Những bà mẹ đang mang thai trong mùa dịch này chắc hẳn rất lo lắng và thắc mắc về những ảnh hưởng của Covid-19 đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Hãy cùng theo dõi bài viết “15 giải đáp về mang thai trong mùa dịch Covid-19” dưới đây để biết thêm thông tin bạn nhé!
Bạn đang đọc: 15 giải đáp về mang thai trong mùa dịch Covid-19
Contents
- 1 Covid-19 có tác động gì lên người mẹ mang thai?
- 2 Covid-19 có tác động gì lên thai nhi và bé sơ sinh?
- 3 Nên sinh thường hay sinh mổ khi nghi ngờ hoặc chắc chắn đã nhiễm COVID-19?
- 4 Có nên sanh tại nhà để con tôi giảm tối đa khả năng lây nhiễm từ xung quanh?
- 5 Chồng tôi có được phép ở cùng tôi trong lúc sanh ở thời điểm dịch bệnh này?
- 6 Nếu tôi nhiễm COVID 19, tôi có cho con bú được không?
- 7 Nếu tôi nhiễm Covid-19, tôi có thể tiếp xúc con mình được không?
- 8 Tôi rất lo sợ khi phải cho con bú sữa vì tôi nhiễm Covid-19, tôi phải làm gì?
- 9 Sản phụ cần làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm COVID 19?
- 10 Sản phụ có nên đi thăm khám định kỳ trước và sau sanh không?
- 11 Liệu khi mang thai tôi có nên đi làm trong thời điểm này hay không?
- 12 Sản phụ cần làm gì khi nghi ngờ bị nhiễm COVID-19?
- 13 Cần làm gì khi sản phụ gặp vấn đề bất thường với sức khỏe khi đang cách ly?
- 14 Liệu con tôi sinh ra có được xét nghiệm COVID-19?
- 15 Liệu sau khi sinh con ra, tôi sẽ bị cách ly với con mình?
Covid-19 có tác động gì lên người mẹ mang thai?
Phụ nữ khi mang thai sẽ có những thay đổi nhất định về sức khỏe, bao gồm hệ miễn dịch có thể bị suy giảm. Do đó, mẹ bầu là đối tượng dễ gặp các triệu chứng nặng nếu bị mắc Covid-19. Vì vậy đây là đối tượng cần hết sức chú ý.
Tuy nhiên, các mẹ không nên quá lo lắng, hoảng sợ vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Thay vào đó, mẹ bầu nên giữ tâm trạng thoải mái, ăn uống đầy đủ chất để tăng cường sức đề kháng, sẵn sàng chống lại virus.
Mẹ bầu sức khỏe yếu nên dễ bị covid nặng hơn
Covid-19 có tác động gì lên thai nhi và bé sơ sinh?
Virus Corona là loại virus lây qua đường hô hấp thông qua giọt bắn và hoàn toàn không lây qua đường máu hay truyền từ mẹ sang con nên thai nhi khi còn trong bụng mẹ sẽ không bị nhiễm virus.
Hiện tại, chưa có kết luận nào về việc virus corona có khả năng gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Mặc dù vậy, vẫn có bằng chứng cho thấy phụ nữ mang thai mắc viêm phổi do virus có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thai nhi chậm phát triển.
Virus corona không truyền từ mẹ sang thai nhi
Nên sinh thường hay sinh mổ khi nghi ngờ hoặc chắc chắn đã nhiễm COVID-19?
Sự thật là việc nhiễm Covid-19 không ảnh hưởng đến phương pháp sinh nở. Tùy vào tình trạng sức khỏe của thai phụ mà bác sĩ sẽ chỉ định thích hợp rằng nên đẻ thường hay đẻ mổ. Trường hợp sản phụ mắc Covid-19 thể nặng và sức khỏe quá yếu, không thể rặn đẻ, bác sĩ có thể khuyên bạn đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Nhiễm covid-19 không ảnh hưởng đến phương pháp sinh nở
Có nên sanh tại nhà để con tôi giảm tối đa khả năng lây nhiễm từ xung quanh?
Không có minh chứng hay nghiên cứu nào về những lợi ích khi sinh tại nhà ở nước ta. Lời khuyên là bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Quá trình sinh nở vốn không phải là việc dễ dàng, đặc biệt khi các biến chứng sản khoa xảy ra, các bác sĩ và đội ngũ nhân viên y tế có kinh nghiệm sẽ có thể can thiệp kịp thời để tránh xảy ra nguy hiểm hay hậu quả đáng tiếc.
Nên sinh con tại các cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn
Chồng tôi có được phép ở cùng tôi trong lúc sanh ở thời điểm dịch bệnh này?
Nếu chồng bạn không phải đối tượng cách ly và có chứng nhận âm tính với Covid-19, anh ấy hoàn toàn có thể ở bên để động viên và hỗ trợ quá trình sinh nở của vợ mình với yêu cầu phải tuân thủ những quy định của bác sĩ như đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ hoặc thực hiện các quy tắc an toàn khác trong phòng sinh.
Người chồng có thể ở cùng vợ trong quá trình sinh nếu âm tính với covid-19
Nếu tôi nhiễm COVID 19, tôi có cho con bú được không?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất, chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để xây dựng nên hệ miễn dịch khỏe mạnh cho trẻ sơ sinh. Vì vậy bạn vẫn có thể cho con bú khi đảm bảo các quy tắc an toàn:
- Luôn luôn đeo khẩu trang khi cho con bú.
- Rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn trước và sau khi cho con bú.
- Khử khuẩn các đồ vật hay bề mặt xung quanh thường xuyên.
Mẹ bị nhiễm covid-19 vẫn có thể cho con bú
Nếu tôi nhiễm Covid-19, tôi có thể tiếp xúc con mình được không?
Trẻ sơ sinh rất cần được tiếp xúc với mẹ để gắn kết tình mẫu tử và giúp trẻ phát triển tốt hơn về cả thể chất lẫn trí não. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể tiếp xúc với con khi đang mắc Covid-19 với điều kiện là phải luôn đeo khẩu trang và khử khuẩn tay kỹ càng.
Mẹ bị nhiễm covid-19 vẫn có thể tiếp xúc với con
Tôi rất lo sợ khi phải cho con bú sữa vì tôi nhiễm Covid-19, tôi phải làm gì?
Covid-19 không lây truyền qua đường sữa mẹ. Việc đeo khẩu trang và khử khuẩn cũng giảm bớt nguy cơ lây nhiễm virus từ mẹ sang trẻ. Tuy nhiên, để an tâm hơn, bạn cũng có thể vắt sữa và cho trẻ uống bằng bình hoặc xin sữa của những bà mẹ khỏe mạnh khác.
Mời bạn tham khảo thêm thông tin về việc cho con bú bằng sữa mẹ khi nhiễm covid-19 thông qua video dưới đây nhé:
Sản phụ cần làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm COVID 19?
Cũng giống như tất cả mọi người, sản phụ muốn giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cần:
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
- Hạn chế đến những nơi đông người.
- Khử khuẩn tay thường xuyên.
- Không tiếp xúc với người bị bệnh, người nghi nhiễm.
- Ăn uống đủ chất, uống đủ nước.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc.
Tìm hiểu thêm: Quả su su có tác dụng gì? 12 tác dụng của quả su su với sức khỏe theo khoa học
Sản phụ cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để giảm nguy cơ lây nhiễm virus
Sản phụ có nên đi thăm khám định kỳ trước và sau sanh không?
Đây là một điều rất nên làm. Thăm khám định kỳ giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi để có những điều chỉnh thích hợp trong chế độ ăn uống cũng như lối sống giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng với các tác nhân gây bệnh.
Sản phụ nên đi khám thai định kỳ để kiểm tra sức khỏe của cả mẹ và thai nhi
Liệu khi mang thai tôi có nên đi làm trong thời điểm này hay không?
Nếu bạn không nằm trong các đối tượng cách ly (F0, F1, F2,…) và có sức khỏe tốt, bạn vẫn hoàn toàn có thể đi làm như bình thường cho đến khi được nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, bạn còn được hưởng những quyền ưu tiên dành cho lao động nữ mang thai như: không làm ca đêm, không làm thêm giờ, không đi công tác xa từ tháng thứ 7 của thai kỳ, nghỉ trước ngày dự sinh 2 tháng,…
Thai phụ được ưu tiên không làm khuya và không tăng ca
Sản phụ cần làm gì khi nghi ngờ bị nhiễm COVID-19?
Khi bạn có các triệu chứng và nghi ngờ mình bị nhiễm covid-19, trước tiên bạn có thể tự test covid cho mình bằng que test nhanh. Nếu kết quả test nhanh dương tính, hãy tự cách ly và liên hệ với các trung tâm, cơ sở y tế gần nhà để được hỗ trợ, hướng dẫn các bước xử trí.
Sản phụ có thể sử dụng kit test nhanh nếu nghi ngờ nhiễm virus
Cần làm gì khi sản phụ gặp vấn đề bất thường với sức khỏe khi đang cách ly?
Sản phụ cần chú ý các vấn đề bất thường của cơ thể và liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Nếu xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau bụng, chảy máu, dịch âm đạo bất thường, thai giảm động,… sản phụ hoàn toàn có thể gọi 115 để được cấp cứu kịp thời.
Sản phụ cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất nếu gặp các dấu hiệu bất thường
Liệu con tôi sinh ra có được xét nghiệm COVID-19?
Trường hợp sức khỏe của trẻ bình thường thì không cần thiết phải xét nghiệm covid-19. Tuy nhiên, nếu mẹ nhận thấy bé có các dấu hiệu nhiễm covid như sốt, không chịu bú, ngủ li bì, vàng da hay nôn,… mẹ có thể báo cho bác sĩ để yêu cầu làm xét nghiệm covid-19 cho con.
Mẹ có thể yêu cầu bác sĩ xét nghiệm covid-19 cho bé
Liệu sau khi sinh con ra, tôi sẽ bị cách ly với con mình?
Một điều mà bạn có thể yên tâm là 2 mẹ con sẽ không phải cách xa nhau. Sau sinh, mẹ và bé sẽ được cách ly chung một nơi để đảm bảo mẹ được ở gần con và cho con bú. Các bác sĩ và nhân viên y tế sẽ theo dõi tình hình sức khỏe của 2 mẹ con cho đến khi xác định được cả 2 đều không nhiễm virus.
>>>>>Xem thêm: Cách súc họng để loại trừ virus Corona
Sau khi sinh, mẹ và bé sẽ được cách ly cùng nhau
Mong rằng bài viết trên đây đã giải đáp được phần nào những thắc mắc của bạn của bạn về việc mang thai trong mùa dịch Covid-19. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!
Nguồn: Moh.gov