Tuy nhụy hoa nghệ tây (saffron) là một dược liệu an toàn và lành tính nhưng vẫn có một vài lưu ý khi dùng. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về các lưu ý khi sử dụng nhụy hoa nghệ tây qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: 4 lưu ý khi sử dụng nhụy hoa nghệ tây không thể bỏ qua
Contents
Không sử dụng quá liều
Nhụy hoa nghệ tây không phải là thuốc nên không có liều lượng cố định. Theo Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đã công nhận đây là một loại thảo dược an toàn và lành tính, có thể sử dụng mỗi ngày.
Các nghiên cứu đã thực hiện bằng cách sử dụng 30mg chiết xuất hoặc 15 – 200mg nghệ tây mỗi ngày được báo cáo không có tác dụng độc hại trên thận, gan, tuyến giáp và hệ thống huyết học.[2]
Tuy nhiên, uống một lượng lớn nhụy hoa nghệ tây là có thể không an toàn.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhụy hoa nghệ tây khi dùng 10,5 gram mỗi ngày có thể gây ra các phản ứng phụ độc hại như nhức đầu, chóng mặt, suy nhược và chán ăn. Trong trường hợp nghiêm trọng, cũng có thể gây hại cho phổi và thận.[3]
Đặc biệt, liều từ 12 – 20 gam có thể gây tử vong.[4]
Sử dụng liều từ 12 – 20g saffron có thể gây tử vong
Không sử dụng kéo dài
Saffron có thể an toàn khi được dùng với liều lượng lên đến 100mg mỗi ngày trong tối đa 26 tuần.[5]
Nếu sử dụng kéo dài, một số tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:
- Khô miệng.
- Lo lắng.
- Chóng mặt, buồn ngủ.
- Buồn nôn.
- Đau đầu.
- Các phản ứng dị ứng.
7 đối tượng không nên dùng nhụy hoa nghệ tây
Phụ nữ mang thai, đang cho con bú
Trong một nghiên cứu báo cáo rằng sử dụng nghệ tây với số lượng lớn trong thời kỳ mang thai có thể gây ra vấn đề dẫn đến co thắt tử cung và sẩy thai.[6]
Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2014 cho thấy tỷ lệ sẩy thai cao hơn ở những phụ nữ nông dân tiếp xúc với nhụy hoa nghệ tây trong ba tháng đầu của thai kỳ.[7]
Người đang điều trị tâm lý
Nhụy hoa nghệ tây có dược tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến tâm trạng có thể kích thích và gây ra các hành vi bốc đồng, hưng cảm ở những trường hợp đang điều trị tâm lý, đặc biệt là tình trạng rối loạn lưỡng cực.
Do đó, những người đang ở tình trạng này không nên sử dụng nhụy hoa nghệ tây.
Người bị bệnh tim
Saffron có thể cải thiện tình trạng lưu thông máu của cơ thể và loại bỏ huyết ứ, giảm nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, khi dùng một lượng lớn nhụy hoa nghệ tây có thể khiến nhịp tim đập nhanh và mạnh, làm trầm trọng thêm một số bệnh liên quan đến tim mạch.
Người dị ứng với các loài thực vật thuộc họ Olea, Lolium và Sanola
Nếu bạn đã từng có tiền sử dị ứng với các họ thực vật Olea, Lolium và Sanola thì cũng có thể dị ứng với nhụy hoa nghệ tây vì theo một nghiên cứu, mức độ phản ứng dị ứng đáng kể đã được chứng minh giữa nghệ tây và 3 họ trên.[8]
Các triệu chứng dị ứng thường gặp như:
- Mẩn ngứa.
- Buồn nôn.
- Chóng mặt, choáng váng,…
Tìm hiểu thêm: 9 công dụng và cách làm sữa hạt tốt cho người bệnh tiểu đường
Người có rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông
Trong một thử nghiệm lâm sàng nhận thấy nhụy hoa nghệ tây có thể ảnh hưởng đến thời gian chảy máu, tăng tác dụng của thuốc chống đông.[9]
Dó đó, không nên sử dụng chung saffron khi đang dùng thuốc chống đông hoặc người đang có tình trạng rối loạn đông máu.
Người có huyết áp thấp
Nhụy hoa nghệ tây có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa huyết áp.[10]
Tuy nhiên, những người bị huyết áp thấp khi sử dụng nhụy hoa nghệ tây có thể dẫn đến tình trạng huyết áp trở nên quá thấp.
Người sắp phẫu thuật
Nhụy hoa nghệ tây có khả năng làm dịu hệ thần kinh trung ương nên sẽ có thể xảy ra tương tác với thuốc gây mê hoặc các loại thuốc khác trong quá trình phẫu thuật.
Do đó, hãy ngừng sử dụng nhụy hoa nghệ tây 2 tuần trước khi làm phẫu thuật để hạn chế các tình huống xấu có thể xảy ra.
Thận trọng trong việc kết hợp nhụy hoa nghệ tây
Nhụy hoa nghệ tây có thể gây ra tương tác, do đó nên thận trọng khi kết hợp với:
- Thuốc điều trị huyết áp cao: khiến huyết áp tụt xuống mức quá thấp.
- Thuốc điều trị đái tháo đường: có thể khiến giảm lượng đường trong máu xuống quá mức.
- Thuốc an thần: có thể gây buồn ngủ và làm chậm nhịp thở.
- Caffeine: có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của caffeine ở một số người.
>>>>>Xem thêm: Lịch tiêm phòng vaccin cho trẻ mới nhất năm 2019
Nên thận trọng khi kết hợp nhụy hoa nghệ tây với một số nhóm thuốc
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin cần lưu ý khi sử dụng nhụy hoa nghệ tây. Hãy chia sẻ bài viết cho người thân và bạn bè nếu thấy hữu ích bạn nhé!
Nguồn: Webmd, Drugs.com, Rxlist.com