14 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe bạn nên biết

Rate this post

Nghệ không chỉ là gia vị quen thuộc mà còn là vị thuốc có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Khám phá ngay những công dụng này trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: 14 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe bạn nên biết

Nghệ là gì? Thành phần dinh dưỡng có trong củ nghệ

Nghệ là cây thân thảo lâu năm, có củ dưới mặt đất, màu vàng và được dùng làm gia vị. Nghệ được dùng dưới nhiều dạng như viên nang, trà, bột, chiết xuất và bột nghệ là thành phần chính của bột cà ri. Curcumin là hoạt chất chính trong nghệ, có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm và đau mãn tính.

Trong 100g nghệ chứa các thành phần dinh dưỡng như:

  • 312 calo.
  • 9,68g chất đạm.
  • 3,25g chất béo.
  • 67,1g carbohydrate.
  • 22,7g chất xơ.
  • 3,21g đường.
  • 168mg canxi.
  • 208mg magie.
  • 2080mg kali.
  • 55mg sắt.
  • 299mg photpho.[1][2]

14 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe bạn nên biết

Nghệ có màu vàng, được dùng dưới nhiều dạng như viên nang, trà, bột

Chống viêm

Một số nghiên cứu của Tổ chức Viêm khớp cho thấy nghệ có tính giảm viêm. Tính chống viêm của nghệ giúp giảm sự trầm trọng của tình trạng sưng đau ở ổ khớp bị viêm. Tổ chức Viêm khớp khuyến nghị sử dụng 400 – 600mg nghệ/tối đa 3 lần/ngày nếu bạn muốn giảm viêm khớp.[3][4]

14 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe bạn nên biết

Nghệ giúp giảm tình trạng sưng đau ở ổ khớp bị viêm

Giảm đau

Nghệ thường được sử dụng như một loại thuốc giảm đau, đặc biệt là đau do viêm khớp. Một nghiên cứu được thực hiện trên những người viêm khớp gối cho thấy, dùng 800mg nghệ dạng viên nang mỗi ngày có tác dụng giảm đau tương tự ibuprofen.[5]

14 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe bạn nên biết

Nghệ thường được sử dụng như một loại thuốc giảm đau, tương tự như ibuprofen

Giảm triệu chứng khó tiêu

Nghệ giúp giảm triệu chứng khó tiêu ở một số đối tượng bị đau dạ dày, hội chứng ruột kích thích, ợ hơi, chán ăn, buồn nôn. Nguyên nhân bởi vì curcumin – hoạt chất chính trong nghệ có tác dụng tương tự omeprazole – thuốc làm giảm acid trong dạ dày.[6]

14 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe bạn nên biết

Nghệ giúp giảm triệu chứng khó tiêu ở một số đối tượng

Hỗ trợ điều trị loét miệng

Curcumin trong nghệ có tác dụng ngăn ngừa sưng tấy và hỗ trợ trị viêm loét miệng trong quá trình xạ trị ung thư. Người ta thường dùng nghệ để trị viêm loét miệng dưới dạng viên ngậm hoặc nước súc miệng.[6]

14 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe bạn nên biết

Curcumin trong nghệ có tác dụng ngăn ngừa sưng tấy và hỗ trợ trị viêm loét miệng

Cải thiện sức khỏe tiêu hóa

Nghệ là thành phần chính trong bột cà ri bởi nó giúp tăng thêm hương vị cho món ăn. Bên cạnh đó, nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, nghệ hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Y học phương Tây sử dụng nghệ nhằm làm giảm viêm ruột, giảm tính thấm của ruột và hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích.[5]

14 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe bạn nên biết

Nghệ giúp hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Cải thiện chức năng gan

Nghệ có tính chống oxy hóa mạnh. Nhờ đó, nó giúp bảo vệ gan khỏi sự xâm nhập của các chất độc, hỗ trợ điều trị tiểu đường và các bệnh khác gây tổn thương gan.[3]

14 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe bạn nên biết

Nghệ có tính chống oxy hóa mạnh để bảo vệ gan khỏi tổn thương

Cải thiện sức khỏe não bộ

Ngay cả ở tuổi trưởng thành, các tế bào thần kinh của não vẫn có khả năng hình thành các kết nối mới, nhân lên và tăng về số lượng ở một số khu vực nhất định của não. Một trong những động lực chính của quá trình này là yếu tố dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não (BDNF), đóng vai trò trong trí nhớ và học tập.

Nhiều tình trạng rối loạn não phổ biến có liên quan đến việc giảm nồng độ protein BDNF bao gồm trầm cảm và bệnh Alzheimer.

Cả nghiên cứu trên động vật và con người đều phát hiện ra rằng chất curcumin trong nghệ có thể làm tăng mức BDNF trong não. Bằng cách này, nó có thể giúp trì hoãn hoặc đẩy lùi nhiều bệnh về não và sự suy giảm chức năng não do tuổi tác.

