Táo bón là một tình trạng sản phụ thường gặp phải trong giai đoạn mang thai. Tuy táo bón không gây nguy hiểm, nó vẫn làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người mang thai. Hãy cùng tìm hiểu những cách trị táo bón cho bà bầu ngay tại nhà nhé!
Bạn đang đọc: 6 cách trị táo bón cho bà bầu đơn giản, hiệu quả
Trong thời kỳ mang thai, bà bầu rất gặp tình trạng táo bón
Contents
Ăn uống nhiều thực phẩm giàu chất xơ mỗi ngày
Bà bầu nên ăn từ 25 đến 30g thực phẩm giàu chất xơ mỗi ngày. Chất xơ có tác dụng làm mềm phân để chúng dễ dàng đi ra ngoài hơn.
Bà bầu có thể bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống bằng cách thêm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan,… vào bữa ăn của mình.
Uống nhiều nước
Đối với người bình thường, 8 cốc nước mỗi ngày sẽ đủ để cung cấp nước cho cơ thể. Tuy nhiên, với người mang thai, 8 cốc là mức tối thiểu. Người mang thai cần nhiều nước hơn người bình thường để hỗ trợ thai kỳ và làm mềm phân. Vì vậy, bà bầu nên uống từ 8 đến 12 cốc nước để làm giảm tần suất xuất hiện của táo bón.
Nếu uống nước lọc khiến bà bầu cảm thấy nhạt miệng, bạn có thể thay thế bằng sữa ít béo, sinh tố, trà và nước trái cây không thêm đường.
Bà bầu nên uống từ 8 đến 12 cốc nước để làm giảm tần suất xuất hiện của táo bón
Tập thể dục vừa phải
Việc ít di chuyển và vận động thể dục là điều bình thường ở người mang thai vì khi đó, cơ thể người phụ nữ trở nên rất nặng nề, và việc luyện tập thể dục có thể tăng áp lực trên vùng xương chậu và các khớp.
Nhưng nếu bà bầu bị táo bón, tốt nhất là nên dành 20 đến 30 phút tập thể dục vừa phải, 3 lần một tuần để vùng tiêu hóa được vận động.
Bà bầu nên dành 20 đến 30 phút tập thể dục vừa phải để giảm táo bón
Chia nhỏ lượng thức ăn hàng ngày
Hãy thử chia lượng thức ăn hàng ngày của bạn thành 5 tới 6 bữa ăn nhỏ hơn để giúp giảm táo bón. Phương pháp này giúp cho dạ dày đỡ áp lực khi tiêu hóa thức ăn và ruột của bà bầu có thể hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Tìm hiểu thêm: Ứng dụng của natri benzoat trong một số lĩnh vực
Bà bầu nên thử chia nhỏ bữa ăn để giảm táo bón
Thói quen đi vệ sinh
Bà bầu nên tập để hình thành cho bản thân thói quen đi vệ sinh mỗi ngày, tốt nhất vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, điều này không chỉ giúp cơ thể đào thải độc tố mà còn hạn chế tình trạng táo bón hay trĩ.
Thói quen đi vệ sinh vào buổi sáng sau khi thức dậy giúp hạn chế táo bón
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Ngoài một số mẹo được nêu trên, bà bầu cũng nên bổ sung thêm vitamin và khoáng chất trong thai kỳ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế tình trạng táo bón do dùng thuốc sai cách.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu sản phụ bị táo bón lâu hơn 1-2 tuần, hãy đưa sản phụ đi thăm khám bác sĩ ngay. Lưu ý mang theo các loại thuốc và ghi chép các thực phẩm đã ăn để bác sĩ dễ xác định nguyên nhân và điều trị hiệu quả.
Nếu sản phụ bị táo bón lâu hơn 1-2 tuần, hãy đi khám bác sĩ ngay.
Tham khảo một số bệnh viện có chuyên khoa sản, tiêu hóa
Nếu bản thân, gia đình hoặc bạn bè bạn gặp tình trạng táo bón khi mang thai và cần nhận sự tư vấn chuyên môn từ Bác sĩ, hãy đến thăm khám tại các bệnh viện có chuyên khoa sản, tiêu hóa uy tín sau:
- Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thu Cúc, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội,…
>>>>>Xem thêm: Dầu ăn bao nhiêu calo? Ăn dầu ăn có béo không? Lưu ý khi dùng dầu ăn
Nên lựa chọn bệnh viện có chuyên khoa sản, tiêu hóa
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về 4 mẹo điều trị táo bón ở phụ nữ mang thai đơn giản và hiệu quả. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ ngay với người thân và bạn bè của mình nhé!