13 dấu hiệu bệnh tuyến giáp bạn cần chú ý

Rate this post

Dấu hiệu bệnh tuyến giáp thường không đặc trưng, dẫn đến việc chúng thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh tuyến giáp nhé!

Bạn đang đọc: 13 dấu hiệu bệnh tuyến giáp bạn cần chú ý

13 dấu hiệu bệnh tuyến giáp bạn cần chú ý

Tuyến giáp là một cơ quan quan trọng nằm ở phía trước cổ

Cổ sưng hoặc có bướu cổ

Trong trường hợp nguồn cung cấp iot trong thực phẩm không đủ, tuyến giáp sẽ tăng cường hoạt động. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể làm cho tuyến giáp to lên hình thành bướu cổ.

Khi vi khuẩn tấn công vào tuyến giáp sẽ tạo nên phản ứng kích ứng gây ra viêm. Tình trạng này sẽ biểu hiện bằng hình ảnh cổ sưng và ửng đỏ.

Chính vì vậy để đảm bảo an toàn sức khỏe, khi xuất hiện cổ sưng hoặc bướu cổ nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám.[1]

13 dấu hiệu bệnh tuyến giáp bạn cần chú ý

Khi cơ thể thiếu iot, tuyến giáp sẽ tăng sinh gây ra bướu cổ

Cân nặng thay đổi đột ngột

Khi bị cường giáp, hormone tuyến giáp sản sinh không ngừng khiến các tế bào trong cơ thể tăng hoạt động nên cần nhiều năng lượng hơn dẫn đến giảm cân một cách đáng kể dù đã ăn uống đầy đủ.

Ngược lại, khi mắc suy giáp, hormone tuyến giáp không đủ khiến cho các tế bào giảm hoạt động. Điều này làm cho năng lượng từ thực phẩm cung cấp cho cơ thể không được tiêu hao gây tăng cân.

Nếu bạn gặp phải tình trạng cân nặng bất thường mà không thể giải thích bằng việc thay đổi chế độ ăn uống có thể đó là dấu hiệu của bệnh liên quan đến tuyến giáp.[2]

13 dấu hiệu bệnh tuyến giáp bạn cần chú ý

Bệnh tuyến giáp gây ra cân nặng thay đổi đột ngột

Tăng huyết áp

Khi xuất hiện tình trạng cường giáp sẽ dẫn tới giảm sức cản ngoại vi dẫn tới áp lực của mạch nhỏ đi, từ đó máu về tim dễ hơn nên huyết áp hạ.

Khi suy giáp diễn ra sẽ làm làm cho cơ thể thiếu năng lượng. Điều này làm cho yêu cầu máu về tim lớn hơn để đủ thể tích bơm máu đi toàn cơ thể. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu này nên huyết áp tăng cao.

13 dấu hiệu bệnh tuyến giáp bạn cần chú ý

Bệnh nhân suy giảm hormone tuyến giáp có thể gây ra tăng huyết áp

Dễ mệt mỏi, lo âu

Serotonin là một loại hormone giúp cơ thể cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Sự suy giảm hormone tuyến giáp có thể làm giảm sản xuất serotonin trong não gây ra tình trạng chán nản và mệt mỏi liên tục.

Khi bị cường giáp các tế bào trong cơ thể tăng cường hoạt động và rất dễ bị kích thích. Chính điều này sẽ làm cho người bệnh gặp tình trạng bứt rứt, khó chịu.

13 dấu hiệu bệnh tuyến giáp bạn cần chú ý

Hormone tuyến giáp làm giảm sản xuất serotonin gây chán nản và mệt mỏi

Thường bị tiêu chảy và đau bụng

Khi người bệnh bị cường giáp, các tế bào ở hệ tiêu hóa sẽ tăng cường hoạt động làm thức ăn đi qua ruột non và ruột già sẽ nhanh hơn bình thường. Chính điều này làm cho ruột già không thể hấp thu nước, từ đó phần chất thải chứa nhiều nước gây nên tình trạng tiêu chảy.

Khi các tế bào hệ tiêu hóa tăng hoạt động sẽ dẫn tới tăng nhu động ruột. Điều này làm cho hệ thống tiêu hóa bị kích thích làm kích thích hệ thần kinh ở vùng này gây ra đau bụng.

13 dấu hiệu bệnh tuyến giáp bạn cần chú ý

Khi xuất hiện cường giáp sẽ làm cho hệ tiêu hóa tăng hoạt động gây nên tiêu chảy

Nồng độ cholesterol thay đổi

Khi tuyến giáp bị suy sẽ dẫn tới tình trạng giảm sản xuất hormone thyroxine, khiến cho lipid máu không được phá vỡ và di chuyển đến gan để tổng hợp gây tăng cholesterol trong máu.

Chính vì vậy, khi có bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ bệnh tuyến giáp, bác sĩ đồng thời kiểm tra nồng độ cholesterol, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

13 dấu hiệu bệnh tuyến giáp bạn cần chú ý

Tuyến giáp bị suy khiến cho lipid máu không trở về gan gây tăng cholesterol

Rối loạn kinh nguyệt

Khi bị cường giáp, các hormone sinh dục luôn ở nồng độ cao, không có khoảng giảm, dẫn đến ít xuất hiện kinh nguyệt hoặc vô kinh (không xảy ra kinh nguyệt dài hơn 3 tháng).

Ngược lại, tình trạng suy giáp làm cho hormone giảm thấp dễ dẫn tới kinh nguyệt kéo dài, máu kinh nhiều hơn bình thường, thời gian giữa hai lần có kinh nhỏ hơn 21 ngày.

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt này nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh con của phái nữ.

13 dấu hiệu bệnh tuyến giáp bạn cần chú ý

Hormone tuyến giáp bất thường tác động đến hệ sinh dục gây rối loạn kinh nguyệt

Tóc, móng, da suy yếu

Khi suy giáp xảy ra, máu cung cấp cho gốc da đầu giảm đi, khiến cho tóc không thể phát triển bình thường, từ đó gây nên tình trạng suy yếu khiến tóc khô, dễ gãy rụng.

Tương tự, vùng gốc móng và da cũng không nhận đủ năng lượng khiến cho móng khô, gòn và dễ gãy và da trở nên nhợt nhạt.

Tìm hiểu thêm: Chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho người bệnh tiểu đường

13 dấu hiệu bệnh tuyến giáp bạn cần chú ý

Bệnh tuyến giáp gây tóc, móng, da của bạn bị suy yếu

Tê cánh tay, đau cơ khớp

Bệnh suy giáp có thể gây ra cảm giác tê ngứa ở cánh tay do suy giảm hormone tín hiệu giữa các synap thần kinh khiến tốc độ truyền tin giữa não và cơ chậm lại.

Ngược lại, bệnh cường giáp có thể gây ra cứng khớp, từ đó làm cho việc điều khiển các chi trở nên khó khăn gây hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

13 dấu hiệu bệnh tuyến giáp bạn cần chú ý

Suy giáp làm xuất hiện tình trạng tê cứng cánh tay

Giảm nhu cầu, ham muốn

Khi xuất hiện tình trạng suy giáp, nồng độ hormone tuyến giáp giảm khiến cho prolactin tiết nhiều hơn trong máu gây nên tình trạng giảm tiết testosterone khiến cho người bệnh giảm ham muốn.

Bên cạnh đó, khi tuyến giáp bị suy yếu sẽ dẫn tới tình trạng khô âm đạo do sự giảm estrogen, từ đó gây nên tình trạng đau rát khi quan hệ khiến cho nữ giới giảm ham muốn tình dục và ngại quan hệ.

13 dấu hiệu bệnh tuyến giáp bạn cần chú ý

Bệnh tuyến giáp gây giảm nhu cầu, ham muốn

Khó vào giấc ngủ

Hệ thống hormone tuyến giáp suy giảm gây ra giảm nồng độ hormone serotonin làm cho người bệnh cảm giác mất ngủ, trằn trọc khó đi vào giấc ngủ.

Mặt khác, tình trạng cường giáp tiết nhiều hormone làm cho cơ thể luôn trong tình trạng hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, kích động, bứt rứt khiến cho giấc ngủ không sâu, dễ bị đánh thức.

13 dấu hiệu bệnh tuyến giáp bạn cần chú ý

Bệnh tuyến giáp gây cho bạn khó vào giấc ngủ

Gặp các vấn đề về mắt (đỏ mắt, khô mắt,..)

Bệnh tuyến giáp cũng có thể gây ra tình trạng tích tụ chất lỏng trong mô xung quanh mắt, từ đó làm cho các cơ điều hòa chuyển động của mắt to ra, khiến bạn khó tập trung và nhìn rõ.

Ngoài ra, khi cơ thể thiếu năng lượng khiến cho não bộ không hoạt động đầy đủ có thể sẽ dẫn tới xuất hiện tình trạng tầm nhìn đôi, khiến người bệnh không phân biệt được thật giả sẽ gây nguy hiểm khi sinh hoạt.

13 dấu hiệu bệnh tuyến giáp bạn cần chú ý

Bệnh tuyến giáp gây cho bạn các vấn đề về mắt như đỏ mắt, khô mắt

Giọng nói khàn hơn bình thường

Khi khối u phát triển lớn hơn, chúng có thể chèn ép vào dây thanh quản và gây khó khăn trong việc phát âm, gây ra khàn giọng kéo dài.

Tuy nhiên, triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, vì vậy người bệnh thường có xu hướng bỏ qua. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng như ho, sốt và viêm họng.

13 dấu hiệu bệnh tuyến giáp bạn cần chú ý

Bệnh tuyến giáp gây cho giọng nói khàn hơn bình thường trong thời gian dài

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Triệu chứng của bệnh tuyến giáp không điển hình và có thể khó nhận biết. Khi gặp những dấu hiệu sau, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa Nội tiết để được thăm khám và điều trị:

  • Cổ bắt đầu to ra và sưng gây nên cảm giác khó chịu.
  • Cân nặng thay đổi đột ngột nhưng không phải do thay đổi chế độ ăn hay thói quen sinh hoạt.
  • Luôn cảm thấy dễ mệt mỏi, lo âu, thường xuyên mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ.
  • Gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy trong thời gian dài.
  • Xuất hiện các vấn đề về mắt như sưng đỏ, khô mắt nhưng không phải do các bệnh lý về mắt gây nên.
  • Giọng nói khàn hơn bình thường.

13 dấu hiệu bệnh tuyến giáp bạn cần chú ý

Khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh tuyến giáp nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị

Phương pháp chẩn đoán bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp có thể gây ra những triệu chứng khó phân biệt với các bệnh khác, làm cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn. Một số xét nghiệm thường được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán bệnh tuyến giáp là:

  • Xét nghiệm máu: xét nghiệm các hormone TSH, fT3, fT4 để đánh giá mức độ hoạt động của tuyến giáp.
  • Siêu âm tuyến giáp: đánh giá sơ bộ về kích thước, cấu trúc và nhu mô tuyến giáp xem có biến đổi gì không.
  • Sinh thiết tuyến giáp: lấy một mẫu mô tuyến giáp để xem xét dưới kính hiển vi và chẩn đoán ung thư tuyến giáp một cách chính xác nhất.
  • Xạ hình tuyến giáp: dùng một chất phát xạ để thu được hình ảnh của tuyến giáp.
  • Kiểm tra độ tập trung của iot: đánh giá độ tập trung iot trong tuyến giáp để hướng tới nguyên nhân.

13 dấu hiệu bệnh tuyến giáp bạn cần chú ý

>>>>>Xem thêm: Dưa leo (dưa chuột) bao nhiêu calo? Ăn dưa leo có giảm cân không?

Sử dụng xét nghiệm để đánh giá nồng độ hormone tuyến giáp trong máu

Một số bệnh viện điều trị bệnh lý tuyến giáp uy tín

  • Tại TP.HCM: Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM,Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 115,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, Bệnh viện Trung Ương Quân đội,..

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các dấu hiệu nhận biết bệnh lý tuyến giáp. Khi phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *