Vaseline là một loại kem dưỡng ẩm có tác dụng làm mềm da và giảm đau do nứt gót chân. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về cách trị nứt gót chân bằng vaseline nhé!
Bạn đang đọc: 5 cách trị nứt gót chân bằng vaseline tại nhà đơn giản và hiệu quả
Contents
Chu trình chăm sóc nứt gót chân tại nhà
Để giảm tình trạng nứt gót chân, chị em có thể tham khảo các bước làm tại nhà như sau:
- Bước 1: Ngâm chân trong nước ấm có thêm một ít xà phòng trong khoảng 20 phút để loại bỏ các tế bào da chết và làm da gót chân trở nên mềm mại hơn.
- Bước 2: Chà nhẹ nhàng bằng xơ mướp hoặc đá bọt để loại bỏ lớp da dày và cứng ở gót chân.
- Bước 3: Lau chân thật khô để tránh ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Bước 4: Thoa kem chăm sóc tay, chân lên da khô ở gót chân để cung cấp độ ẩm và nuôi dưỡng da, giúp da mềm mại và làm lành các vết nứt.
- Bước 5: Để giữ kem dưỡng ẩm được thẩm thấu cho da, bạn có thể mang vớ dày sau khi thoa kem. [1]
Cách trị nứt gót chân bằng vaseline
Dùng vaseline
Vaseline là một sản phẩm làm từ sáp dầu khoáng giúp phục hồi độ ẩm cho gót chân khô và nứt nẻ. Vaseline có thể được sử dụng để điều trị nứt gót chân bằng cách tạo ra lớp màng bảo vệ trên da, giúp ngăn ngừa mất nước và làm mềm da.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Ngâm chân trong nước ấm khoảng 15 – 20 phút.
- Bước 2: Sử dụng đá bọt để chà nhẹ nhàng vùng da khô cứng và lau khô chân.
- Bước 3: Thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da bị tổn thương.
- Bước 4: Thoa một lượng nhỏ vaseline lên vùng đã thoa kem dưỡng ẩm để giữ độ ẩm.
- Bước 5: Mang đôi vớ dày và giữ chúng qua đêm, sau đó rửa sạch chân vào buổi sáng.
Tần suất thực hiện: Lặp lại quy trình này thường xuyên trước khi đi ngủ. [3]
Vaseline giúp phục hồi độ ẩm cho gót chân khô và nứt nẻ.
Dùng vaseline và chanh
Vaseline và chanh đều là những nguyên liệu tự nhiên có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm da. Chanh có tính axit giúp tẩy tế bào chết và cải thiện làn da nứt nẻ ở bàn chân.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Ngâm chân trong nước ấm khoảng 15 phút.
- Bước 2: Rửa sạch và lau khô.
- Bước 3: Cho 1 muỗng cà phê vaseline và vài giọt nước cốt chanh.
- Bước 4: Thoa hỗn hợp này lên gót chân.
- Bước 5: Mang một đôi tất qua đêm.
- Bước 6: Rửa sạch gót chân bằng nước ấm vào buổi sáng.
Tần suất thực hiện: Áp dụng phương pháp đơn giản này trước khi đi ngủ thường xuyên để mang lại hiệu quả. [4]
Vaseline và chanh đều có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm da
Dùng vaseline và muối
Muối là một nguyên liệu tốt giúp diệt khuẩn an toàn cho da. Hỗn hợp vaseline và muối có tác dụng dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết và làm bong tróc lớp da chết của gót chân.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Trộn 1 muỗng cà phê vaseline với 1/3 muỗng cà phê muối, khuấy đều hỗn hợp.
- Bước 2: Rửa sạch và lau khô chân.
- Bước 3: Thoa đều hỗn hợp lên gót chân và massage nhẹ nhàng trong 5 phút.
- Bước 4: Mang đôi tất qua đêm để giữ cho dưỡng chất thẩm thấu vào da.
Tần suất thực hiện: Bạn nên thực hiện công thức này 3 lần mỗi tuần. [5]
Vaseline và muối có tác dụng dưỡng ẩm và tẩy lớp da chết của gót chân
Dùng vaseline và bơ hạt mỡ
Vaseline và bơ hạt mỡ đều có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm da. Vaseline tạo ra một lớp màng bảo vệ trên da, ngăn chặn sự bay hơi của nước và giữ cho da luôn mềm mại. Bên cạnh đó, bơ hạt mỡ giúp dưỡng ẩm cho da và tái tạo làn da khô, thô ráp.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đun 2 muỗng canh bơ hạt mỡ cho đến khi bơ tan chảy.