Bên cạnh đó, nghệ cũng có thể giúp cải thiện trí nhớ và sự tập trung. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận điều này.[7][6]

14 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe bạn nên biết

Nghệ có thể giúp cải thiện trí nhớ và sự tập trung

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Nhờ vào việc cải thiện chức năng của nội mô, lớp niêm mạc của mạch máu, curcumin có thể giúp đảo ngược nhiều bước trong quá trình hình thành và phát triển bệnh tim. Nó còn làm giảm tình trạng viêm và stress oxy hóa mà có vai trò rất quan trọng trong bệnh lý tim mạch.[8]

14 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe bạn nên biết

Nghệ giúp phòng ngừa nguy cơ gây ra bệnh lý tim mạch

Chống trầm cảm

Curcumin có tác động tích cực với não nhờ tăng cường chất dẫn truyền thần kinh trong não là serotonin và dopamine, giúp giảm viêm và tăng tính dẻo dai của não.

Trầm cảm làm giảm mức độ BDNF và curcumin giúp tăng mức độ protein này. Đồng thời, nó mở rộng vùng hải mã – tăng khả năng học tập, cải thiện trí nhớ. Một nghiên cứu năm 2018 cũng cho thấy curcumin giúp giảm lo lắng, tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm để khẳng định điều này.[9]

14 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe bạn nên biết

Curcumin giúp giảm lo lắng và các triệu chứng khác của trầm cảm

Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất và chiếm đến 70% trong các trường hợp suy giảm nhận thức và hành vi không phù hợp.

Curcumin có thể vượt qua hàng rào máu não và đã được chứng minh là giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh Alzheimer. Nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng viêm và tổn thương oxy hóa đóng một vai trò là nguyên nhân trong bệnh Alzheimer và curcumin có lợi trên cả hai quá trình.

Ngoài ra, một đặc điểm chính của bệnh Alzheimer là sự tích tụ của các đám rối protein được gọi là mảng amyloid. Các nghiên cứu cho thấy rằng chất curcumin có thể giúp làm sạch các mảng amyloid này.[10]

Tìm hiểu thêm: Viêm lợi kiêng ăn gì? 18 thực phẩm nên ăn, kiêng ăn nhanh khỏi bệnh

14 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe bạn nên biết

Curcumin trong nghệ được chứng minh cải thiện các triệu chứng của bệnh Alzheimer

Giảm đau trong bệnh viêm khớp

Trong một nghiên cứu ở những người bị viêm khớp, curcumin có hiệu quả giảm đau tốt hơn giả dược và tương tự các thuốc chống viêm NSAIDS. Nghệ có tác dụng giảm đau tương tự ibuprofen, nhưng không tốt bằng diclofenac.[11][12]

14 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe bạn nên biết

Curcumin có hiệu quả giảm đau khớp tương tự các thuốc chống viêm NSAIDS

Chống lão hóa

Nếu curcumin có thể ngăn ngừa bệnh tim, ung thư, tiểu đường thì nó cũng mang lại nhiều lợi ích liên quan tới tuổi tác. Bởi vì curcumin là hợp chất chống oxy hóa và chống viêm tốt, làm chậm quá trình lão hóa và trẻ hóa làn da.[13]

14 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe bạn nên biết

Curcumin làm chậm quá trình lão hóa và trẻ hóa làn da

Ngăn ngừa ung thư

Curcumin được cho là một hợp chất chống ung thư tuyến tiền liệt, đa u tủy, ung thư tụy đầy hứa hẹn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng curcumin góp phần tiêu diệt tế bào ung thư, giảm sự phát triển các mạch máu mới trong khối u, giảm tình trạng di căn.

Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy curcumin ngăn chặn ung thư ngay giai đoạn đầu như ung thư đại trực tràng.[5][14]

14 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe bạn nên biết

Curcumin là một hợp chất chống ung thư tuyến tiền liệt đầy hứa hẹn

Tăng cường khả năng chống oxy hóa cho cơ thể

Curcumin là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa các gốc tự do có hại gây lão hóa. Ngoài ra, một số nghiên cứu trên động vật và tế bào cho thấy curcumin ngăn chặn hoạt động của gốc tự do và kích thích hoạt động của các chất chống oxy hóa khác.[15]

14 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe bạn nên biết

Curcumin trong nghệ giúp trung hòa các gốc tự do có hại gây lão hóa

Cách sử dụng nghệ đúng cách an toàn và hiệu quả

Nghệ vừa có thể làm gia vị, làm thuốc và thực phẩm bổ sung chăm sóc cơ thể. Dưới đây là các cách sử dụng nghệ sao cho an toàn, hiệu quả:

  • Liều lượng sử dụng nghệ có thể lên tới 1,5g/ngày trong tối đa 9 tháng.
  • Nghệ dễ hấp thu hơn khi kết hợp với hạt tiêu đen (hoạt chất chính là Peperine), dứa (hoạt chất chính là Bromelain), chất béo tốt, quercetin (là sắc tố thực vật màu tím này được tìm thấy trong quả mọng, hành tây và nho, rượu vang đỏ), nhiệt độ đun nấu thấp.
  • Thêm nghệ vào hỗn hợp gia vị như cà ri, ướp thức ăn, làm nước sốt.[16][6][17]

14 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe bạn nên biết

Liều lượng sử dụng nghệ có thể lên tới 1,5g/ngày trong tối đa 9 tháng

Ai không nên sử dụng nghệ?

Hầu hết mọi người đều có thể sử dụng nghệ mà không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, một số người mắc các bệnh sau không nên sử dụng nghệ:

  • Phụ nữ mang thai không nên dùng lượng lớn nghệ bởi nó có thể gây kích thích tử cung, tăng nguy cơ sảy thai.
  • Sỏi mật.
  • Bệnh thận.
  • Rối loạn đông máu.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Ức chế miễn dịch.[16]

14 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe bạn nên biết

Người mắc bệnh sỏi mật không nên sử dụng nghệ

Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng nghệ

Một số tác dụng phụ thường gặp khi bạn sử dụng nghệ như:

  • Buồn nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Loét dạ dày.
  • Phát ban.
  • Đau bụng.
  • Làm loãng máu.
  • Kích thích các cơn co thắt.[16]

14 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe bạn nên biết

Buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp khi dùng nghệ

Lưu ý khi sử dụng tinh bột nghệ

Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn khi sử dụng tinh bột nghệ:

  • Liều lượng sử dụng nghệ được xem là an toàn bao gồm 8g/ngày trong tối đa 2 tháng, 3g/ngày trong tối đa 3 tháng.
  • Nghệ có thể dùng để bôi vào trong khoang miệng dưới dạng nước súc miệng hoặc khi bôi vào trực tràng dùng làm thuốc xổ.
  • Phụ nữ mang thai không nên dùng lượng lớn nghệ bởi nó có thể gây kích thích tử cung, tăng nguy cơ sảy thai.
  • Người bị sỏi mật, rối loạn đông máu, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, người đang mong muốn có con, chuẩn bị phẫu thuật, mắc bệnh gan không nên sử dụng tinh bột nghệ.
  • Nghệ có thể gây tương tác với một số loại thuốc như: aspirin, thuốc giảm đau NSAID, statin, thuốc trị tiểu đường, thuốc huyết áp, thuốc chống đông máu.
    Các chất bổ sung từ nghệ cũng có thể tương tác với các chất làm giảm đông máu bao gồm: bạch quả, gừng, tỏi.[6]

14 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe bạn nên biết

Nghệ có thể dùng để bôi vào trong khoang miệng hoặc dùng làm thuốc xổ

Bài viết đã làm rõ những lợi ích đáng kể của nghệ đối với sức khỏe. Mặc dù vẫn cần nghiên cứu thêm về nhiều công dụng khác nhưng không thể phủ nhận rằng nghệ đã được công nhận là một loại thảo mộc quý trong chữa bệnh từ thời xa xưa đến nay. Hãy sử dụng nghệ và các sản phẩm từ nghệ đúng cách để đạt được hiệu quả như mong muốn.

  • Spices, turmeric, ground

    https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/172231/nutrients

  • What are the benefits of turmeric?

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/318405#benefits

  • 10 Health Benefits of Tumeric and Curcumin

    https://www.healthline.com/nutrition/top-10-evidence-based-health-benefits-of-turmeric#anti-inflammatory

  • What are the benefits of turmeric?

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/318405#adverse-effects

  • Turmeric – Uses, Side Effects, and More

    https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-662/turmeric

  • 10 Health Benefits of Tumeric and Curcumin

    https://www.healthline.com/nutrition/top-10-evidence-based-health-benefits-of-turmeric#brain-health

  • 10 Health Benefits of Tumeric and Curcumin

    https://www.healthline.com/nutrition/top-10-evidence-based-health-benefits-of-turmeric#heart-disease

  • 10 Health Benefits of Tumeric and Curcumin

    https://www.healthline.com/nutrition/top-10-evidence-based-health-benefits-of-turmeric#depression

  • 10 Health Benefits of Tumeric and Curcumin

    https://www.healthline.com/nutrition/top-10-evidence-based-health-benefits-of-turmeric#alzheimers-disease

  • 10 Health Benefits of Tumeric and Curcumin

    https://www.healthline.com/nutrition/top-10-evidence-based-health-benefits-of-turmeric#arthritis

  • 10 Health Benefits of Tumeric and Curcumin

    https://www.healthline.com/nutrition/top-10-evidence-based-health-benefits-of-turmeric#aging

  • 10 Health Benefits of Tumeric and Curcumin

    https://www.healthline.com/nutrition/top-10-evidence-based-health-benefits-of-turmeric#cancer

  • 10 Health Benefits of Tumeric and Curcumin

    https://www.healthline.com/nutrition/top-10-evidence-based-health-benefits-of-turmeric#antioxidants

  • Turmeric (Curcumin)

    https://www.webmd.com/diet/supplement-guide-turmeric

  • Everything you need to know about turmeric

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/306981#including-turmeric-in-the-diet

  • Xem thêm 14 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe bạn nên biết

    >>>>>Xem thêm: Ăn ớt chuông có tác dụng gì? 12 tác dụng đối với sức khỏe

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *