17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Rate this post

Tỏi không chỉ là một loại gia vị truyền thống mà còn được coi là thảo dược quý của người dân Việt Nam. Tinh dầu tỏi là chiết xuất của tỏi có tác dụng làm giảm mỡ máu và hạ huyết áp. Khám phá những ứng dụng tuyệt vời của tinh dầu tỏi cho sức khỏe và nhận biết những điều cần lưu ý khi sử dụng trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: 17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Tỏi chứa hợp chất hỗ trợ điều trị bệnh

Tỏi không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn phổ biến, có mùi nồng mà chúng còn có khả năng ngăn ngừa và phòng chống bệnh tật.

Từ xa xưa, người ta đã biết sử dụng tinh dầu tỏi như một thảo dược quý dùng hỗ trợ điều trị bệnh. Khả năng phòng ngừa bệnh tật của tỏi là nhờ vào enzyme và một số hợp chất quan trọng như lưu huỳnh, allicin, diallyl disulfide và s-allyl cysteine có trong dược liệu này. [1], [2]

Điểm đáng chú ý là allicin trong tỏi có khả năng kháng nấm và kháng khuẩn mạnh mẽ, mang lại hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của Candida albicans và vi khuẩn Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA). [1]

17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Tỏi chứa các hợp chất giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Tỏi giàu chất dinh dưỡng và chứa calo rất thấp

Tỏi thường được coi là một loại gia vị với lượng calo rất ít. Tuy nhiên, chúng lại là một nguồn thực phẩm mang lại rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể: [2]

  • Vitamin B6: Giúp sản xuất các hormone quan trọng, cải thiện chức năng não bộ và quá trình tiêu hóa.
  • Vitamin C: Hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giảm viêm, giúp tái tạo mô và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Vitamin K: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, hỗ trợ sức khỏe và ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
  • Chất xơ: Thúc đẩy quá trình tiêu hóa, duy trì độ ổn định của đường huyết và giúp ngăn ngừa chứng táo bón.
  • Selen: Có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
  • Mangan: Quan trọng cho quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể tận dụng protein và carbohydrate một cách hiệu quả.
  • Canxi: Cần thiết cho sức khỏe xương, cơ và dây chằng, cũng như chức năng của cơ tim và dòng máu.

17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Tỏi chứa ít calo nhưng lại giàu chất dinh dưỡng

Ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm

Tinh dầu tỏi có khả năng ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm nhờ vào tính kháng khuẩn và kháng viêm của chúng.

Trong tỏi có chứa hợp chất gọi là allicin – một chất có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus mạnh mẽ, từ đó ngăn chặn sự phát triển của các tác nhân gây cảm lạnh và cúm.

Nghiên cứu năm 2016 đã chỉ ra rằng việc thêm tỏi già vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh. Điều này chứng tỏ được khả năng của tỏi trong việc hỗ trợ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. [3]

17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Allicin trong tỏi giúp ngăn ngừa bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả

Điều trị viêm họng

Viêm họng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến, thường gặp do vi khuẩn, virus hoặc tác nhân gây kích ứng khác tấn công vào mô niêm mạc trong họng, từ đó gây nên tình trạng sưng, đau và khó chịu.

Tỏi được coi là một giải pháp tự nhiên hỗ trợ trong việc điều trị viêm họng. Allicin trong tỏi có khả năng chống lại vi khuẩn, giúp giảm sưng viêm và làm dịu tình trạng khó chịu trong họng.

17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Tỏi có thể làm giảm các triệu chứng của viêm họng

Giảm huyết áp

Tinh dầu tỏi đã được nghiên cứu và chứng minh giúp cải thiện huyết áp bằng cách ngăn chặn quá trình co mạch hoặc thu hẹp mạch máu. [1]

Mặc dù có tác dụng tương tự như một số loại thuốc kiểm soát huyết áp, nhưng khi cơ thể thiếu hụt vitamin B, bạn có thể không tận dụng được hết những lợi ích của tinh dầu tỏi cho sức khỏe của mình. [1]

Nghiên cứu năm 2019 đã chỉ ra rằng allicin trong tỏi có khả năng hạn chế sản xuất angiotensin II – một chất gây co mạch mạnh, gây ra tình trạng tăng huyết áp. [4]

Thêm vào đó, một nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh rằng việc sử dụng tỏi có thể giảm đáng kể từ 16 – 40% nguy cơ mắc các biến chứng về tim mạch. [5]

17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Tỏi có thể giúp ngăn chặn các tác nhân gây tăng huyết áp

Giảm cholesterol máu

Mức cholesterol cao có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, nhất là ảnh hưởng đến tim mạch.

Tỏi đã được chứng minh là một trong những thực phẩm có khả năng ổn định mức cholesterol, giảm lượng cholesterol xấu đồng thời làm tăng mức cholesterol tốt trong cơ thể. [6]

Ngoài việc hỗ trợ kiểm soát cholesterol, khả năng kháng vi khuẩn và kháng viêm của tỏi cũng giúp giảm sự hình thành các mảng bám trong động mạch, góp phần giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch liên quan đến mức cholesterol cao.

17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Tỏi giúp giảm cholesterol xấu và ngăn chặn mảng bám trong động mạch

Ngăn ngừa bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ

Tổn thương oxy hóa là quá trình tế bào bị tổn thương do tác động của các gốc tự do, gây ra sự suy giảm nhận thức và thúc đẩy quá trình lão hóa. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh liên quan đến tuổi già, bao gồm cả bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ.

Tỏi chứa các hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ như allicin hoặc lưu huỳnh, góp phần ngăn chặn hoặc giảm thiểu sự tổn thương oxy hóa trong cơ thể. Vì vậy, tỏi có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi già như bệnh Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ. [7]

17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Tỏi giúp ngăn chặn bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ ở người già

Tăng tuổi thọ

Tỏi có các đặc tính giúp cơ thể chống lại một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhất là đối với người lớn tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch yếu.

Nghiên cứu tại Trung Quốc vào năm 2019 đã chỉ ra rằng người lớn tuổi ăn tỏi ít nhất 1 lần/ tuần có khả năng sống lâu hơn so với những người không tiêu thụ tỏi. [8]

17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Ăn tỏi hàng tuần có thể giúp tăng cơ hội sống lâu

Cải thiện hiệu suất thể dục thể thao

Những đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa có trong tỏi có thể hỗ trợ quá trình tăng cường sức mạnh của cơ bắp, giúp người tập thể thao phục hồi cơ bắp nhanh hơn và duy trì sức khỏe tốt hơn sau khi vận động.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn có thể làm giảm stress oxy hóa, cải thiện cung cấp oxy trong quá trình tập luyện và hỗ trợ quá trình phục hồi sau tổn thương cơ. [9], [10]

17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Những đặc tính có trong tỏi có thể hỗ trợ việc tăng cường hiệu suất tập luyện tốt hơn

Giải độc kim loại nặng trong cơ thể

Nhiễm độc kim loại nặng xảy ra khi các chất như chì, thủy ngân, arsenic, cadmium hoặc thallium tích tụ trong cơ thể vượt quá mức cho phép, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, bao gồm gan, thận và hệ thần kinh.

Tỏi có chứa một lượng lớn allicin giúp giảm lượng chì trong máu. Bên cạnh đó, lưu huỳnh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương do nhiễm độc kim loại nặng.

Các nghiên cứu còn cho thấy việc bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể hiệu quả hơn cả thuốc D-penicillamine trong việc giảm triệu chứng ở những bệnh nhân mắc sỏi thận, viêm khớp dạng thấp hoặc nhiễm độc kim loại nặng. [2]

17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Allicin và lưu huỳnh trong tỏi bảo vệ cơ thể khỏi tác động của nhiễm độc kim loại nặng

Cải thiện sức khỏe của xương

Nghiên cứu năm 2017 đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ khoảng 2g tỏi tươi mỗi ngày đã cải thiện tình trạng stress oxy hóa, một trong các yếu tố gây ra loãng xương. [11]

Nghiên cứu năm 2018 cũng chỉ ra rằng việc bổ sung 1g tỏi mỗi ngày trong 12 tuần liên tục có thể giảm đau ở phụ nữ bị viêm xương khớp, béo phì hoặc thừa cân. [12]

17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Tỏi giúp cải thiện sức khỏe xương khớp

Điều trị mụn trứng cá

Tỏi có khả năng ngăn chặn sự hình thành và phát triển mụn nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh mẽ của nó như selen, allicin, vitamin C, đồng và kẽm.

