Nếu chúng ta biết cách bảo vệ sức khỏe của thận thì chúng ta sẽ tránh được những bệnh tật về thận. Hãy cùng tìm hiểu về thói quen tốt cho thận thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: 11 thói quen tốt cho thận bạn cần biết để bảo vệ sức khoẻ
Thận là cơ quan bài tiết chính trong hệ tiết niệu của cơ thể
Contents
- 1 Duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng
- 2 Giảm lượng muối ăn vào
- 3 Kiểm soát lượng đường trong máu
- 4 Kiểm soát huyết áp
- 5 Đừng hút thuốc (bao gồm thuốc lá, thuốc điện tử, vape,…)
- 6 Hạn chế thuốc chống viêm không kê đơn
- 7 Thực hiện chế độ ăn lành mạnh
- 8 Uống đủ nước
- 9 Không nhịn tiểu
- 10 Hạn chế thực phẩm giàu protein
- 11 Kiểm tra chức năng thận thường xuyên
Duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng
Chỉ số BMI (viết tắt của Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao (mét). Chỉ số BMI giúp đánh giá được tình trạng cơ thể: gầy, cân đối, thừa cân, béo phì của một người trưởng thành.
Theo WHO, ở người Châu Á, chỉ số này được thể hiện:
- Gầy: BMI dưới 17,50.
- Bình thường: BMI từ 17,5 đến 22,99.
- Thừa cân: BMI từ 23 đến 27,99.
- Béo phì: BMI từ 28,00 trở lên.
Tình trạng béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường,… Những bệnh này đều gây biến chứng lên thận.
Nếu chỉ số BMI của bạn cao, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị về dinh dưỡng và hoạt động thể chất phù hợp với cơ thể bạn, đưa cân nặng về mức tốt nhất cho sự phát triển của cơ thể nói chung và thận nói riêng.
Hãy duy trì cân nặng ở mức lý tưởng để giảm gánh nặng lên thận
Giảm lượng muối ăn vào
Ăn nhiều muối là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tăng huyết áp, gây ra các tác động tiêu cực đến thận. Bạn nên hạn chế ăn muối giúp bảo vệ chức năng thận và sức khỏe tim mạch.
Mỗi người chỉ nên tiêu thụ 6,5 đến 8g muối mỗi ngày. Nhưng hiện nay nhiều người có thể tiêu thụ tới 20g muối mỗi ngày gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
Một số thực phẩm giàu muối cần hạn chế: các món đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn, thịt nguội, khoai tây lát mỏng, bánh quy khai vị,…
Hạn chế ăn muối để bảo vệ sức khỏe tim mạch và thận
Kiểm soát lượng đường trong máu
Những người bị bệnh tiểu đường hoặc lượng đường trong máu cao, có thể bị tổn thương thận. Khi các tế bào của cơ thể không thể sử dụng glucose trong máu, thận buộc phải làm việc nhiều hơn để thải trừ bớt glucose ra khỏi cơ thể.
Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường cũng làm tổn thương các mạch máu ở thận, tạo điều kiện cho vi khuẩn ứ đọng và phát triển ở thận gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu kéo dài, điều này có thể gây biến chứng suy thận, nguy hiểm đến tính mạng cho người bệnh.
Việc xét nghiệm kiểm tra chức năng thận thường xuyên là điều vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường nhằm phát hiện sớm, từ đó làm giảm hoặc ngăn chặn tổn thương thận do tiểu đường.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, lối sống và có thể sử dụng thuốc để điều trị theo sự kê đơn của bác sĩ.
Kiểm soát lượng đường trong máu để ngăn chặn biến chứng suy thận
Kiểm soát huyết áp
Huyết áp ở người bình thường: dưới 120 mmHg đối với huyết áp tâm thu và dưới 80 mmHg đối với huyết áp tâm trương.
Huyết áp cao có thể gây ra các bệnh về thận do làm tổn thương các mạch máu trong cơ thể và làm giảm lưu lượng máu đến thận, phá hủy bộ lọc ở cầu thận. Tăng huyết áp cũng là tiền đề cho các bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc cholesterol cao.
Tăng huyết áp đi kèm đái tháo đường, rối loạn lipid máu sẽ làm tổn thương thận nặng hơn, bệnh nhân cũng dễ mắc các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não.
Có khoảng 50% bệnh nhân huyết áp cao nhưng không có triệu chứng rõ ràng, càng để lâu, nguy cơ ảnh hưởng chức năng thận càng lớn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người trên 40 tuổi.
Huyết áp cao có thể gây ra các tổn thương trên thận
Đừng hút thuốc (bao gồm thuốc lá, thuốc điện tử, vape,…)
Hút thuốc làm chậm lưu lượng máu đến thận, thậm chí làm hỏng các mạch máu khiến thận không hoạt động bình thường. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thận.
Theo các nghiên cứu khoa học, hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư thận lên gấp 1,5 lần so với người không hút thuốc lá. [nguon title=”Cigarette smoking and renal cell carcinoma risk among black and white Americans: effect modification by hypertension and obesity
” link=”https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3348421/”][/nguon]
Không hút thuốc dưới mọi hình thức do nguy cơ ung thư
Hạn chế thuốc chống viêm không kê đơn
Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,… có thể gây hại cho thận nếu bạn dùng chúng thường xuyên để điều trị đau mạn tính, đau đầu hoặc viêm khớp.
Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc này để được tư vấn sử dụng thuốc hợp lý.
Tìm hiểu thêm: Viêm phế quản nên ăn gì và kiêng ăn gì? 6 loại thực phẩm cần tránh
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc
Thực hiện chế độ ăn lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp bạn có được cân nặng lý tưởng mà còn giúp giảm huyết áp, phòng tránh các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim mạch và các rối loạn trên thận.
Bạn có thể tham khảo các gợi ý dưới đây để xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh phù hợp:
- Ít natri, ít thịt chế biến: bạn đọc có thể tham khảo một số loại rau củ giàu vitamin và khoáng chất như súp lơ, quả việt quất, cá và ngũ cốc nguyên hạt. Lượng muối tiêu thụ hàng ngày không nên vượt quá 6 g/ngày, tương đương một muỗng cà phê.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây và các thực phẩm tốt cho thận như nho đỏ, lòng trắng trứng, dầu ô liu,…
- Hạn chế ăn thực phẩm và đồ uống có đường.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích, khô, mắm,… do trong các sản phẩm này thường chứa lượng muối cao.
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp hạn chế các bệnh về thận
Uống đủ nước
Nước giúp duy trì các hoạt động của cơ thể, đào thải độc tố, giảm nguy cơ phát bệnh thận mãn tính.
- Thiếu nước là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh thận như sỏi thận, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang.
- Thừa nước có thể trở thành gánh nặng cho thận, gây hại ngược lại cho thận. Vì vậy chúng ta nên uống đủ lượng nước cơ thể cần.
Lượng nước cần thiết cho cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm giới tính, tập thể dục, khí hậu, tình trạng sức khỏe, mang thai và cho con bú,…
- Người bình thường nên uống ít nhất 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
- Đối với người bị sỏi thận nên uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày để giảm bớt nguy cơ hình thành sỏi mới.
Uống đủ nước giúp giảm nguy cơ bệnh thận mãn tính
Không nhịn tiểu
Nhịn tiểu là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận, sỏi thận và tiểu không tự chủ do làm tăng áp suất nước tiểu.
Quá trình đào thải nước tiểu ở hệ thống đường tiết niệu không chỉ giúp đào thải lượng nước thải dư thừa mà còn giúp loại bỏ các độc tố có hại, các chất dư thừa trong cơ thể ra bên ngoài.
Khi nhịn tiểu, các chất độc không được thải ra bên ngoài mà lắng cặn lại trong thận và bàng quang. Sau một thời gian dài tích tụ, các lắng cặn này sẽ hình thành nên sỏi thận, gây viêm cầu thận, suy thận và ảnh hưởng tới chức năng bài tiết của thận.
Thói quen nhịn tiểu gây nhiều ảnh hưởng không tốt lên thận
Hạn chế thực phẩm giàu protein
Protein (đạm) làm tăng áp lực bên trong thận, do đó, việc bổ sung quá nhiều protein vào cơ thể khiến thận phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến quá tải đối với chức năng của thận. Người trưởng thành khỏe mạnh nên tiêu thụ 0,83g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
Tuy nhiên trong trường hợp chức năng thận có vấn đề thì chúng ta nên hạn chế protein chẳng hạn như thịt đỏ. Trong một số trường hợp chúng ta phải cắt giảm protein hoàn toàn và bổ sung axit amin theo chỉ định của bác sĩ.
Thực phẩm giàu protein có thể tăng áp lực lên thận
Kiểm tra chức năng thận thường xuyên
Nếu bạn có nguy cơ cao bị tổn thương thận hoặc mắc bệnh thận thì nên đi kiểm tra chức năng thận thường xuyên. Những người sau đây nên đi kiểm tra thường xuyên:
- Độ tuổi: trên 60 tuổi.
- Nhẹ cân khi sinh ra.
- Mắc bệnh tim mạch hoặc có thành viên trong gia đình mắc bệnh này.
- Tiền sử gia đình có thành viên bị cao huyết áp.
- Bị béo phì.
>>>>>Xem thêm: Top 8 thực phẩm giàu vitamin D mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn
Nên kiểm tra chức năng thận thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và điều trị
Bài viết trên đã đưa ra những thông tin hữu ích về thói quen tốt cho thận. Mong rằng bạn đọc bổ sung thêm những kiến thức hữu ích áp dụng vô chế độ ăn và tập luyện tốt cho cơ thể. Nếu quý đọc giả cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến những người thân yêu nhé!