Khi thời tiết mưa bão liên tục thì không chỉ người già, trẻ nhỏ mà thậm chí những người có sức khỏe tốt cũng dễ bị mắc phải các bệnh hô hấp. Hãy cùng tìm hiểu cách phòng bệnh đường hô hấp để bảo vệ sức khoẻ của bản thân trong mùa mưa bão qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: 12 biện pháp phòng tránh bệnh đường hô hấp thường gặp vào mùa mưa, bão
Contents
- 1 Vì sao dễ mắc bệnh đường hô hấp vào mùa mưa, bão?
- 2 Cách phòng bệnh đường hô hấp vào mùa mưa, bão
- 2.1 Bổ sung đủ nước cho cơ thể
- 2.2 Giữ ấm cho cơ thể
- 2.3 Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C cho cơ thể
- 2.4 Hạn chế dùng thuốc lá, đồ uống có cồn
- 2.5 Ngủ đủ giấc
- 2.6 Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- 2.7 Thường xuyên tập thể dục
- 2.8 Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng
- 2.9 Vệ sinh mũi họng
- 2.10 Chú ý chất lượng không khí
- 2.11 Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí
- 2.12 Tiêm vắc-xin đầy đủ
Vì sao dễ mắc bệnh đường hô hấp vào mùa mưa, bão?
Thời tiết chuyển từ mùa hè nóng ẩm qua mùa mưa lạnh và bão là điều kiện thích hợp để các vi sinh vật như vi-rút, vi khuẩn, vi nấm… lây lan và gây bệnh vì:
- Nhiệt độ lạnh ức chế hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là ở vùng hầu họng.
- Không khí hanh khô làm đường hô hấp phải tăng tiết chất nhầy khiến nhiễm trùng lan rộng hơn.
- Một số tác nhân gây bệnh như vi-rút cúm có khả năng lan truyền qua giọt bắn trong mưa.[2]
Không khí mưa lạnh cùng với các vi sinh vật gây bệnh khiến bạn dễ mắc bệnh hô hấp
Cách phòng bệnh đường hô hấp vào mùa mưa, bão
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Khoảng 60-70% cơ thể bạn là nước, đây là yếu tố rất quan trọng với cơ thể con người. Vì thế, bạn cần uống đủ nước mỗi ngày, nhất là vào mùa mưa để giúp các cơ quan trong cơ thể vận hành tốt hơn, đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể.
Tuỳ thuộc vào cân nặng mà mỗi người sẽ có lượng nước cần uống khác nhau, nhưng trung bình mỗi người nên uống tầm 2 lít nước/ngày. Nếu làm việc ngoài trời nắng, nơi có nhiệt độ cao hoặc với người chơi thể thao, làm việc tay chân, đang bị tiêu chảy, ói mửa… nên uống nhiều nước hơn.
Nước lọc, nước đun sôi để nguội là nguồn nước ưu tiên sử dụng vì dễ tìm, dễ uống và hỗ trợ tích cực đến sức khỏe tổng thể. Bạn cũng có thể dùng thêm các nước khoáng, nước có chứa điện giải, nước trái cây để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.
Tuy nhiên, ở những bệnh nhân có các bệnh nền đặc biệt như suy thận mạn giai đoạn cuối, suy tim nặng hay tình trạng phù toàn thân nặng nên tuân theo chế độ ăn, uống và lời khuyên của bác sĩ điều trị.
Uống đủ nước giúp đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể, hỗ trợ tích cực cho sức khỏe tổng thể
Giữ ấm cho cơ thể
Vào mùa mưa bạn cần cố gắng giữ ấm cho cơ thể, khi đi ra ngoài trời mưa cần mặc áo mưa, mang dù, mặc áo kín cổ để hạn chế cơ thể nhiễm lạnh.
Nếu bị dính nước mưa nên tắm nước ấm ngay sau khi về nhà, tắm xong nên dùng thêm trà gừng, súp, cháo nóng để làm tăng nhiệt từ bên trong, giúp giữ ấm cơ thể hiệu quả.
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C cho cơ thể
Muốn tăng cường hệ miễn dịch và phòng bệnh hô hấp mùa mưa tốt hơn, bạn nên lựa chọn bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, đu đủ, kiwi, rau cải xoăn… cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn bổ sung bằng các loại viên uống hoặc viên sủi vitamin C để tiện lợi hơn. Một số loại sản phẩm còn cung cấp cho bạn thêm vitamin của nhóm khác như vitamin B, vitamin D… giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Hạn chế dùng thuốc lá, đồ uống có cồn
Hút thuốc lá gây hại cho phổi, còn đồ uống có cồn như rượu hoặc bia dễ làm cơ thể mất nước và gây suy giảm sức đề kháng. Nên vào những ngày mưa gió, bạn nên hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, thuốc lá để bảo vệ hệ hô hấp và không làm suy giảm hệ miễn dịch.
Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, thuốc lá để bảo vệ hệ hô hấp
Ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ đầy đủ, chất lượng giúp cơ thể có thời gian phục hồi, tái tạo sức khỏe sau một ngày dài vận động. Bạn nên ngủ từ 6 – 8 tiếng mỗi đêm, với người cao tuổi có thể ngủ ít thời gian hơn nhưng trẻ nhỏ thì nên ngủ dài hơn để phát triển một cách tốt nhất, hạn chế nguy cơ mắc bệnh hô hấp.
Một giấc ngủ đầy đủ giúp cơ thể có thời gian phục hồi, tái tạo sức khỏe
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau mỗi lần hắt hơi hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh cảm cúm sẽ giúp phòng virus, vi khuẩn gây bệnh hô hấp xâm nhập vào cơ thể.
Ngoài ra, cần phải giữ cho cơ thể, nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ, đặc biệt là tránh tình trạng ẩm mốc vì đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, vi-rút phát triển và gây bệnh cho hệ hô hấp.
Thường xuyên tập thể dục
Khi tập thể dục, tim và phổi sẽ làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn để cung cấp oxy cho toàn bộ tế bào trong cơ thể, đồng thời đào thải ra ngoài khí CO2. Vì vậy, luyện tập thể dục không chỉ rèn luyện cơ bắp mà sức mạnh của tim và phổi cũng từ đó tăng lên.
Một lá phổi khỏe mạnh giúp bạn chống lại quá trình lão hóa và bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây bệnh tốt hơn. Bạn hãy chọn cho mình những bài tập hoặc bộ môn thể dục phù hợp để luyện tập đều đặn mỗi ngày nhé![3]
Tìm hiểu thêm: Bánh pía bao nhiêu calo? Ăn bánh pía có mập không? Cách ăn ít tăng cân
Luyện tập thể dục giúp tăng sức mạnh của tim và phổi
Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng
Hệ hô hấp rất nhạy cảm với các tác nhân gây dị ứng (phấn hoa, lông động vật, hải sản…) nên người có cơ địa dị ứng thường mắc phải các bệnh đường hô hấp mạn tính như viêm mũi dị ứng, hen phế quản…
Đặc biệt, trong mùa mưa bão, hệ hô hấp càng trở nên nhạy cảm. Vì thế, đối với những người dễ dị ứng thì cần phải tránh xa các tác nhân dị ứng để không làm tái phát bệnh, đặc biệt là cơn hen cấp vì có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.
Hệ hô hấp rất dễ bị tác động bởi các tác nhân gây dị ứng
Vệ sinh mũi họng
Mũi họng nên được vệ sinh hằng ngày, đặc biệt là vào mùa mưa. Mỗi buổi sáng hoặc sau khi đi ra ngoài về, bạn nên súc miệng, làm sạch mũi bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý.
Điều quan trọng phải ghi nhớ là không để mũi bị nghẹt vì khi đó bạn phải thở bằng miệng, đây chính là nguyên nhân có thể dẫn đến viêm họng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp khác.
Bạn có thể sử dụng phương pháp xông hơi để giữ cho lỗ mũi thông thoáng và làm tan chất nhầy trong phổi, giúp việc tống đờm ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.[4]
Chú ý chất lượng không khí
Quan niệm cơn mưa rửa trôi các tạp chất và làm sạch bầu không khí là một điều không chính xác. Vì thực chất, trong hạt mưa có chứa nhiều vi-rút và tác nhân gây dị ứng mà khi chúng ta hít phải có thể gây bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là người mắc bệnh hen phế quản rất dễ khởi phát cơn hen cấp và suy hô hấp.[4]
Trong hạt mưa có chứa nhiều vi-rút và tác nhân gây dị ứng
Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí
Không khí khi đưa vào cơ thể cần được hệ hô hấp làm ấm và làm ẩm để không gây tổn hại đến cơ thể. Vào mùa đông, không khí có xu hướng khô và lạnh hơn, đây chính là một trong những nguyên nhân chính gây xuất hiện nhiều bệnh hô hấp vào thời điểm này.
Vậy nên, việc sử dụng máy tạo độ ẩm có thể là giải pháp hiệu quả để phòng ngừa các bệnh hô hấp. Không những thế, máy tạo độ ẩm còn giúp hỗ trợ điều trị cảm lạnh hoặc chứng ho kéo dài, tăng cường sức khỏe hô hấp mùa mưa, bão.[5]
Sử dụng máy tạo độ ẩm là giải pháp hiệu quả để phòng ngừa các bệnh hô hấp
Tiêm vắc-xin đầy đủ
Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng ngừa có hiệu quả nhất vì có thể tạo ra một lượng kháng thể đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh mỗi khi cơ thể bị tấn công. Một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp thường gặp đã có vắc-xin phòng ngừa như covid-19, cúm, bạch hầu, ho gà…
>>>>>Xem thêm: Cá thu bao nhiêu calo? Ăn cá thu có béo không?
Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng ngừa các bệnh lây truyền có hiệu quả nhất
Mùa mưa không khí thường có độ ẩm cao thích hợp cho virus, vi khuẩn phát triển nên các bệnh hô hấp thường tăng cao. Để bảo vệ sức khoẻ phòng chống các bệnh này, bạn nên thường xuyên thực hiện các mẹo phòng bệnh ở trên nhé.