Đau họng gây khó chịu cho người bệnh với cảm giác đau, ngứa và rát cổ họng. Cùng Kenshin tìm hiểu các nguyên nhân đau họng và cách phòng ngừa qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: 3 nguyên nhân đau họng thường gặp và cách phòng ngừa
Contents
Virus
Virus là một trong những tác nhân phổ biến gây ra nhiều bệnh như: cảm lạnh, cảm cúm, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng. Chính những căn bệnh này làm xuất hiện các triệu chứng đau, ngứa rát cổ họng. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng thuốc điều trị.
Vi khuẩn
Chủng vi khuẩn Streptococcus (liên cầu khuẩn) là nhóm vi khuẩn gây nhiễm trùng cổ họng với các triệu chứng có thể xuất hiện như: sốt, amidan sưng đỏ, sưng bạch huyết và đặc biệt là gây ra đau họng khi nuốt.
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra chiếm 20–30% nguyên nhân gây đau họng ở trẻ em và khoảng 10% ở người lớn.[1]
Các nguyên nhân thường gặp khác
Đau họng thường là triệu chứng của một bệnh lý nào đó mà nguyên nhân chính là do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Bên cạnh đó đau họng cũng có thể là phản ứng của cơ thể trước các tác nhân ngoài môi trường hoặc các vật mà bạn tiếp xúc qua, các yếu tố gây đau họng có thể kể đến đó là:
- Dị ứng: hệ miễn dịch của cơ thể sẽ có những phản ứng nhất định khi gặp các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông, bụi, thuốc, thực phẩm,… các phản ứng dị ứng có thể gây cơn ngứa, đau ở cổ họng.
- Kích ứng không khí: không khí khô thiếu độ ẩm hoặc ô nhiễm có thể khiến cổ họng phải “gửi tín hiệu” bằng những cơn đau.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, bạn sẽ xuất hiện các cơn ợ chua điều đó khiến acid dạ dày trào lên phía sau cổ họng gây đau rát cổ họng.
- Không khí lạnh: Việc tiếp xúc với không khí lạnh quá lâu có thể khiến cổ họng trở nên nhạy cảm hơn.
Một số nguyên nhân hiếm gặp
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau họng tuy không phổ biến nhưng vẫn có nguy cơ xảy mà bạn không nên chủ quan như:
- Nhiễm HIV.
- Khối u của thanh quản, lưỡi hoặc cổ họng.
- Bệnh lý viêm nắp thanh quản.
Để biết chính xác bạn có đang gặp bệnh lý nguy hiểm nào không bạn nên đến thăm khám bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe để chẩn đoán chính xác.
Tìm hiểu thêm: Cây đinh lăng là gì? Tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám các triệu chứng lâm sàng và khai thác tiền sử bệnh của bạn. Để chẩn đoán chính xác bác sĩ sẽ tiến hành một số thao tác khám và xét nghiệm như:
- Quan sát cổ họng bằng que gỗ và đèn pin.
- Kiểm tra các bạch huyết có bị sưng bằng cách sờ nhẹ ở cổ.
- Nghe nhịp thở bằng ống nghe.
Nếu có nghi ngờ bạn đang nhiễm phải bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây ra bác sĩ sẽ sử dụng một xét nghiệm đơn giản bằng cách dùng gạc/tăm bông vô trùng để lấy mẫu dịch ở cổ họng và gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu.
Khi nào gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Triệu chứng đau họng có thể dễ dàng được cải thiện khi điều trị tại nhà nhưng trong một vài trường hợp dưới đây bạn cần nên thăm khám bác sĩ sớm để điều trị kịp thời:
- Tình trạng đau họng dữ dội.
- Cơn đau họng kèm theo sốt cao.
- Triệu chứng đau họng kéo dài hoặc ngày càng nghiêm trọng.
- Cổ họng sưng đau khiến bạn mất ngủ.
- Đau họng và xuất hiện phát ban đỏ.
Các bệnh viện có chuyên khoa tai, mũi, họng uy tín
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược (thăm khám tại cơ sở 1),…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội (thăm khám tại khoa Tai Mũi Họng), Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (thăm khám tại khoa Tai Mũi Họng),…
Cách phòng ngừa đau họng
Hãy ghi nhớ nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Đau họng mặc dù có thể thuyên giảm khi sử dụng thuốc hoặc một số biện pháp chữa đau họng tại nhà tuy nhiên những cơn đau họng ít nhiều sẽ gây ra khó chịu, phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày. Các biện pháp giúp bạn có thể phòng ngừa đau họng bao gồm [2]:
- Cai thuốc lá (nếu bạn đang hút thuốc) hoặc hạn chế tiếp xúc với người hút thuốc lá.
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm, cảm lạnh hoặc bệnh về hô hấp gây ra viêm họng và dễ lây lan.
- Rửa tay thường xuyên.
- Hạn chế chung đồ ăn, thức uống hoặc đồ dùng với người có dấu hiệu nhiễm các bệnh về hô hấp.
- Tránh chạm tay chưa được vệ sinh sạch sẽ lên mắt và mặt.
- Tạo cho bạn thói quen ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi một cách lành mạnh.
- Uống đủ nước.
- Tiêm vaccine ngừa cúm.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Norax Supplement của nước nào? Có tốt không?
Hiểu rõ nguyên nhân là yếu tố quan trọng không thể thiếu để tìm ra giải pháp cho việc điều trị và phòng ngừa bệnh đau họng hiệu quả. Và việc điều trị sẽ không bao giờ tốt bằng phòng ngừa, hãy chủ động chăm sóc sức khỏe ngay hôm nay để hạn chế cơn đau họng phiền toái “ghé thăm”.
Nguồn: mayoclinic, medicalnewstoday, webmd, osteopathic