Bé mút ngón tay thường được các mẹ xem như một thói quen bình thường, khi các bé lớn sẽ tự bỏ được. Nhưng thực chất thói quen bình thường này sẽ gây ra nhiều bất lợi cho quá trình phát triển của trẻ nếu không được loại bỏ. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu ngay 4 mẹo giúp bé hết mút tay hiệu quả cho các mẹ bỉm sữa là gì nhé!
Bạn đang đọc: 4 mẹo giúp bé hết mút tay các mẹ nên biết
Contents
Xác định nguyên nhân bé mút tay
Trước khi bắt đầu giúp bé từ bỏ việc mút tay, các mẹ nên quan sát kỹ càng cách mút tay của bé để xác định được nguyên nhân từ đâu mà các bé nhà mình tạo thành thói quen đấy.
Việc ngậm mút tay được khẳng định là một sở thích thông thường của trẻ. Nguyên nhân bé ngậm mút được giải thích như sau:
Hầu hết trẻ sơ sinh khi đói bụng sẽ có hành động “chùn chụt” mút ngón tay theo bản năng. Đó được xem là ngôn ngữ thể hiện nhu cầu cần được bú sữa của bé nói với mẹ. Đây chính là thói quen phản xạ tự nhiên của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Khi bé mới biết đi thay vì một số bé thích sử dụng núm vú giả để thỏa mãn nhu cầu bú của mình, thì những bé khác lại thấy ngón tay cái của mình là thuận tiện nhất. Bởi vì ngón tay có thể đưa lên miệng mút được bất cứ lúc nào.
Đối với một số trẻ, thói quen mút ngón tay có thể tiếp tục diễn ra trong suốt những năm bé mới tập đi và thường được xem như là một cơ chế tự xoa dịu, giảm áp lực, tự ti mỗi khi chúng gặp căng thẳng. [1]
Giải thích cho trẻ tại sao không nên mút tay
Hầu hết các bé có thể tự ngừng mút ngón tay trong độ tuổi từ 3 tuổi trở lên.
Với những bé đã lớn thì việc từ bỏ thói quen mút tay là điều rất khó, vì khi đó trẻ đã tập thành một thói quen nhiều năm. Trong trường hợp này, các mẹ nên giải thích nhẹ nhàng và rõ ràng cho bé hiểu “mút tay là xấu” và những tác hại của thói quen này như:
- Ảnh hưởng xấu đến sự sắp xếp răng lợi, nhiều trường hợp trẻ bị hô, răng không đều.
- Thay đổi hình dạng khuôn hàm.
- Gây tật nói ngọng, nói lắp.
- Đối với trẻ bắt đầu mọc răng, bé có thể dễ dàng cắn và nuốt vụn móng tay.
- Dễ nôn ói, nếu đút ngón tay vào miệng quá sâu.
- Vi khuẩn tấn công gây đau bụng, mất vệ sinh.
- Nếu rửa tay không kỹ, bé dễ bị các bệnh giun, sán…
- Biến dạng hình dáng xương ngón tay.
- Nhiễm trùng miệng, khoang miệng.
- Đặc biệt hơn là cơ hội dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm qua đường nước bọt.
Khi bé nhận thức được tác hại của vấn đề, thì việc từ bỏ mút ngón tay sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với mẹ và bé. Hoặc mẹ có thể tìm hiểu các mẹo giúp bé từ bỏ việc mút tay một cách dễ dàng hơn.
Tìm hiểu thêm: 7 yếu tố nguy cơ ung thư vú và dấu hiệu cảnh báo
Dùng các phần thưởng hay lời khen để động viên bé bỏ mút tay
Một phần thưởng nhỏ kèm lời khích lệ là một cách tuyệt vời để mẹ động viên bé trong thời gian đầu bé tập không mút tay. Điều này một phần sẽ tạo động lực tích cực khuyến khích các bé tiếp tục từ bỏ việc mút tay, vừa dạy cho bé biết những thứ nên làm và không nên làm từ khi còn nhỏ.
Trong tuần đầu tiên bé thực hiện bài tập không mút tay, các mẹ hãy dành phần thưởng cho những “chiến binh nhỏ” nghe lời. Nhưng đừng quên thưởng thêm cho các bé khi bé có sự tiến bộ, tự giác không cần phải luôn có mẹ bên cạnh nhắc nhở nhé!
Các mẹ hãy chú ý ghi chép, đánh dấu lại vào lịch để cùng theo dõi xem bé đã tiến bộ như thế nào qua từng ngày, để biết thay đổi và khắc phục nếu đã áp dụng các cách mà bé vẫn không dừng việc mút tay. [2]
Nhắc nhở nhẹ nhàng khi bé mút tay
Các ba hoặc mẹ nên dịu dàng khi ngăn chặn hành động mút tay của bé, cần cẩn thận rút ngón tay bé ra khỏi miệng, không nên mạnh bạo hay gấp rút. Điều này tránh làm hoảng sợ tinh thần cũng như tránh việc vô tình làm xước miệng bé.
Ba mẹ nên nhẹ nhàng tâm sự với con như những “người bạn” rằng hành động mút tay là xấu, có thể làm con đau bụng, sâu răng. Những lời nói dễ nghe này sẽ giúp bé nhận thức rằng mút tay là việc có hại và sẽ dần từ bỏ.
Đối với một số bé có thói quen mút tay khi ngủ, các mẹ có thể mất từ 2 đến 3 tháng để khiến bé có thể từ bỏ việc này.
Tránh lớn tiếng hay quát mắng bé khiến bé cảm thấy sợ hãi. Lúc này, bé sẽ tìm cách mút tay, để tự trấn an bản thân. Vì vậy, ba mẹ hãy kiên nhẫn, cùng con “làm bạn”, để thấu hiểu con nhiều hơn và giúp con thay đổi.
>>>>>Xem thêm: Natri clorua (muối) là gì? Lợi ích, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ của natri clorua
Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết về 4 mẹo giúp bé hết mút tay. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và bổ ích, hãy thích và chia sẻ bài viết này nhé!
Nguồn tham khảo: healthlinkbc, mayoclinic