12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà có thể bạn chưa biết

Rate this post

Trĩ là căn bệnh phổ biến ở rất nhiều người, có khả năng tái phát cao. Do ở vị trí nhạy cảm, người bệnh thường có tâm lý ngại khi đi khám, nên việc tìm cách chữa bệnh trĩ tại nhà được nhiều người lựa chọn. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu 12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà qua bài viết sau

Bạn đang đọc: 12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà có thể bạn chưa biết

Tắm nước ấm với muối epsom

Nếu búi trĩ đang làm cho bạn cảm thấy khó chịu, cách đầu tiên bạn có thể áp dụng để giảm kích ứng đó là tắm nước ấm hoặc ngâm khu vực bị ảnh hưởng sau mỗi lần đi vệ sinh. Hoặc người bệnh có thể tắm trong bồn để có thể dễ dàng ngâm khu vực bị ảnh hưởng.

Khi chuẩn bị xong nước ấm, hãy thêm muối Epsom vào bồn tắm để tăng cường tác dụng giảm đau. Để phát huy hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tắm trong khoảng 20 phút sau khi đi vệ sinh.

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà có thể bạn chưa biết

Tắm nước muối

Chườm lạnh

Đối với các búi trĩ lớn, gây đau nhiều hơn thì sử dụng túi chườm là một phương pháp chữa trị cực kỳ hiệu quả. Bạn hãy bọc viên đá lạnh trong một miếng vải hoặc khăn bông sạch, sau đó chườm lên khu vực hậu môn khoảng 15 phút để giảm sưng tấy, khó chịu.

Lưu ý, tuyệt đối không chườm trực tiếp đá hoặc chế phẩm đã đông lạnh lên bề mặt da vì có nguy cơ làm tổn thương vùng da hậu môn.

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà có thể bạn chưa biết

Chườm lạnh giúp giảm cảm giác khó chịu khi bị trĩ

Cây phỉ

Cây phỉ chứa các thành phần được ví như chất chống viêm tự nhiên, có tác dụng làm giảm sưng tấy, ngứa, đau,… đây là các triệu chứng chính của bệnh trĩ ngoại.

Bạn có thể sử dụng chiết xuất cây phỉ dưới dạng lỏng và bôi trực tiếp lên búi trĩ ngoại. Ngoài ra, cây phỉ cũng dễ dàng được tìm thấy trong bảng thành phần của các loại xà phòng chống ngứa,…

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà có thể bạn chưa biết

Sử dụng cây phỉ giúp làm giảm viêm, sưng búi trĩ

Nha đam

Nhờ đặc tính chống viêm, giảm kích ứng, nha đam thường được dùng để điều trị các bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh trĩ. Tuy chưa có nhiều bằng chứng lâm sàng về tác dụng của gel nha đam đối với bệnh trĩ, nhưng nó được liệt kê là chất an toàn, hiệu quả và có khả năng sử dụng tại chỗ.

Gel nha đam có thể được tìm thấy trong rất nhiều chế phẩm mỹ phẩm. Nhưng đối với bệnh trĩ, bạn nên dùng gel nha đam nguyên chất để phát huy tác dụng tốt nhất.

Trong một số trường hợp có thể bị dị ứng với nha đam. Thông thường người bị dị ứng với tỏi hoặc hành rất dễ bị dị ứng với nha đam. Hãy kiểm tra xem bản thân có bị dị ứng hay không, bạn có thể thực hiện một số bước sau:

  • Bước 1: chà 1 lượng gel lô hội bằng khoảng đồng xu lên cẳng tay.
  • Bước 2: đợi trong khoảng 24 đến 48 giờ.
  • Bước 3: nếu không có phản ứng ngứa, ửng đỏ thì có thể xác nhận sử dụng an toàn trên da của bạn.

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà có thể bạn chưa biết

Nha đam có đặc tính bảo vệ, nhanh chóng làm lành búi trĩ

Dùng khăn lau nhẹ nhàng

Sử dụng giấy vệ sinh sau khi đi nặng có thể gây kích ứng, làm bệnh trĩ nặng hơn. Bạn hãy dùng khăn ẩm hoặc khăn lau có chứa thành phần giảm viêm nhẹ nhàng như lô hội hoặc nước cây phỉ để đảm bảo làn da vùng hậu môn không bị tổn thương và phục hồi một cách nhanh chóng.

Lưu ý, không sử dụng khăn có cồn, nước hoa hoặc các chất có khả năng gây kích ứng vì chúng có thể làm bệnh trĩ trở nên tồi tệ hơn.

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà có thể bạn chưa biết

Dùng khăn lau nhẹ nhàng, tránh dùng giấy khi bị trĩ

Mặc quần áo cotton rộng rãi

Khi bị bệnh trĩ, bạn nên mặc quần áo rộng rãi bằng cotton thoáng khí. Đặc biệt là đồ lót để giữ cho vùng hậu môn sạch sẽ, giảm ma sát khi ngồi hay vận động. Điều này giúp làm giảm các triệu chứng ngứa rát và giảm nguy cơ nhiễm trùng ở vùng da bị tổn thương.

Lưu ý, không nên giặt đồ lót bằng các chất tẩy rửa tạo mùi hoặc chất làm mềm vải vì có nguy cơ làm tăng kích ứng vùng hậu môn.

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà có thể bạn chưa biết

Mặc quần áo cotton rộng rãi để giữ cho vùng hậu môn sạch sẽ, khô thoáng

Dầu dừa

Nghiên cứu năm 2008 đã chứng minh dầu dừa có đặc tính chống viêm mạnh, làm giảm sưng tấy. Từ đó giúp làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Nghiên cứu năm 2014 cũng đã chỉ ra rằng, đặc tính kháng khuẩn của dầu dừa giúp bệnh trĩ nhanh lành hơn.

Táo bón và stress là các nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ. Ngoài khả năng chống viêm, dầu dừa còn có tác dụng nhuận tràng, làm giảm táo bón, giảm khả năng gây bệnh trĩ.

Dầu dừa có nhiều cách sử dụng khác nhau. Bạn có thể dùng dầu dừa chữa bệnh trĩ bằng cách uống trực tiếp hoặc bôi ngoài da, thêm vào nước tắm,…

Tìm hiểu thêm: Các cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà có thể bạn chưa biết

Sử dụng dầu dừa giúp bệnh trĩ nhanh lành hơn

Dùng ghế tắm

Thông thường, những người bị bệnh trĩ thường được các chuyên gia hướng dẫn ngâm mình trong nước ấm từ 15 đến 20 phút vài lần mỗi ngày. Đặc biệt là sau khi đi vệ sinh.

Ngoài phương pháp tắm bồn, bệnh nhân có thể sử dụng ghế tắm dành cho người bị bệnh trĩ. Bồn ngâm cho người bệnh trĩ có thể đặt ngay trên bồn cầu, điều này rất thuận tiện để ngâm và làm dịu khu vực hậu môn.

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà có thể bạn chưa biết

Dùng ghế tắm hoặc bồn tắm để ngâm làm dịu khu vực hậu môn

Cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi hay cỏ mực có chứa các thành phần như saponin, tanin giúp giảm đau, giảm phù nề, khử trùng và làm bền thành tĩnh mạch trĩ. Từ đó làm giảm tình trạng xuất huyết búi trĩ.

Có rất nhiều cách sử dụng cỏ nhọ nồi như: dùng cỏ tươi để ngâm và xông hơi vùng hậu môn, uống trực tiếp dưới dạng bột hoặc kết hợp với ngâm rượu,…

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà có thể bạn chưa biết

Cây nhọ nồi làm giảm tình trạng xuất huyết búi trĩ

Chế độ ăn giàu chất xơ

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe hệ tiêu hóa. Để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bạn phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

Đặc biệt không thể thiếu chất xơ trong bữa ăn hằng ngày. Chất xơ giúp hấp thụ nước, làm mềm phân, dễ dàng giúp bạn vượt qua nỗi lo táo bón, nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.

Ngoài việc bổ chất xơ từ các nguồn thực phẩm tự nhiên như rau, củ, quả và trái cây ra, bạn còn có thể lựa chọn một số thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón có tại Kenshin.

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà có thể bạn chưa biết

Chế độ ăn giàu chất xơ giúp tăng hấp thu nước và làm mềm phân

Uống nhiều nước

Hầu hết các vấn đề liên quan đến hậu môn, đặc biệt là bệnh trĩ đều liên quan đến lượng nước đưa vào cơ thể hằng ngày.

Nước giúp cơ thể thải độc, làm phân mềm hơn và dễ dàng đi qua ruột. Nhờ đó, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm kích ứng cho búi trĩ. Người bị bệnh trĩ nên uống nhiều nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể thay thế bằng các loại nước ép hoa quả tươi để bổ sung thêm vitamin và chất xơ cho cơ thể.

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà có thể bạn chưa biết

Uống nhiều nước giúp thải độc và giúp phân dễ dàng đi qua ruột

Thói quen đi vệ sinh đúng

Thói quen đi vệ sinh cũng góp phần làm giảm bệnh trĩ. Bạn chỉ nên đi vệ sinh khi có nhu cầu, tránh trường hợp rặn và đẩy. Những điều này có thể làm cho bệnh trĩ trở nên nặng hơn.

Nếu sau 2 phút không thể đi tiêu, bạn hãy đứng dậy và thử lại lần sau. Tốt nhất, hãy đi vệ sinh mỗi ngày, cùng một khoảng thời gian nhất định để không cảm thấy căng thẳng và gấp gáp.

Đặc biệt, một số người thường nhịn đi vệ sinh để sử dụng vệ sinh ở nhà có thể làm đầy phân và gây căng thẳng. Điều đó có thể làm cho bệnh trĩ trở nên tồi tệ hơn.

Ngoài ra, tư thế ngồi khi đi tiêu cũng rất quan trọng đối với bệnh nhân bệnh trĩ. Ở tư thế ngồi xổm giúp trực tràng có thể đào thải phân dễ dàng và ít phải dùng lực hơn. Để thực hiện được điều này, bạn có thể sử dụng một chiếc ghế để gác chân, tạo tư thế ngồi xổm khi đi tiêu.

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà có thể bạn chưa biết

Tạo thói quen đi vệ sinh đúng cách, khoa học để làm giảm tình trạng bệnh trĩ

Khi nào cần thăm khám bác sĩ

Khi có một trong các triệu chứng của bệnh trĩ, bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh trĩ. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dựa vào tiền sử bệnh, kiểm tra khu vực quanh hậu môn hoặc thực hiện các kỹ thuật kiểm tra trực tràng…

Các xét nghiệm bệnh trĩ

  • Kiểm tra hậu môn: nếu hậu môn có các cục u hoặc sưng, rò rỉ phân, chất nhầy, hình thành cục máu đông và xuất hiện các vết nứt gây ngứa, đau hoặc chảy máu thì có thể bạn đã bị trĩ ngoại
  • Kiểm tra trực tràng: bác sĩ có thể kiểm tra trực tràng của bạn để xem xét các cơ trong hậu môn, có máu, gây đau hoặc có hình thành cục ở khối trong hậu môn nhằm chẩn đoán tình trạng bệnh trĩ.
  • Nội soi: sử dụng ống nội soi có thể xem được niêm mạc hậu môn và trực tràng dưới để tìm ra các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, các vấn đề đường tiêu hóa dưới và bệnh đường ruột.
  • Nội soi ống cứng: nội soi ống cứng cũng tương tự như nội so. Thực hiện kỹ thuật này có thể giúp kiểm tra các mô lót trực tràng và phần dưới đại tràng để tìm ra nguyên nhân, các vấn đề đường tiêu hóa. Đặc biệt, các kỹ thuật nội soi kiểm tra bệnh trĩ đều không cần thực hiện gây mê bệnh nhân.

Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh trĩ

Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh trĩ, bạn nên tham khảo các bệnh viện lớn như:

  • Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu, Bệnh viện Bình Dân,…
  • Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Hưng Việt, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện trung ương quân đội 108,…

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà có thể bạn chưa biết

>>>>>Xem thêm: Nổi mề đay kiêng gì? Nên ăn gì và lưu ý giúp giảm ngứa, mau lành

Đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng bệnh trĩ

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn các phương pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà tiện lợi, hiệu quả. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè cùng những người thân xung quanh cùng đọc nhé!

Nguồn: Clevelandclinic, Medicalnewstoday, Niddk.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *