4 cách điều trị viêm bàng quang bạn nên biết

Rate this post

Viêm bàng quang là một bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ảnh hưởng đến bàng quang. Đây là một nhiễm trùng phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ. Bệnh thường tự khỏi, nhưng đôi khi có thể cần điều trị thường xuyên hoặc lâu dài. Cùng Kenshin tìm hiểu về các cách điều trị viêm bàng quang nhé!

Bạn đang đọc: 4 cách điều trị viêm bàng quang bạn nên biết

Điều trị viêm bàng quang tuỳ thuộc vào nguyên nhân của bệnh.

Điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn

Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị được lựa chọn đầu tay đối với viêm bàng quang do vi khuẩn gây ra. Bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc và thời gian sử dụng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn cũng như loại vi khuẩn được tìm thấy trong nước tiểu.

  • Đối với nhiễm trùng lần đầu: Các triệu chứng thường cải thiện rõ trong vài ngày đầu tiên dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, bạn cần dùng thuốc từ 3 ngày đến 1 tuần tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng.
  • Đối với nhiễm trùng tái phát: Nếu bạn bị nhiễm trùng tiểu tái phát, bạn có thể phải dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài hơn. Bác sĩ chuyên khoa thận-tiết niệu có thể chỉ định các xét nghiệm kỹ hơn để tìm nguyên nhân nhiễm trùng.
  • Đối với nhiễm trùng bàng quang mắc phải tại bệnh viện: Bạn có thể phải sử dụng nhiều loại kháng sinh khác nhau và các phương pháp điều trị khác nhau. Nhiễm trùng bệnh viện là một thách thức đối với các nhà lâm sàng vì vi khuẩn được tìm thấy trong bệnh viện thường kháng lại các loại kháng sinh phổ biến được sử dụng để điều trị nhiễm trùng bàng quang mắc phải trong cộng đồng.

Lưu ý: Trong một số trường hợp, dùng một liều kháng sinh duy nhất sau khi quan hệ tình dục có thể gây tái nhiễm trùng viêm bàng quang.

4 cách điều trị viêm bàng quang bạn nên biết

Điều trị viêm bàng quang kẽ

Không có phương pháp điều trị duy nhất nào hiệu quả nhất cho người bị viêm bàng quang kẽ cũng như chưa rõ nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng này. Để làm giảm các triệu chứng, bạn có thể cần dùng thuốc uống hoặc thuốc đặt trực tiếp vào bàng quang thông qua một ống nhỏ.

Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng một thủ thuật gọi là kích thích thần kinh. Phương pháp này sử dụng các xung điện nhẹ để giảm đau vùng chậu và tiết niệu.

Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng nếu các phương pháp điều trị khác đều thất bại. Phẫu thuật có thể không có tác dụng giảm đau hay giảm các triệu chứng khác.

4 cách điều trị viêm bàng quang bạn nên biết

Điều trị các dạng viêm bàng quang không do nhiễm trùng khác

Một số người nhạy cảm với thành phần có trong sữa tắm, dung dịch vệ sinh hoặc chất diệt tinh trùng có thể gây viêm bàng quang.

Cách để cải thiện tình trạng này là bạn cần tránh các sản phẩm gây kích ứng. Chúng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và ngăn ngừa nhiều đợt viêm bàng quang xuất hiện hơn.

Bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng giúp loại bỏ các chất có thể gây kích ứng bàng quang. Đối với viêm bàng quang phát triển do biến chứng của hóa trị hoặc xạ trị, mục đích điều trị tập trung chủ yếu vào việc kiểm soát cơn đau bằng cách dùng thuốc.

4 cách điều trị viêm bàng quang bạn nên biết

Thay đổi lối sống và điều trị tại nhà

Viêm bàng quang có thể gây đau, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà sau để giảm bớt sự khó chịu:

  • Chườm ấm: Sử dụng một túi ấm đặt trên bụng dưới của bạn có thể làm dịu áp lực bàng quang và giảm đau.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước có thể giúp cơ thể giữ đủ nước, giúp dễ chịu hơn. Tránh cà phê, rượu, nước ngọt có caffein và nước ép cam quýt. Ngoài ra, tránh thức ăn cay cho đến khi khỏi nhiễm trùng vì chúng có thể gây kích ứng bàng quang và làm cho nhu cầu đi tiểu thường xuyên hoặc trở nên tồi tệ hơn.

Tìm hiểu thêm: Cách xử trí khi trẻ bị nghẹt mũi mà cha mẹ nên biết

4 cách điều trị viêm bàng quang bạn nên biết

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn nên đến bệnh viện khám ngay nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nghi nhiễm trùng thận. Bao gồm:

  • Đau lưng hoặc đau hông lưng.
  • Sốt và ớn lạnh.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Đi tiểu gấp, thường xuyên hoặc đau kéo dài trong vài giờ hoặc lâu hơn.
  • Có máu trong nước tiểu.
  • Đã được chẩn đoán nhiễm trùng tiểu trước đó và xuất hiện các triệu chứng giống như lần nhiễm trùng tiểu trước.
  • Triệu chứng viêm bàng quang quay trở lại sau khi điều trị xong bằng kháng sinh.

4 cách điều trị viêm bàng quang bạn nên biết

Sốt là triệu chứng thường gặp khi bạn bị viêm bàng quang

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm bàng quang dựa trên các triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh của bạn.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để có thể xác định chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp như:

  • Tổng phân tích nước tiểu: bạn sẽ tự thu một lượng nhỏ nước tiểu của bạn vào một lọ nhỏ. Nước tiểu của bạn sẽ được phân tích trong phòng xét nghiệm để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như vi khuẩn, máu hoặc mủ. Nếu tìm thấy vi khuẩn, bạn cũng có thể làm xét nghiệm gọi là cấy nước tiểu để kiểm tra loại vi khuẩn nào gây nhiễm trùng.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Xét nghiệm hình ảnh thường không cần thiết cho viêm bàng quang. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hình ảnh có thể hữu ích. Ví dụ: chụp X-quang hoặc siêu âm có thể giúp bác sĩ tìm ra các nguyên nhân tiềm ẩn khác gây viêm bàng quang, chẳng hạn như khối u hoặc các dị dạng bẩm sinh khác.

4 cách điều trị viêm bàng quang bạn nên biết

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu IAP của nước nào? Chất lượng có tốt không?

Các bệnh viện uy tín

Khi nhận thấy bản thân gặp phải tình trạng viêm bàng quang hoặc cần nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn, bạn có thể đến khoa Tiết niệu của một số bệnh viện uy tín sau:

  • Tại Tp.HCM: Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Trung ương quân đội 108,…

Trên đây là một số phương pháp điều trị viêm bàng quang. Các phương pháp sẽ thay đổi khác nhau dựa trên tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Bác sĩ sẽ chọn phương pháp phù hợp nhất với bạn và việc của bạn là tuân thủ theo điều trị của bác sĩ. Hãy chia sẻ nếu thấy bài viết hay và hữu ích nhé!

Nguồn tham khảo: Mayo Clinic

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *