3 nguyên nhân viêm lưỡi thường gặp bạn cần biết

Rate this post

Viêm lưỡi gây ra nhiều sự khó chịu và đau đớn cho người bệnh, nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu về các nguyên nhân viêm lưỡi qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: 3 nguyên nhân viêm lưỡi thường gặp bạn cần biết

3 nguyên nhân viêm lưỡi thường gặp bạn cần biết

Viêm lưỡi làm thay đổi màu sắc và kết cấu bề mặt của lưỡi

Thiếu hụt sắt và vitamin B

Sắt điều chỉnh sự phát triển của tế bào bằng cách giúp cơ thể bạn tạo ra các tế bào hồng cầu, mang oxy đến các cơ quan, mô và cơ.

Thiếu sắt có thể gây viêm lưỡi vì lượng sắt thấp sẽ dẫn đến lượng myoglobin thấp. Myoglobin là một loại protein trong các tế bào hồng cầu, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của tất cả các cơ trong cơ thể, bao gồm cả mô cơ của lưỡi.

Ngoài ra, việc thiếu các loại vitamin nhóm B sau cũng có thể gây viêm lưỡi: vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6, vitamin B9, vitamin B12.

3 nguyên nhân viêm lưỡi thường gặp bạn cần biết

Việc thiếu hụt sắt và vitamin B là nguyên nhân gây viêm lưỡi

Các bệnh nhiễm trùng

Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus (virus herpes) và nấm (phổ biến nhất là loài Candida) đều có thể gây nên tình trạng viêm lưỡi.

Herpes simplex (HSV) là một loại virus gây ra vết loét và mụn nước quanh miệng, góp phần gây sưng và đau ở lưỡi, dẫn tới bệnh herpes miệng. Herpes lưỡi là một dạng của bệnh herpes miệng và đây được coi là nguyên nhân gây viêm lưỡi.

3 nguyên nhân viêm lưỡi thường gặp bạn cần biết

Herpes lưỡi có thể gây ra tình trạng viêm lưỡi

Dị ứng với thuốc, thức ăn và các chất kích ứng khác

Phản ứng dị ứng với thuốc, thức ăn và các chất kích ứng tiềm tàng khác có thể làm trầm trọng thêm các nhú và mô cơ của lưỡi. Các chất kích ứng có thể là kem đánh răng hoặc một số loại thuốc điều trị cao huyết áp.

Khi nhận thấy bản thân có các phản ứng dị ứng gây viêm lưỡi, bạn nên ngừng sử dụng chất gây dị ứng và đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Không nên mang tất khi đi ngủ vào mùa lạnh

3 nguyên nhân viêm lưỡi thường gặp bạn cần biết

Dị ứng thức ăn có thể làm trầm trọng thêm các nhú và mô cơ của lưỡi

Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, tình trạng viêm lưỡi có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác như:

  • Lưỡi bị tổn thương.
  • Hội chứng bỏng miệng bệnh down.
  • Bệnh lý: giang mai, ung thư vòm họng,…
  • Không uống đủ nước.
  • Bệnh vẩy nến và các bệnh tự miễn dịch khác.
  • Yếu tố tâm lý.

3 nguyên nhân viêm lưỡi thường gặp bạn cần biết

Uống không đủ nước cũng có thể gây viêm lưỡi

Khi nào gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Các triệu chứng cần cân nhắc đến gặp bác sĩ có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm. Các triệu chứng chung bao gồm:

  • Đau hoặc sưng lưỡi.
  • Thay đổi màu sắc của lưỡi.
  • Nói hay ăn uống bị ảnh hưởng, trường hợp nặng có thể bị mất các khả năng này.
  • Mất nhú trên bề mặt lưỡi.

Nếu các triệu chứng trên không biến mất sau một thời gian, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.

Trường hợp lưỡi bị sưng nghiêm trọng bắt đầu chặn đường thở, bạn cần gặp bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn.

3 nguyên nhân viêm lưỡi thường gặp bạn cần biết

Bạn cần đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể nếu các triệu chứng không thuyên giảm

Chẩn đoán

Bạn có thể gặp nha sĩ hoặc bác sĩ để được đánh giá tình trạng của mình. Họ sẽ tiến hành kiểm tra miệng của bạn để xem có vết sưng tấyphồng rộp bất thường nào trên lưỡi, nướu và các mô mềm trong miệng của bạn không.

Các mẫu nước bọt và máu của bạn cũng có thể được lấy và gửi đến phòng xét nghiệm nghiệm để kiểm tra thêm về các bệnh hoặc thiếu hụt dinh dưỡng tiềm ẩn.

3 nguyên nhân viêm lưỡi thường gặp bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Leo của nước nào? Chất lượng có tốt không?

Vết sưng tấy bất thường trên lưỡi là dấu hiệu chẩn đoán viêm lưỡi

Các bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng uy tín

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
  • Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học y Hà Nội,…

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về nguyên nhân viêm lưỡi. Hãy theo dõi tình trạng viêm lưỡi và nhanh chóng thăm khám bác sĩ nếu tình trạng sưng viêm không thuyên giảm bạn nhé!

Nguồn: Medicalnewstoday, Healthline, NIH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *