Sỏi amidan là một bệnh về amidan rất thường gặp. Hãy tham khảo các phương pháp lấy sỏi amidan ở nhà không gây đau đớn mà Kenshin chia sẻ dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: 4 cách lấy sỏi amidan tại nhà giúp bạn điều trị sỏi amidan hiệu quả
Contents
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối là phương pháp dân giã nhưng hiệu quả mang lại khá tốt và không độc hại. Nước muối có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm tương đối tốt.
Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm mùi hôi, giảm sưng tấy và làm dịu họng. Ngoài việc hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau họng kể trên thì súc miệng nước muối sau khi ăn còn giúp loại bỏ các thức ăn thừa ở kẽ răng và các hốc amidan.
Bạn nên sử dụng các loại nước muối bán sẵn ở các nhà thuốc để súc miệng. Trong trường hợp bạn tự pha nước muối tại nhà thì nên chọn loại muối chứa ít tạp chất, pha một lượng muối vừa phải với nước ấm. Vì nước muối đậm đặc sẽ khiến cho ổ viêm tồi tệ hơn và bạn sẽ cảm thấy đau rát cổ họng.
Một nghiên cứu của tiến sĩ Huỳnh Nhật Công Nam cho thấy vệ sinh bằng dung dịch NaCl 0,9 và 1,8% sẽ giúp quá trình lành vết thương nhanh chóng hơn. Nhưng nếu nồng độ dung dịch NaCl tăng lên cao (khoảng 7,2%) sẽ dẫn đến một kết quả ngược lại.[1]
Pha nước muối nên sử dụng luôn tránh pha để dành
Dùng máy tăm nước áp suất thấp
Bạn có thể sử dụng tăm nước với áp suất phun thấp để lấy sỏi amidan, tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi bạn phải cẩn trọng.
Hãy thực hiện ở nơi có đầy đủ ánh sáng và kiểm soát tia nước bắn ra tránh sỏi amidan rơi ngược lại phía sau cổ họng gây ho hoặc trong trường hợp nguy hiểm hơn là chẹn đường hô hấp gây nghẹt thở.
Không nên sử dụng máy tăm nước để lấy sỏi amidan ở trẻ em
Súc miệng bằng giấm táo(ACV)
Acid acetic trong giấm táo sẽ giúp làm thu nhỏ kích thước sỏi amidan một cách từ từ. Ngoài ra giấm táo còn có tác dụng sát trùng, giảm viêm, giúp giảm sưng tấy, giảm đau họng và cải thiện hôi miệng khi súc miệng hàng ngày.
Một nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn của giấm táo cho rằng giấm táo có nhiều đặc tính kháng khuẩn trên các loài vi sinh vật khác nhau vì giấm táo ảnh hưởng đến sự phát triển của vi khuẩn, ức chế cytokine đơn nhân và phản ứng thực bào.
Sau khi bổ sung giấm táo vào môi trường thì các vi sinh vật đã bị suy giảm đáng kể vì giấm táo phá huỷ tính toàn vẹn của tế bào, các protein cấu trúc và quá trình chuyển hóa.[2]
Cách sử dụng: pha loãng 1 thìa giấm táo với 1 cốc nước ấm và dùng hỗn hợp này súc miệng hằng ngày.
Tìm hiểu thêm: Đo mật độ xương là gì? Ai nên kiểm tra loãng xương
Giấm táo có rất nhiều công dụng
Dùng tăm bông
Nếu bạn nhìn thấy sỏi amidan và viên sỏi có kích thước nhỏ trong vòm họng, bạn có thể sử dụng tăm bông hoặc các vật dụng sạch sẽ và mềm tương tự để lấy chúng.
Bạn cần phải thận trong vì amidan rất nhạy cảm, nếu dụng cụ lấy quá cứng hoặc tác động với một lực lớn sẽ khiến amidan bị tổn thương, viêm nặng hơn.
Cách sử dụng: làm ẩm tăm bông và lấy viên sỏi ra một cách nhẹ nhàng nhất. Sau đó, súc miệng lại bằng nước muối.
Lưu ý: không nên dùng phương pháp này cho trẻ em tại nhà.
Tránh chạm tăm bông vào lưỡi gà
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ hỗ trợ, tư vấn và điều trị trong trường hợp:
- Bạn đã thực hiện các phương pháp trên tại nhà nhưng không có hiệu quả.
- Bạn thường xuyên bị sỏi amidan hoặc bị sỏi amidan kéo dài.
- Con hoặc em bạn bị sỏi amidan.
- Bạn có các triệu chứng của viêm amidan như: khó nuốt, cảm giác như hóc xương và đau nhói đến tai, mủ hoặc tiết dịch trắng từ amidan, chảy máu ở amidan, rối loạn nhịp thở khi ngủ.
>>>>>Xem thêm: Dầu hạt bí ngô: dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe và lưu ý khi sử dụng
Các bệnh viện có chuyên khoa tai, mũi, họng uy tín
Một số bệnh viện uy tín bạn có thể thăm khám nếu gặp phải các triệu chứng sỏi amidan kéo dài hoặc cần nhận được sự tư vấn đến từ bác sĩ chuyên khoa:
- Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1,…
- Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội – Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Tai Mũi Họng,…
Mong rằng những kiến thức về cách lấy sỏi amidan mà Kenshin mang đến sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ bài viết đến với nhiều người hơn nhé!
Nguồn tham khảo: Clevelan Clinic, National Library of Medicine, Medical News Today, Healthline.