Một phương pháp mà bạn có thể áp dụng để điều trị mụn tại nhà là chà tỏi sống lên vùng da bị mụn. Ngoài ra, bạn có thể thử trị mụn trứng cá bằng tinh dầu tỏi, thêm vài giọt vào gói bùn, đắp lên mặt trong khoảng 10 phút và rửa sạch bằng nước.

Tuy nhiên, những cách này có thể gây kích ứng, tạo cảm giác nóng rát trên da. Vì vậy, trước khi thực hiện, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả khi áp dụng tại nhà.

Tìm hiểu thêm: 9 cách làm tan vết bầm tím nhanh, hiệu quả

17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Bạn có thể sử dụng tinh dầu tỏi để điều trị mụn trứng cá ngay tại nhà

Chữa nhiễm trùng tai

Tinh dầu tỏi còn có khả năng làm giảm cơn đau do nhiễm trùng tai gây ra nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và khử trùng mạnh mẽ của nó.

Bạn có thể chuẩn bị bài thuốc này như sau:

  • Đun sôi nhẹ tinh dầu tỏi với dầu ô liu hoặc dầu mù tạt.
  • Để hỗn hợp nguội và bảo quản trong một chai nhỏ.
  • Dùng bông gòn thấm ướt hỗn hợp, sau đó đặt vào tai.

Việc này sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau và cải thiện tình trạng nhiễm trùng tai một cách hiệu quả.

17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Bạn có thể dùng tỏi để làm bài thuốc chữa nhiễm trùng tai

Chống muỗi

Bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu tỏi lên quần áo để tạo thành một lớp bảo vệ cho cơ thể. Hương thơm của tỏi có thể đẩy lùi loại côn trùng này và ngăn chúng tiếp cận cơ thể.

Tuy nhiên, tinh dầu tỏi có thể gây kích ứng da. Để đảm bảo an toàn, bạn nên thử nghiệm một vùng nhỏ trên da trước khi sử dụng và hạn chế để tinh dầu tiếp xúc với mắt.

17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Tinh dầu tỏi được sử dụng bằng cách thoa lên quần áo như một phương pháp để đuổi muỗi

Giảm đau răng, viêm răng

Cảm giác đau răng không chỉ gây phiền toái mà còn làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Sử dụng tinh dầu tỏi được xem là một biện pháp tự nhiên được khuyến nghị để giảm tình trạng đau răng và viêm răng

Hợp chất allicin có trong tỏi không chỉ giúp làm dịu cơn đau mà còn ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng.

Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần cho một vài giọt tinh dầu tỏi lên miếng bông và áp lên vùng răng đau khoảng 15 – 20 phút là đã có thể làm dịu cơn đau một cách nhanh chóng và hiệu quả.

17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Tinh dầu tỏi có thể làm dịu cơn đau răng một cách nhanh chóng

Ngăn ngừa rụng tóc

Tinh dầu tỏi chứa allicin và selen – hai dưỡng chất quan trọng giúp cải thiện tình trạng rụng tóc.

Allicin không chỉ giúp làm sạch da đầu và ngăn ngừa viêm nhiễm mà còn tăng cường sự tuần hoàn máu cho vùng da đầu. Bên cạnh đó, selen sẽ đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong quá trình tái tạo tóc và giảm thiểu tình trạng rụng tóc.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn có thể massage da đầu nhẹ nhàng bằng tinh dầu tỏi để các dưỡng chất có thể thẩm thấu tốt vào da đầu. Sáng hôm sau, chỉ cần gội đầu sạch bằng dầu gội và nước.

17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Tinh dầu tỏi giúp ngăn ngừa tình trạng rụng tóc hiệu quả

Giảm triệu chứng ngứa da

Tinh dầu tỏi được biết đến là có khả năng chống nấm và chống viêm mạnh mẽ, giúp làm giảm các triệu chứng ngứa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh về da, bao gồm:

  • Nhiễm trùng từ nấm.
  • Nấm da chân.
  • Mụn cóc.
  • Bệnh vẩy nến.

17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Tinh dầu tỏi có thể làm giảm các triệu chứng ngứa do nhiễm trùng nấm gây ra

Cách sử dụng tinh dầu tỏi đúng cách an toàn và hiệu quả

Tùy vào tình trạng sức khỏe và mục đích sử dụng mà chúng ta sẽ có những cách sử dụng tinh dầu tỏi khác nhau:

  • Dạng lỏng: Bạn nên pha loãng trước khi uống vì tỏi có tính nóng rát, có thể gây bỏng cho niêm mạc vùng hầu họng.
  • Dạng viên nang: Bạn nên sử dụng liều lượng đã được ghi trên bao bì hoặc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đối với trẻ nhỏ: Bạn có thể pha loãng với nước hoặc trộn cùng với thức ăn để trẻ dễ dàng thưởng thức hơn.
  • Trong trường hợp cảm lạnh hoặc đau họng:

– Xông hơi: Thêm khoảng 7 giọt tinh dầu tỏi vào 2 cốc nước sôi, sau đó trùm khăn lên đầu và hít hơi nước qua mũi. Lưu ý trong quá trình xông hơi, bạn nên nhắm mắt để hạn chế tình trạng kích ứng.

– Hít trực tiếp: Nhỏ 2 hoặc 3 giọt tinh dầu vào miếng bông gòn và hít vào.

– Khuếch tán: Thêm vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán trong phòng để khử trùng không khí.

– Bôi ngoài da: Thêm tối đa 10 giọt tinh dầu vào 2 muỗng canh dầu nền (như dầu dừa hoặc dầu jojoba) và áp lên da cổ họng.

  • Đối với trường hợp bị đau tai, đau răng: Nên sử dụng tăm bông hoặc bông gòn chấm vào vị trí đau, giữ trong khoảng 15-20 phút sẽ giúp cải thiện tình trạng đau và sưng tấy.
  • Đối với bài thuốc đuổi muỗi: Dùng tăm bông thoa một lớp nhẹ lên các vùng da tiếp xúc bên ngoài hoặc sử dụng dạng xịt. Bạn có thể xịt quanh nơi mình ở hoặc trực tiếp lên quần áo của mình.
  • Đối với trường hợp dưỡng da, tóc: Bạn có thể hòa một vài giọt tinh dầu tỏi với dầu thực vật khác như dầu ô liu hoặc dầu dừa để sử dụng.
  • Loại bỏ mụn hiệu quả với tinh dầu tỏi, bạn có thể kết hợp nó với sữa chua, mật ong hoặc pha loãng bằng nước. Dùng tăm bông thấm hỗn hợp và chấm lên nốt mụn, giữ trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước.
  • Luôn thử nghiệm tinh dầu tỏi lên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng để đảm bảo da không bị kích ứng.

17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Tinh dầu tỏi được sử dụng cho các mục đích khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi người

Cách làm tinh dầu tỏi đơn giản ngay tại nhà

Dưới đây là cách làm tinh dầu tỏi cực đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà:

  • Chuẩn bị 3-4 củ tỏi, rửa sạch bóc vỏ và băm nhuyễn.
  • Đặt tỏi băm vào một chảo và thêm dầu oliu sao cho tỏi được ngập trong dầu.
  • Đun nóng hỗn hợp trên bếp trong 15 – 30 phút để các chiết xuất từ tỏi chiết ra.
  • Sau khi đun xong bạn hãy để cho hỗn hợp nguội, sau đó lọc hỗn hợp qua một khăn sạch để thu được tinh dầu tỏi.
  • Đổ tinh dầu vào chai có nắp đậy và bảo quản ở nơi thoáng mát.

17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Bạn có thể tự làm tinh dầu tỏi ngay tại nhà

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng tinh dầu tỏi

Việc sử dụng tinh dầu tỏi quá mức có thể gây ra những tác dụng không mong muốn đối với cơ thể như:

  • Kích ứng và bỏng da.
  • Khiến cho cơ thể và hơi thở có mùi.
  • Đau đầu.
  • Mệt mỏi.
  • Chán ăn.
  • Gây ra một số phản ứng dị ứng như lên cơn hen suyễn hoặc phát ban trên da. [13]
  • Gây ra các vấn đề về tiêu hóa: đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy,…
  • Làm loãng máu.

17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Tiêu thụ nhiều tỏi có thể làm cho hơi thở hôi và cơ thể của bạn có mùi

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu tỏi

Mặc dù tinh dầu tỏi mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng bạn cần lưu ý một số thông tin sau để đảm bảo an toàn khi sử dụng:

  • Sử dụng tinh dầu tỏi trong hoặc sau khi ăn, tránh sử dụng khi đói bụng.
  • Nếu sử dụng cùng với các loại thuốc khác thì nên dùng cách nhau ít nhất 2 tiếng đồng hồ.
  • Nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng tinh dầu tỏi.
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Tinh dầu tỏi có thể gây dị ứng, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường như bị kích ứng da, ngứa, đỏ da, gây nôn hoặc tiêu chảy, bạn nên ngừng sử dụng ngay lập tức và tìm sự giúp đỡ từ y tế.
  • Người có rối loạn về máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu nên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày cần cẩn trọng khi sử dụng tinh dầu tỏi để tránh tình trạng ợ hơi hoặc ợ chua.
  • Không nên sử dụng trực tiếp lên da hoặc tóc mà chưa được pha loãng.

Tóm lại, tinh dầu tỏi mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta không nên sử dụng một cách tùy tiện mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu tỏi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Tinh dầu tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể, tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về cách sử dụng và liều lượng phù hợp trước khi dùng loại thảo dược này. Nếu bạn thấy những thông tin trên hữu ích và thú vị, hãy chia sẻ bài viết này cho gia đình và những người yêu thương nhé!

  • 11 Proven Health Benefits of Garlic

    https://www.healthline.com/nutrition/11-proven-health-benefits-of-garlic

  • Aged Garlic Extract Modifies Human Immunity

    https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0022316623005266

  • Potential benefits of garlic and other dietary supplements for the management of hypertension

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6966105/

  • Garlic lowers blood pressure in hypertensive subjects, improves arterial stiffness and gut microbiota: A review and meta-analysis

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6966103/

  • Anti-hyperlipidemia of garlic by reducing the level of total cholesterol and low-density lipoprotein

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6392629/

  • Protective Effects of AGE and Its Components on Neuroinflammation and Neurodegeneration

    https://link.springer.com/article/10.1007/s12017-016-8410-1

  • Garlic Consumption and All-Cause Mortality among Chinese Oldest-Old Individuals: A Population-Based Cohort Study

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6683033/

  • The effects of acute garlic supplementation on the fibrinolytic and vasoreactive response to exercise

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4446086/

  • Garlic supplementation attenuates cycling exercise-induced oxidative inflammation but fails to improve time trial performance in healthy adults

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10184592/

  • The effect of consumption of garlic tablet on proteins oxidation biomarkers in postmenopausal osteoporotic women: A randomized clinical trial

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5783112/

  • The effect of a garlic supplement on the pro-inflammatory adipocytokines, resistin and tumor necrosis factor-alpha, and on pain severity, in overweight or obese women with knee osteoarthritis

    https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0944711318301557

  • The Health Benefits of Garlic

    https://health.clevelandclinic.org/6-surprising-ways-garlic-boosts-your-health

  • Xem thêm 17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

    >>>>>Xem thêm: Mẹo giúp bạn dứt hẳn với chứng nghiện phim đen

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *