Sởi là bệnh lý thường gặp ở trẻ em nhưng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy các biện pháp chăm sóc hỗ trợ là rất cần thiết trong quá trình điều trị. Cùng tìm hiểu cách chữa bệnh sởi cho trẻ em qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: 6 cách điều trị hỗ trợ sởi cho trẻ em và hướng dẫn chăm sóc
Contents
Vì sao cần điều trị sởi ở trẻ em?
Sởi là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Sởi thường gây những biến chứng nguy hiểm với các nhóm đối tượng sau đây:
- Trẻ dưới 5 tuổi.
- Người lớn trên 20 tuổi.
- Phụ nữ mang thai.
- Người có hệ thống miễn dịch suy yếu như mắc HIV/AIDS, bệnh bạch cầu.
Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp ở người mắc bệnh sởi là:
- Nhiễm trùng tai: gặp ở 1/10 trẻ mắc bệnh sởi.
- Tiêu chảy.
- Viêm phổi: chiếm 1/20 trẻ mắc bệnh sởi. Đây là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất của trẻ mắc bệnh lý này.
- Viêm não: có thể dẫn tới điếc hoặc thiểu năng trí tuệ.
- Đẻ non hay gặp ở phụ nữ mang thai.[1]
Sởi có thể dẫn tới biến chứng viêm phổi
Bệnh sởi ở trẻ em có chữa được không?
Bệnh sởi hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu người bệnh tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, với mỗi người bệnh cụ thể sẽ có những hướng dẫn điều trị khác nhau.
Vì không có thuốc giúp tiêu diệt virus sởi nên các phương pháp điều trị chỉ xoay quanh cách ly để tránh lây lan, chăm sóc và điều trị để giảm nhẹ các triệu chứng để chờ hệ miễn dịch của cơ thể tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh.
Với những người đã tiêm vaccine sởi thì đã có sẵn kháng thể tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh này. Vì vậy, các triệu chứng thường biểu hiện nhẹ hơn cũng như thời gian điều trị cũng rút ngắn so với những người không tiêm phòng sởi.
Vỡi những người đã tiêm phòng sởi thường ít xuất hiện biến chứng hơn
Nguyên tắc điều trị sởi ở trẻ em
Theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế, có 2 nguyên tắc trong điều trị sởi ở trẻ em là:
- Điều trị các triệu chứng thường gặp, kết hợp với vệ sinh và đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ.
- Theo dõi các biến chứng để can thiệp kịp thời.[2]
Cần theo dõi chặt chẽ các biến chứng của bệnh sởi
Cách chăm sóc trẻ em mắc bệnh sởi
Khi phát hiện các dấu hiệu gợi ý bệnh sởi, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán, phát hiện và tư vấn chăm sóc phù hợp với tình trạng bệnh.
1. Cách ly trẻ
Sởi là bệnh rất dễ lây lan nên khi trẻ mắc bệnh, phụ huynh nên tiến hành cách ly phù hợp với yêu cầu phòng bệnh. Cụ thể là:
- Tránh tiếp xúc với tối đa người trong gia đình.
- Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, sát khuẩn tay đầy đủ.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Đảm bảo không gian cách ly thoáng mát, hợp vệ sinh.
2. Điều trị triệu chứng
Khi trẻ xuất hiện sốt, phụ huynh nên thực hiện hạ sốt cho trẻ theo các hướng dẫn sau đây:
- Sử dụng paracetamol khi nhiệt độ cơ thể trẻ lớn hơn 38,5 độ C.
- Cân nhắc các dạng paracetamol sử dụng cho trẻ như dạng viên đặt hậu môn, viên nén, viên nang, bột pha uống.
- Trước khi sử dụng cần liên hệ bác sĩ để được chỉ định liều thuốc phù hợp với trẻ.
- Khi trẻ sốt cao không hạ, không nên sử dụng liên tục thuốc hạ sốt mà phải báo ngay cho bác sĩ điều trị.
- Bổ sung đủ nước cho trẻ để tránh tình trạng mất nước và rối loạn điện giải.
Sử dụng thuốc để giảm các triệu chứng người bệnh gặp phải
3. Vệ sinh
Do virus sởi luôn tồn tại ở mắt, mũi, miệng và họng nên việc vệ sinh sạch sẽ những cơ quan này sẽ giúp cho loại bỏ một phần virus gây bệnh. Cụ thể là:
- Tắm bằng xà phòng. Sử dụng nước ấm khi tắm.
- Vệ sinh răng miệng sau khi ăn.
- Không nên kiêng tắm và lau người.
Vệ sinh răng miệng sau khi ăn
4. Đảm bảo dinh dưỡng
Các triệu chứng nôn, tiêu chảy, loét miệng thường khiến cho người bệnh không muốn ăn uống. Tuy nhiên, việc cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ lại đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể nhanh hồi phục. Chính vì vậy, người chăm sóc trẻ nên:
- Đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản như tinh bột, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất.
- Chế biến thành thức ăn mềm, dễ ăn và chia thành nhiều bữa nhỏ.
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ kết hợp với những thực phẩm cần thiết khác nếu có hướng dẫn của bác sĩ.
- Không khiêng ăn nhiều thứ cũng như sử dụng gia vị gây khó tiêu.
Tìm hiểu thêm: 14 mẹo giúp móng tay chắc khỏe bạn nên bỏ túi ngay
Đảm bảo đủ dinh dưỡng để cơ thể nhanh hồi phục
5. Bổ sung vitamin A
Vitamin A là một trong những chất quan trọng trong việc dự phòng những biến chứng liên quan đến mắt do bệnh sởi gây ra. Khi trẻ mắc sởi, cơ thể cần được cung cấp một lượng chất này để phục vụ quá trình điều trị nhất có thể. Cụ thể là:
Độ tuổi | Liều lượng trong ngày | Thời gian sử dụng |
Nhỏ hơn 6 tháng | 50.000 đơn vị | 2 ngày |
6 – 12 tháng tuổi | 100.000 đơn vị | 2 ngày |
lớn hơn 12 tháng | 200.000 đơn vị | 2 ngày |
Lưu ý, không sử dụng vitamin cho phụ nữ có thai. Với những trẻ được chẩn đoán thiếu vitamin A thì nên được bổ sung thêm sau khi khỏi bệnh 4 – 6 tuần.
Bổ sung vitamin A để tránh biến chứng liên quan đến mắt
6. Theo dõi và phát hiện biến chứng
Do sởi có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nên người chăm sóc cần theo dõi sát những triệu chứng sau để kịp thời đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất:
- Sốt cao không hạ hoặc sốt cao liên tục có hạ nhiệt khi sử dụng thuốc hạ sốt nhưng khi thuốc này hết tác dụng thì vẫn tiếp tục sốt cao trở lại.
- Ho nhiều ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
- Nhịp thở nhanh.
- Tri giác giảm, xuất hiện tình trạng li bì.
Khi trẻ mắc sởi ho nhiều cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất
Trẻ bị bệnh sởi bao lâu thì khỏi?
Thời gian khỏi bệnh của trẻ bị sởi thường khác nhau. Thông thường, thời gian tính từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi khỏi bệnh dao động từ 2 – 3 tuần tùy thuộc vào mức độ nặng của triệu chứng và các biến chứng liên quan.
Sởi thường hết sau 2 – 3 tuần kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên
Nơi chẩn đoán và điều trị sởi ở trẻ em
Nếu gặp các dấu hiệu như trên, bạn có thể đến ngay các cơ sở y tế gần nhất, các bệnh viện chuyên khoa Nhi, Truyền nhiễm. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:
- Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng thành phố.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, Bệnh viện Nhi Đồng, Bệnh viện Quân Y 108.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về một số cách điều trị hỗ trợ người mắc sởi. Sởi là một bệnh rất dễ lây lan nên khi chăm sóc người nhà cần hết sức cẩn thận để hạn chế lây nhiễm. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, người bệnh nên liên hệ với các bác sĩ để được tư vấn nhé!
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SỞI TẠI NHÀ VÀ TẠI BỆNH VIÊN
https://moh.gov.vn/web/dich-benh/thong-tin-chung/-/asset_publisher/3hfjhpWJ5jW5/content/huong-dan-cham-soc-benh-nhan-soi-tai-nha-va-tai-benh-vien
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Đương quy có tác dụng gì? 11 công dụng của đương quy với sức khỏe