Não úng thủy là một bệnh lý liên quan đến cấu trúc ống thần kinh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Cùng điểm qua các biến chứng não úng thường gặp qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: 3 biến chứng não úng thuỷ thường gặp, cách điều trị và phòng ngừa
Contents
- 1 Não úng thuỷ là gì?
- 2 Các loại não úng thủy có thể gặp
- 3 Dấu hiệu bệnh não úng thủy
- 4 Các phương pháp điều trị não úng thủy
- 5 Trẻ bị não úng thuỷ sống được bao lâu?
- 6 Biến chứng nguy hiểm của não úng thủy
- 7 Nguy cơ mắc tai biến sau phẫu thuật
- 8 Biện pháp phòng ngừa não úng thủy
- 9 Cách chăm sóc bệnh nhân não úng thuỷ
Não úng thuỷ là gì?
Dịch não tủy là chất lỏng trong suốt, không màu được sinh ra để bảo vệ và làm đệm cho não và tủy sống, cung cấp dưỡng chất cho não, điều chỉnh áp suất trong não bộ.
Bình thường lượng dịch não tủy sinh ra và hấp thu tại đám rối mạch mạc là như nhau. Nhưng khi có tình trạng tích tụ quá nhiều dịch não tủy ở não thất do rối loạn quá trình sản xuất, lưu thông hay hấp thụ thì sẽ dẫn đến hiện tượng não úng thủy.[1]
Não úng thủy là tình trạng dịch não tủy nhiều hơn bình thường chèn ép nhu mô não
Các loại não úng thủy có thể gặp
Thông thường đường đi của dịch não tủy sẽ đi qua các não thất đến khoang dưới nhện của não rồi cuối cùng đến khoang dưới nhện của tủy sống.
Người ta dựa vào vị trí tắc ở trong não thất hay ngoài não thất mà chia não úng thủy thành hai loại đó là não úng thủy giao tiếp và não úng thủy không giao tiếp.
Não úng thủy giao tiếp
Với loại não úng thủy này thì dịch não tủy bị chặn ở vùng sau não thất nên dịch não tủy trong não thất vẫn liên kết với nhau.
Một số trường hợp giảm hấp thu dịch não tủy vào các mao mạch cũng sẽ gây nên tình trạng dịch não tủy nhiều bất thường ở não thất.[2]
Bệnh hình thành do giảm hấp thu dịch não tủy qua đám rối mạch mạc
Não úng thủy không giao tiếp
Thông thường, dịch não tủy chảy ở trong não thất theo trình tự não thất bên rồi đến não thất ba qua các lỗ sau mới đổ xuống khoang dưới nhện rồi xuống tới tủy sống.
Khi các lỗ này bị chặn hoặc bít tắc làm dịch não tủy ở các não thất không liên kết với nhau gây nên não úng thủy không giao tiếp.
Dịch não tủy bị chặn ở vị trí các não thất
Dấu hiệu bệnh não úng thủy
Trẻ sơ sinh
- Trẻ mới sinh ra khớp sọ không đóng kín nên dịch não tủy dễ tràn ra khớp sọ. Chính vì vậy, đặc điểm dễ nhận biết nhất là hình ảnh đầu to ra bất thường, da đầu chứa nước bóng.
- Thóp phồng lên bất thường, không phẳng và các mạch máu dưới da giãn hơn bình thường.
- Trẻ nhạy cảm với âm thanh, dễ bị giật mình, có thể xuất hiện tình trạng co giật, động kinh.
- Mắt trẻ luôn hướng xuống dưới tạo nên một dấu hiệu đặc trưng là dấu hiệu mặt trời lặn.
- Trẻ bú kém, nôn tất cả mọi thứ vừa ăn ra ngoài.
- Tình trạng nặng hơn không còn kích động mà xuất hiện trạng thái li bì, ngủ nhiều hơn nhưng uể oải.
- Khi thức các hoạt động kém linh hoạt, ánh mắt lờ đờ.
Dấu hiệu mặt trời lặn là dấu hiệu đặc trưng của trẻ não úng thủy
Trẻ em
Với những trẻ lớn hơn, các khớp sợ đã đóng kín sẽ rất khó nhận biết tình trạng kích thước vòng đầu to lên. Các đặc điểm có thể xuất hiện trong giai đoạn này là:
- Đau đầu dữ dội.
- Có thể xuất hiện vòng đầu to hơn bình thường ở trẻ mới biết đi.
- Xuất hiện rối loạn thị giác như nhìn mờ hoặc nhìn đôi.
- Có thể gặp rối loạn tri giác như hôn mê, ngủ gà, lơ mơ.
- Dễ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ hơn bình thường.
- Dễ gặp phải tình trạng rối loạn phối hợp động tác.
- Trẻ dễ bị kích động và có xu hướng thay đổi tính cách, thành tích học tập sa sút.
Đau đầu dữ dội là một trong những dấu hiệu của não úng thủy
Thanh niên và trung niên
Ở độ tuổi này, vòng đầu đã cố định và không thể thay đổi kích thước. Chính vì vậy, các triệu chứng có thể gặp là:
- Đau đầu âm ỉ cả ngày, không có xu hướng giảm khi uống thuốc giảm đau.
- Các động tác thực hiện chậm hơn mức bình thường, phản xạ không còn linh hoạt, rối loạn phối hợp các động tác.
- Rối loạn thị lực như nhìn đôi, nhìn mờ…
- Rối loạn cơ tròn, rối loạn bàng quang gây tiểu không tự chủ.
- Không thể thực hiện tốt các hoạt động trí não: tư duy suy giảm, giảm tập trung, giảm năng suất học tập.
Người bệnh có thể khó tập trung trong công việc
Người cao tuổi
Ở người cao tuổi, các dấu hiệu thường thấy có thể kể đến là:
- Rối loạn đại tiện, tiểu tiện.
- Dáng đi xiêu vẹo, mất kiểm soát.
- Suy giảm trí nhớ, không thể nhớ được những việc cần làm, khó tập trung.
Người cao tuổi bị não úng thủy có thể rối loạn đại tiểu tiện
Các phương pháp điều trị não úng thủy
Đặt Shunt dẫn lưu não thất (PV)
Đây là phương pháp điều trị hay được sử dụng trong thời điểm hiện tại. Bác sĩ sẽ đặt một hệ thống ống dẫn lưu có van để điều khiển dịch não tủy chảy đúng hướng với tốc độ thích hợp.
Hệ thống này bắt đầu ở một trong những não thất, được luồn dưới da và cuối cùng dừng lại ở bụng. Màng bụng trong trường hợp này giúp hấp thu dịch não tủy.
Đặt Shunt dẫn lưu não thất là phương pháp hay được sử dụng hiện nay
Mổ nội soi phá sàn não thất III (ETV)
Bác sĩ sẽ dùng một chiếc camera nhỏ quan sát và thao tác phá hủy sàn não thất ba để chuyển hướng dòng chảy của dịch não tủy đến bể chứa vùng cầu não.
Phẫu thuật này có thể được đi kèm với phẫu thuật đốt đám rối mạch mạc, điều này giúp hạn chế sản xuất dịch não tủy.
Phẫu thuật phá sàn não thất III để chuyển hướng dòng chảy dịch não tủy
Trẻ bị não úng thuỷ sống được bao lâu?
Não úng thủy cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới thoát vị não và tử vong. Tỷ lệ trẻ tử vong được thống kê dao động từ 0 – 3%.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có biến chứng và tiên lượng khác nhau. Chính vì vậy việc phát hiện và điều trị càng sớm thì các biến chứng cũng như tỷ lệ tử vong càng thấp.
Tìm hiểu thêm: 4 mẹo giúp bé hết mút tay các mẹ nên biết
Não úng thủy nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giảm tỷ lệ tử vong
Biến chứng nguy hiểm của não úng thủy
Biến chứng não úng thủy ở trẻ sơ sinh
Với trẻ sơ sinh biến chứng thường xảy ra rất nặng nề. Do hệ thần kinh ở lứa tuổi này chưa phát triển hoàn thiện nên tổn thương sẽ gây ra tổn thương não và khuyết tật thể chất.
Chính những biến chứng này làm cho trẻ khi lớn lên không thể tự hoàn thành những hoạt động bình thường như sinh hoạt cá nhân, đi học mà phải có người lớn theo sát.
Trẻ sơ sinh không thể tự làm những sinh hoạt bình thường
Biến chứng não úng thủy trẻ biết đi
Ở trẻ biết đi những biến chứng gặp phải có thể ảnh hưởng nhiều đến khả năng nhận thức và học tập của trẻ nhỏ.
Những trẻ này sẽ cần một giáo viên đặc biệt để hỗ trợ chúng xác định nhu cầu học tập, cải thiện những khiếm khuyết trong nhận thức.
Trẻ cần sự hỗ trợ đặc biệt để nhận biết sự vật xung quanh
Biến chứng não úng thủy ở người lớn tuổi
Người lớn tuổi khi gặp tình trạng não úng thủy có thể mắc những vấn đề liên quan đến trí nhớ như quên địa chỉ nhà, quên những việc phải làm,…
Mặt khác, việc chăm sóc các biến chứng sau khi dẫn lưu dịch cũng là vấn đề cần được quan tâm và dự phòng.
Người cao tuổi có thể gặp những vấn đề liên quan đến trí nhớ
Nguy cơ mắc tai biến sau phẫu thuật
Khi đặt hệ thống ống dẫn lưu cần theo dõi các triệu chứng liên quan để kịp thời khắc phục. Một số dấu hiệu để nhận biết tình trạng này là:
- Đau đầu âm ỉ.
- Xuất hiện nhìn đôi hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
- Sưng tấy, đau dọc đường đi của shunt, sốt nhẹ.
- Đau, nhức vùng cổ hoặc vai.
- Gặp phải tình trạng buồn nôn, nôn không kiểm soát.
- Tái phát các triệu chứng của não úng thủy.
Sau phẫu thuật não úng thủy có thể xuất hiện đau đầu âm ỉ
Biện pháp phòng ngừa não úng thủy
Tiêm vắc xin trong thời kỳ mang thai
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ rất yếu, hệ miễn dịch thay đổi dễ bị các vi khuẩn, virus tấn công gây nên những tình trạng không mong muốn cho thai nhi như dị tật, đẻ non, thai chết lưu.
Chính vì vậy, tiêm phòng những mũi cần thiết như sởi – quai bị – rubella, cúm, bạch hầu – uốn ván – ho gà,… để ngăn chặn những nhiễm trùng không cần thiết.
Tiêm vắc xin thời kỳ mang thai để phòng ngừa tối đa các bệnh
Tránh tình trạng chấn thương đầu
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn nằm trong nôi, cũi nên làm thanh chắn và lan can để bảo vệ trẻ, tránh làm cho trẻ rơi xuống đất gây chấn thương.
Trong trường hợp trẻ đã biết đi nên loại bỏ những vật cản, những vật không an toàn trên đường đi tránh tình trạng tổn thương vùng đầu.
Sử dụng cũi để tránh trẻ rơi xuống đất tạo thành chấn thương đầu
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Nên có kế hoạch thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu của não úng thủy khi nó diễn biến từ từ, khó nhận biết.
Với phụ nữ mang thai nên kiểm tra thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm phát hiện sớm bệnh não úng thủy.
Phụ nữ mang thai cần kiểm tra sức khỏe định kỳ
Cách chăm sóc bệnh nhân não úng thuỷ
Bệnh nhân não úng thủy cần được quan tâm chăm sóc, đồng hành và phục hồi chức năng để có thể thực hiện được các hoạt động tự phục vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cha mẹ cần phải học cách chăm sóc, theo dõi những biến chứng sau đặt dẫn lưu, cách chăm sóc dẫn lưu để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
>>>>>Xem thêm: Top 17 loại dầu gội thảo dược tự nhiên chắc khỏe tóc được ưa chuộng
Phụ huynh kết hợp với những hỗ trợ từ bên ngoài để chăm sóc trẻ
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về não úng thủy, cũng như những phương pháp để hạn chế xuất hiện tình trạng này. Cần lưu ý rằng hậu quả của bệnh là cực kỳ nghiêm trọng, chính vì vậy phòng ngừa là việc vô cùng cần thiết. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy bài viết hữu ích nhé!