Côn trùng là loại có số lượng lớn nhất hành tinh nhưng đa số đều là côn trùng có hại cho người. Ở Việt Nam, loài côn trùng phát triển rất đa dạng và gây ra nhiều bệnh cho người dân, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm. Hãy cùng điểm danh 12 loại côn trùng thường gây hại cho người nhất và các biện pháp phòng ngừa nhé!
Bạn đang đọc: 12 loại côn trùng gây bệnh có hại cho người và biện pháp phòng ngừa
Contents
Mối nguy hại của côn trùng cắn lan truyền dịch bệnh
Chỉ có khoảng 0,1% côn trùng như ong, bọ cánh cứng, kiến đen… là có lợi cho con người, số còn lại đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Côn trùng có hại có khả năng lan truyền nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm cho con người và động vật thông qua vết cắn, hút máu, hoặc tiếp xúc.Một số bệnh truyền nhiễm lây lan qua vết cắn của côn trùng như:
- Viêm não Nhật Bản.
- Sốt xuất huyết.
- Sốt rét.
- Sốt mò.
- Sốt vàng.
Côn trùng có thể gây bệnh thông qua vết cắn
Các loại côn trùng gây bệnh cho người
Bọ chét
Bọ chét là côn trùng ký sinh, sống trên da của các loài động vật có vú như chuột, mèo, chó và cả người. Loại côn trùng này phát triển mạnh và có mặt khắp các vùng miền ở nước ta.
Bọ chét cắn gây ra cảm giác đau nhức, ngứa và khó chịu. Sau đó, thường sẽ nổi mẩn đỏ trên da và một số trường hợp có thể xuất hiện triệu chứng sốt.
Hơn nữa, bọ chét còn có vai trò như một vật thể trung gian trong việc lây truyền một số bệnh nguy hiểm như dịch hạch, sốt phát ban và nhiễm sán dây…
Bọ chét có thể lây truyền bệnh dịch hạch hoặc sốt phát ban
Muỗi
Muỗi là loài côn trùng gây hại nguy hiểm nhất trên toàn thế giới. Đặc biệt, Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới là môi trường thuận lợi cho loài muỗi phát triển.
Loại muỗi nguy hiểm hàng đầu hiện nay là muỗi Anopheles, có khả năng lây truyền các bệnh như sốt rét, bệnh viêm não Nhật Bản và sốt xuất huyết… Các bệnh này đều có thể dẫn đến tử vong và các biến chứng nguy hiểm khác.
Muỗi là loài vật chủ trung gian, mang theo các loại ký sinh trùng và các tác nhân gây bệnh khác. Khi chúng cắn người, chúng có sẽ truyền các tác nhân này vào cơ thể con người.
Muỗi là vật chủ trung gian mang theo nhiều tác nhân gây bệnh
Ruồi trâu
Ruồi trâu thường xuất hiện nhiều tại các vùng nông thôn ở nước ta, chúng có khả năng cắn và hút máu người và động vật. Vết cắn của ruồi trâu để lại có thể gây cảm giác rất đau, lâu lành và khả năng nhiễm trùng cao.
Vết cắn của ruồi trâu rất đau và lâu lành
Gián
Gián là loài côn trùng có mặt trong rất nhiều ngôi nhà, đặc biệt là những góc khuất và dơ bẩn. Gián không trực tiếp gây bệnh mà thường mang những mầm bệnh như vi khuẩn dính vào thức ăn, vật dụng trong nhà.
Khi con người ăn thức ăn hoặc tiếp xúc với những đồ vật này thì có thể mắc các bệnh như kiết lỵ, tiêu chảy, dịch hạch, tả… Những bệnh này nếu không được xử trí kịp thời thì có thể gây tử vong.
Gián thích sống ở nơi dơ bẩn nên thường mang theo nhiều mầm bệnh
Kiến ba khoang
Kiến ba khoang có mặt phổ biến ở cả nông thôn lẫn thành phố, thường xuất hiện vào ban ngày do chúng thích ánh sáng. Thực tế là kiến ba khoang không hề đốt người mà chúng chỉ vô tình gây viêm da khi tiếp xúc với dịch độc của kiến.
Chất độc của kiến ba khoang là Pederin (nguy hiểm hơn 15 lần so với rắn độc). Tuy nhiên, nồng độ chất độc này của kiến ba khoang rất thấp nên không gây ảnh hưởng nhiều đến con người.
Tiếp xúc với dịch độc của kiến ba khoang sẽ gây viêm da
Kiến lửa
Kiến lửa là một loại côn trùng rất phổ biến ở nước ta. Khi bị kiến lửa đốt, ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy đau buốt và sau đó sẽ nổi mẩn đỏ và tại vết cắn.
Thông thường kiến lửa ít gây ra tác hại này nguy hiểm, tuy nhiên nếu bị đốt với số lượng lớn bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, thở nhanh… Thậm chí, đã ghi nhận có ca tử vong do kiến lửa đốt.
Đã ghi nhận ca tử vong do kiến lửa đốt
Mối
Chúng ta thường biết đến loài mối vì chúng phá hủy, đục khoét gỗ nhưng thực ra, mối còn có thể gây hại cho người. Dù mối không có nọc độc nhưng đối với một số người có cơ địa dị ứng, mối có thể khởi phát một cơn hen suyễn.[1]
Mối không gây độc nhưng có thể gây dị ứng và khởi phát cơn hen suyễn
Ve chó, mèo
Thực ra, ve chó, mèo chỉ vô tình trú ngụ trên cơ thể người vì con người không phải vật chủ chính của chúng. Ve chó, mèo thường chui vào các hốc như tai hoặc mũi để hút máu, đặc biệt xảy ra nhiều nhất là ở trẻ em.
Ve chó, mèo thường chui vào tai trẻ em và hút máu
Rận mu
Rận mu thường bám và đẻ trứng vào chân lông ở vùng xương mu nên gọi là rận mu, tuy nhiên vẫn có thể bắt gặp rận mu xuất hiện ở một số vùng lông khác như nách, tóc, lông mi…
Rận mu chủ yếu gặp ở nam giới và gây ra một số triệu chứng như ngứa, nổi ban, nổi hạch gần vị trí bẹn. Rận mu gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống cũng như tâm lý của người bệnh.[2]
Tìm hiểu thêm: Chính sách biên tập nội dung tại website Kenshin
Rận mu thường gặp ở nam giới
Bọ xít hút máu người
Bọ xít hút máu người bằng một cây kim chắc khỏe và dài, chúng thường ưa thích hút máu ở vị trí môi và mắt. Khi đốt người, bọ xít hút máu người có thể truyền ký sinh trùng Trypanosoma cruzi gây bệnh Chagas, khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.
Bọ xít hút máu người bằng một cây kim chắc khỏe và dài
Ong độc
Ong chỉ tấn công con người để tự vệ khi chúng bị phá tổ. Một số loài ong như ong vò vẽ, ong bắp cày có nọc độc cực kỳ nguy hiểm cho con người, nếu bị đốt số lượng nhiều có thể gây ra suy hô hấp, suy thận cấp hoặc thậm chí là tử vong.
Ong vò vẽ và ong bắp cày đều có chất độc nguy hiểm đến tính mạng con người
Sâu
Sâu tuy không đốt người nhưng có thể gây kích ứng da khi chạm vào, đặc biệt là những loại sâu có nhiều lông và lông dài như sâu róm. Sau khi tiếp xúc với các sợi lông này sẽ có cảm giác ngứa, khó chịu, đau nhức hoặc phồng rộp da.
Lông của sâu gây kích ứng cho da khi tiếp xúc
Phương thức truyền bệnh
Phần lớn côn trùng có khả năng chích hút máu người, tuy nhiên cách chúng lây truyền bệnh rất đa dạng qua nhiều phương pháp dưới đây:
- Truyền qua nước bọt: đây là cách mà một số côn trùng truyền bệnh như sốt mò, bệnh Chagas, sốt rét… Khi chúng chích hút máu người, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có thể truyền vào cơ thể người thông qua nước bọt chúng tiết ra.
- Truyền qua chất bài tiết: là cách mà chấy rận truyền bệnh sốt hồi quy cho người. Chất bài tiết này tiếp xúc với da người và tấn công vào cơ thể qua những vết xước ở da.
- Truyền qua dịch coxa: tuyến coxa ở vùng bẹn của một số loại ve mềm chứa nhiều xoắn khuẩn gây sốt hồi quy. Khi ve chích hút máu, dịch từ tuyến coxa có thể chứa mầm bệnh và truyền vào cơ thể người.
- Phóng thích mầm bệnh trên da: muỗi đốt cũng có thể lây truyền giun chỉ khi chúng đậu trên da người và phóng thích mầm bệnh.
Hút máu là phương thức gây bệnh phổ biến của côn trùng
Xử lý khi bị côn trùng cắn
Tránh cào, gãi
Cào, gãi là một phản ứng tự nhiên khi bị côn trùng cắn vì cảm giác ngứa và khó chịu. Tuy nhiên, cào hoặc gãi vùng bị cắn có thể làm tổn thương da, mở cửa cho vi khuẩn và mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Do đó, cần phải hạn chế cào, gãi nhất có thể.
Hạn chế cào, gãi để tránh làm tổn thương da
Vệ sinh sạch vết cắn
Ngay sau khi bị côn trùng cắn, hãy rửa vùng bị cắn bằng xà phòng nhẹ, nước muối sinh lý hoặc nước ấm. Điều này giúp loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có thể tồn tại trên da, từ đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Bôi thuốc
Sản phẩm chứa chất kháng dị ứng (kháng histamin) hoặc chất chống viêm (hydrocortisone) có thể giúp giảm cảm giác ngứa, khó chịu tại vết cắn của côn trùng. Lưu ý, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc bôi nào.
Biện pháp xử lý phòng chống côn trùng
Phương pháp cơ học
- Cửa lưới chống côn trùng: sử dụng cửa lưới trên cửa sổ hoặc cửa ra vào để ngăn côn trùng vào nhà mà vẫn giữa cho ngôi nhà được thông gió, thoáng mát.
- Bắt, diệt côn trùng: là phương pháp truyền thống, mang tính chủ động. Tuy nhiên, đòi hỏi phải có sự góp sức của nhiều người xung quanh mới có hiệu quả tốt.
- Cải tạo môi trường: phát quang bụi rậm, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và loại bỏ các chỗ nước đọng để không tạo bất kỳ điều kiện nào cho côn trùng phát triển và sinh sôi.
Cửa lưới là phương pháp cơ học chống côn trùng rất hiệu quả
Phương pháp hóa học
Phương pháp hóa học là sử dụng thuốc diệt côn trùng bằng hình thức đặt, xịt hoặc phun thuốc trên diện rộng. Đây là một phương pháp đem lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên có thể gây ảnh hưởng môi trường và tình trạng côn trùng kháng thuốc.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm kem, xịt chống côn trùng hoặc tinh dầu để đuổi côn trùng bằng mùi hương dịu nhẹ, an toàn với sức khỏe con người.
Phương pháp sinh học
Sử dụng kẻ thù tự nhiên của côn trùng như dơi, cá hoặc những loài côn trùng ăn thịt khác để kiểm soát số lượng quần thể của côn trùng. Phương pháp này rất thân thiện với môi trường, an toàn với con người nhưng hiệu quả không cao khi cần áp dụng trên diện rộng.
Thả cá vào giếng, hồ để diệt loăng quăng, bọ gậy
Phương pháp di truyền học
- Phát triển côn trùng biến đổi gen: tạo ra các loài côn trùng biến đổi gen có khả năng giảm sự lây truyền bệnh hoặc giảm quần thể côn trùng trong tự nhiên.
- Sử dụng côn trùng không thể sinh sản: sử dụng tia X hoặc tia gamma để làm côn trùng mất khả năng sinh sản, từ đó kiểm soát số lượng côn trùng.
>>>>>Xem thêm: Dinh dưỡng ngày Tết – Bí quyết ăn uống cân bằng bạn cần lưu ý ngay
Tạo ra côn trùng biến đổi gen để kiểm soát số lượng của chúng
Côn trùng có thể gây nhiều bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sốt rét, sốt mò, viêm não Nhật Bản… và có mặt ở khắp mọi vùng miền trên cả nước ta. Vì vậy, việc trang bị cho mình kiến thức cũng như phương tiện phòng chống côn trùng là rất quan trọng.