- Bước 2: Sau khi bơ đã chảy, tắt bếp và thêm 2 muỗng canh vaseline và 2 muỗng canh vitamin E vào, khuấy đều và thu được hỗn hợp đồng nhất.
- Bước 3: Lưu trữ hỗn hợp kem trong bình kín.
- Bước 4: Thoa kem dưỡng da lên bàn chân đã được rửa sạch và massage nhẹ nhàng để kem được hấp thụ hoàn toàn vào da. [5]
Vaseline và bơ hạt mỡ đều có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm da
Dùng vaseline và nha đam
Vaseline sẽ giữ độ ẩm và làm dịu da, trong khi nha đam có tính chất dưỡng ẩm và làm dịu da hiệu quả. Kết hợp cả hai sẽ tạo ra một sản phẩm dưỡng da tự nhiên và hiệu quả trong việc trị nứt gót chân.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Trộn đều 2 muỗng canh vaseline và 1 muỗng canh gel nha đam.
- Bước 2: Thêm 4 giọt tinh dầu hoa oải hương và tiếp tục trộn đều.
- Bước 3: Rửa sạch chân và lau khô bằng khăn.
- Bước 4: Thoa hỗn hợp lên gót chân và massage theo hình tròn.
- Bước 5: Mang đôi vớ bằng cotton qua đêm.[5]
Trị nứt gót chân bao lâu thì khỏi?
Thời gian để nứt gót chân hồi phục hoàn toàn có thể khác nhau tuỳ theo mức độ và nguyên nhân của các vấn đề như bệnh vảy nến, chàm, tiểu đường…
Nếu vết nứt nhỏ và nông, tình trạng này có thể khỏi trong vài tuần với các phương pháp điều trị tại nhà như ngâm chân, thoa kem dưỡng ẩm… Tuy nhiên, nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ mất khoảng 7 – 14 ngày để nứt gót chân khỏi hoàn toàn. [3]
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Costar Pharma của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Nếu điều trị đúng cách sẽ mất khoảng 7 – 14 ngày để tình trạng nứt gót chân lành
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị nếu gặp các dấu hiệu sau:
- Đau đớn hoặc viêm nhiễm ở gót.
- Có xu hướng tái phát nhiều lần.
- Ngứa, chảy máu hoặc da tổn thương nặng.
- Nứt gót chân ngày càng sâu.[1]
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu ngứa và đau ở gót bàn chân
Lưu ý khi bị nứt gót chân
Để chăm sóc gót chân bị nứt nẻ bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Hạn chế việc tắm quá lâu và nên tắm trong khoảng 5 – 10 phút. Tắm quá lâu có thể làm cho da khô làm cho tình trạng nứt nẻ gót chân trở nên tồi tệ hơn.
- Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ để giúp giữ lại lớp dầu tự nhiên trên da chân.
- Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa 10 – 25% urea, axit alpha hydroxy hoặc axit salicylic và bôi lên gót chân trong khoảng 5 phút sau khi tắm.
- Bôi dầu khoáng lên gót chân trước khi ngủ và mang vớ để tránh dầu làm bẩn chăn.
- Bảo vệ gót chân để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào da chân giúp giảm đau và thúc đẩy nhanh lành vết thương.
- Tránh sử dụng những loại giày hở gót chân hoặc không phù hợp với kích thước của chân. [6]
Không nên tắm quá lâu nếu bạn đang bị nứt gót chân
Cách phòng ngừa nứt gót chân
Để phòng ngừa nứt gót chân bạn nên thực hiện một số phương pháp sau đây:
- Chọn giày dép vừa vặn và bảo vệ gót chân, tránh sử dụng dép xỏ ngón, xăng đan, giày cao gót và giày quá chật.
- Tránh đứng hoặc ngồi khoanh chân quá lâu.
- Thoa kem dưỡng da chân vào ban đêm và sau đó mang tất để giữ ẩm cho chân.
- Kiểm tra chân hàng ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời.
- Sử dụng vớ độn chất lượng để giúp giảm áp lực lên gót chân và khả năng hình thành nứt gót chân.
- Sử dụng miếng lót gót silicon để giữ ẩm cho gót chân và giảm áp lực khi di chuyển.
- Uống đủ nước hàng ngày để cung cấp độ ẩm cho da.
- Sử dụng đá bọt sau khi tắm vài lần một tuần để ngăn ngừa da chân quá dày. [7]
>>>>>Xem thêm: Hiểu đúng về sữa cao năng lượng để tránh dùng sai cho bé
Bạn nên mang tất dày sau khi thoa kem để giúp kem thẩm thấu vào da
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cách trị nứt gót chân. Bạn nên thường xuyên dưỡng ẩm cho gót chân, không nên mang giày dép quá chật và uống đủ nước mỗi ngày nhé!