Suy giảm trí nhớ là một vấn đề mà chúng ta không nên xem nhẹ. Việc suy giảm trí nhớ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, sinh hoạt hằng ngày. Cùng Kenshin tìm hiểu 12 cách cải thiện trí nhớ cho người hay quên nhé!
Bạn đang đọc: 12 mẹo cải thiện trí nhớ cho người hay quên từ thói quen hàng ngày!
Contents
- 1 Đổi bên tay khi làm việc
- 2 Đọc sách to thành tiếng
- 3 Siết chặt tay trong 90 giây
- 4 Thực hiện bài tập “4 đặc điểm”
- 5 Ăn sô cô la đen
- 6 Giảm tiêu thụ đường
- 7 Uống bia/rượu có chừng mực
- 8 Bổ sung lượng dầu cá
- 9 Ăn theo chế độ MIND
- 10 Duy trì cân nặng vừa phải
- 11 Hình thành liên kết giữa những điều bạn biết
- 12 Sử dụng các công cụ hỗ trợ sắp xếp thông tin
Đổi bên tay khi làm việc
Thông thường, chúng ta chỉ sử dụng tay thuận để thực hiện những hành động, công việc thường ngày như cầm, lấy, nắm, viết lách… Đâydường như là những thói quen thân thuộc thường ngày.
Tuy nhiên, chúng ta có thể thử việc hoán đổi dùng tay không thuận làm việc. Điều này sẽ tăng cường những liên kết trong não bộ, qua đó rèn luyện và khiến não khỏe hơn.
Đầu ngón tay là nơi tập trung nhiều các dây thần kinh nhất. Do đó việc sử dụng đũa, cầm nắm các đồ vật sẽ tác động nhiều đến khu vực này, giúp kích thích não bộ và tăng cường việc tuần hoàn não.
Đọc sách to thành tiếng
Sách là nguồn cung cấp tri thức vô hạn. Việc đọc to thành tiếng có thể giúp bạn tăng cường trí nhớ gấp đôi. Khi bạn tự đọc và tự nghe lấy âm thanh của chính mình, lúc này não bộ sẽ có khả năng lưu trữ được nhiều thông tin hơn.
Đối với trẻ nhỏ, bạn có thể thường xuyên đọc những sách, truyện khoa học, thế giới động vật xung quanh cho trẻ nghe, nhất là khi bé còn nhỏ. Việc này giúp tăng khả năng ghi nhớ và tư duy. Đồng thời giúp gắn kết mối quan hệ tình cảm với bé.
Hoặc trong lúc giải lao, thư giãn bạn có thể nghe các loại sách nói (audio book). Đây cũng là loại tài liệu tốt để mở rộng tri thức, giải tỏa căng thẳng và kích thích các khu vực não bộ hoạt động thường xuyên.
Siết chặt tay trong 90 giây
Việc siết chặt lòng bàn tay phải trong 90 giây sẽ giúp ích cho quá trình hình thành và gợi nhớ ký ức. Để hồi tưởng lại ký ức, bạn có thể làm điều tương tự bằng cách nắm chặt tay trái. Bạn hãy siết chặt tay, bắt đầu tập trung, sắp xếp thứ tự sự việc cần nhớ.
Thực hiện bài tập “4 đặc điểm”
Bạn có thể thử thực hành bài tập ghi nhớ “4 đặc điểm” về một người hoặc một sự việc mà bạn đã gặp qua.
Ví dụ ở nơi công cộng, đông người, hoặc bạn đang đứng đợi chuyến tàu điện ngầm tiếp theo, bạn vô tình gặp một người đối diện. Ngay lúc này bạn có thể thử ghi nhớ 4 đặc điểm của họ như (màu tóc, trang phục, kiểu giày mà họ đi hay phụ kiện mà họ mang).
Thông qua quá trình ghi nhớ mô tả một người, trí nhớ của chúng ta sẽ được tăng cường hoạt động. Đây cũng là dạng bài tập cải thiện sự ghi nhớ một đặc điểm của não bộ.
Ăn sô cô la đen
Ăn sô cô la đen là phương pháp được khuyến khích nhiều trong việc cải thiện trí nhớ. Flavonoid có trong sô cô la đen là các hợp chất có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, cải thiện lưu lượng máu đồng thời giúp tăng cường chức năng hoạt động cho não.
Những người ăn sô cô la đen có kết quả tốt hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ so với người không dùng.
Giảm tiêu thụ đường
Một trong những điều gây nguy hại nhất đối với cơ thể của bạn là việc lạm dụng tiêu thụ quá nhiều lượng đường từ kẹo, bánh ngọt, snack, nước ngọt có gas, các loại nước trái cây đóng hộp có đường,… hoặc các thực phẩm chứa nhiều tinh bột.
Thói quen mỗi bữa ăn quá nhiều đường có thể ảnh hưởng đến khả năng lưu giữ ký ức, giảm tổng thể tích não, trí nhớ bị giảm sút đáng kể. Trường hợp tệ nhất, việc ăn quá nhiều đường thậm chí còn có thể là một trong các nguyên nhân của bệnh Alzheimer.[1]
Uống bia/rượu có chừng mực
Rượu bia làm tăng các hoạt động chất ức chế hệ và giảm hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh, khiến thông tin truyền đi trong não bộ chậm hơn so với mức bình thường.
Đặc biệt rượu bia còn làm cho trí nhớ của bạn bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Do thành phần cồn trong rượu có thể dễ dàng xâm nhập vào hệ thống thần kinh phá vỡ những tế bào sống của não của bạn, nguy hiểm hơn gây ra chứng bệnh teo não.
Tìm hiểu thêm: Tim đập nhanh có nguy hiểm không? 3 biến chứng và cách phòng ngừa
Bổ sung lượng dầu cá
Dầu cá có chứa giàu hàm lượng Omega 3 một hợp chất gồm (DHA, EPA, ALA) hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ, thị lực và thần kinh. Chúng giúp hỗ trợ đảm bảo hoạt động lưu thông mạch máu hệ thần kinh trung ương..
Nếu cơ thể không được bổ sung lượng omega 3 đầy đủ thì sẽ khiến não hoạt động kém, suy giảm trí nhớ, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy nhược. Từ đó làm gia tăng các vấn đề về não như teo não, suy giảm chức năng nhận thức….
Chính vì vậy, bạn nên bổ sung dầu cá vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình và gia đình để giúp tăng cường trí nhớ, bảo vệ não bộ tốt hơn.[2]
Ăn theo chế độ MIND
MIND là tên gọi viết tắt của chế độ ăn kiêng phương pháp DASH kết hợp với chế độ ăn Địa Trung Hải.
Chế độ ăn này sử dụng những thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa cực mạnh, giàu protein cùng với chất béo lành mạnh. Từ đó giúp làm giảm nguy cơ mất trí, lú lẫn, hay quên hoặc làm chậm sự suy giảm sức khỏe chức năng của não bộ.
Duy trì cân nặng vừa phải
Duy trì cân nặng vừa phải là điều cần thiết cho sức khỏe và là một trong những cách tốt nhất để giữ cho tình thần cũng như cơ thể của bạn luôn trong trạng thái tốt nhất.
Béo phì cũng là một trong các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng suy giảm nhận thức. Béo phì thực sự có thể gây ra sự thay đổi đối với các gen liên quan đến hoạt động bộ nhớ trong não, ảnh hưởng tiêu cực rất nhiều đến trí nhớ.[3]
Hình thành liên kết giữa những điều bạn biết
Bạn có bao giờ cảm thấy đầu óc mình thật trống rỗng, không nhớ được điều mình cần làm, nói hay thuyết trình, quên trước quên sau khiến mọi thứ bị đảo lộn.
Việc lưu giữ thông tin có liên quan chặt chẽ đến thành công trong công việc và học tập thường ngày của chúng ta. Vì các kỳ thi, kỳ sát hạch được thiết kế để kiểm tra lại lượng kiến thức, thông tin mà bạn được nạp thêm từ các kiến thức bài giảng.
Việc hình thành liên kết các thông tin rất quan trọng. Bạn sẽ cảm thấy nản trong việc học các từ vựng, cấu trúc tiếng Anh. Nhưng sẽ đơn giản, nhẹ nhàng hơn nếu bạn có thể phân chia các từ vựng ấy thành những nhóm tương đồng để học…
Điều này sẽ cho phép bạn ghi nhớ các cấu trúc câu, từ vựng, từ đó thông tin sẽ được lưu giữ một cách trật tự, không “loạn xạ” ngẫu nhiên.
Sử dụng các công cụ hỗ trợ sắp xếp thông tin
Sẽ rất rối loạn để mỗi ngày mới bắt đầu, bạn sẽ phải suy nghĩ xem việc đầu tiên của hôm nay là gì hay công việc nào quan trọng cần được ưu tiên giải quyết lên hàng đầu.
Mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn khi có sự giúp sức của các công cụ như sách vở ghi chú, lịch, công cụ đồng hồ, các app quản lý công việc (Notion, Notability, Goodnote,…),…
Các ứng dụng cho phép người dùng ghi chú bằng cách ghi âm, chụp hình, chèn ảnh, đánh dấu trực tiếp những thông tin quan trọng, lên lịch, hẹn giờ,…
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh cân nặng bao nhiêu thì tốt?
Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết về 12 mẹo cải thiện trí nhớ cho người hay quên từ thói quen hàng ngày. Nếu bạn thấy bài viết hay và bổ ích, hãy thích và chia sẻ cho người thân và gia đình xung quanh cùng đọc nhé!
Nguồn: Ncbi