệnh lý thường gặp:

Liều dùng aspirin ở người lớn tương ứng với các bệnh thường gặp bao gồm:

  • Hạ sốt, giảm đau thông thường: Uống hoặc đặt hậu môn 300 – 650 mg/lần, các lần cách nhau 4 – 6 giờ và không quá 4 g/ngày.
  • Điều trị các chứng viêm khớp: Uống 3 g/ngày, chia nhiều lần trong ngày tùy theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Dự phòng đột quỵ do nhồi máu não: Uống 50 – 325 mg/lần x 1 lần/ngày. Người bệnh có thể cần dùng thuốc suốt đời.
  • Điều trị và dự phòng bệnh lý mạch vành: Uống 75 – 325 mg/lần x 1 lần/ngày, dùng suốt đời.
  • Dự phòng biến chứng sau phẫu thuật tim mạch: Uống 75 – 150 mg/ngày kết hợp tái khám định kỳ để điều chỉnh liều thuốc.

Aspirin không được chỉ định rộng rãi trên đối tượng trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 12 tuổi do thuốc có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ liều lượng khi dùng cho trẻ em.

Aspirin là thuốc dùng trong điều trị bệnh Kawasaki ở trẻ em với liều lượng:

  • Giai đoạn cấp tính: Dùng đường uống 80 – 100 mg/kg/ngày chia 3 – 4 lần, trong tối đa 14 ngày hoặc đến khi trẻ cắt sốt trên 2 ngày.
  • Giai đoạn duy trì: Giảm dần liều thuốc uống theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với đánh giá động mạch vành trên siêu âm tim.

Ngoài ra, đối với người có tiền sử bệnh nền khác, bạn nên xin tư vấn và chỉ định của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn

Aspirin thường được dùng với liều 50mg – 6g một ngày

Thuốc aspirin có an toàn cho trẻ em không?

Aspirin không được khuyên dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Ngoài ra, aspirin có thể là yếu tố gây khởi phát hội chứng Reye sau khi nhiễm virus như cảm lạnh, cúm hoặc thủy đậu ở trẻ em.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, aspirin sẽ được chỉ định cho trẻ em như điều trị bệnh Kawasaki, sau phẫu thuật tim mạch để ngăn ngừa cục máu đông,… Việc dùng thuốc cần tuân theo chỉ định, liều dùng và dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.[7]

11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn

Trẻ em dưới 18 tuổi cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Biểu hiện khi dùng quá liều

Bạn cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức khi có biểu hiện của việc dùng quá liều aspirin như:

  • Nôn và buồn nôn.
  • Đau bụng quặn từng cơn.
  • Ù tai và nhức đầu.
  • Chóng mặt và điếc.
  • Ù tai và đổ mồ hôi.

Bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị khi có các dấu hiệu nặng của tình trạng ngộ độc thuốc do quá liều:

  • Cảm giác tim đập nhanh, hồi hộp đánh trống ngực.
  • Hơi thở nhanh, gấp và tăng thông khí.
  • Nôn ra máu.
  • Sốt cao, đỏ da.
  • Hồi hộp, bồn chồn.
  • Ảo giác, lú lẫn và mất phương hướng.
  • Co giật và trụy tim mạch.
  • Ngừng thở và hôn mê. [8]

11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn

Bạn có thể bị đau đầu chóng mặt và buồn nôn khi dùng quá liều aspirin

Khi nào cần gặp bác sĩ

Nếu gặp những triệu chứng dưới đây, bạn cần ngừng thuốc và đến gặp bác sĩ để được tư vấn và xử trí đúng cách kịp thời:

  • Khó khăn khi nói.
  • Yếu một bên người.
  • Giảm thính lực một bên.
  • Thay đổi thị lực đột ngột.
  • Đau bụng vùng thượng vị.
  • Nôn ra máu.

11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn

Bạn cần ngừng sử dụng thuốc và đi gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu bất thường

Việc sử dụng aspirin cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là đối với những người không nên dùng thuốc aspirin để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Hãy chia sẻ bài viết đến những người bạn xung quanh để cùng hiểu rõ hơn về các tác dụng phụ của aspirin nhé!

  • Aspirin

    https://www.mims.com/vietnam/drug/info/aspirin?mtype=generic

  • Aspirin Side Effects

    https://www.drugs.com/sfx/aspirin-side-effects.html

  • Aspirin Side Effects: Is It Safe to Take Every Day? (Plus 7 Natural Alternatives)

    Aspirin Side Effects: Is It Safe to Take Every Day? (Plus 7 Natural Alternatives)

  • Aspirin

    https://www.medicines.org.uk/emc/product/13691/smpc#gref

  • Daily aspirin therapy: Understand the benefits and risks

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-disease/in-depth/daily-aspirin-therapy/art-20046797

  • Uses, benefits, and risks of aspirin

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/161255#in-children

  • Side effects of aspirin for pain relief

    https://www.nhs.uk/medicines/aspirin-for-pain-relief/side-effects-of-aspirin-for-pain-relief/

  • Xem thêm 11 tác dụng phụ của aspirin và lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn

    >>>>>Xem thêm: 9 cách sử dụng đông trùng hạ thảo hiệu quả nhất cho sức khỏe

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *