6 thói quen tốt cho răng miệng bạn cần biết

Rate this post

Liệu cách mà bạn vẫn chăm sóc răng miệng hằng ngày đã đúng? Đôi khi chỉ cần những thay đổi những thói quen nhỏ hằng ngày trong việc chăm sóc răng miệng cũng mang lại kết quả rõ rệt. Cùng Kenshin tìm hiểu những thói quen tốt trong chăm sóc răng miệng!

Bạn đang đọc: 6 thói quen tốt cho răng miệng bạn cần biết

Sử dụng nước súc miệng có Fluoride

Fluoride có khả năng ngăn ngừa sâu răng. Ngay cả khi chăm sóc răng miệng cẩn thận nhưng thiếu fluoride bạn vẫn có thể bị sâu răng.

Do đó, sử dụng nước súc miệng chứa Fluoride có khả năng phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Chúng không chỉ cung cấp thêm Flo giúp răng trắng sáng và chắc khỏe mà còn làm giảm lượng axit trong khoang miệng, làm sạch những khu vực mà bàn chải khó chạm đến để vệ sinh khoang miệng.

Để tránh sự rửa trôi fluoride trong kem đánh răng gây giảm tác dụng, bạn không nên súc miệng ngay sau khi vừa đánh răng xong.

6 thói quen tốt cho răng miệng bạn cần biết

Tránh xa thuốc lá

Hút thuốc lá trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến sắc tố môi, ố vàng răng và lưỡi, hơi thở có mùi khó chịu.

Những người hút thuốc lá, các vết thương trên cơ thể hay vết thương trên miệng thường lâu lành hơn. Thuốc lá, thuốc lá điện tử hay các loại thuốc lá không khói cũng có thể gây sâu răng và các bệnh về nướu.

6 thói quen tốt cho răng miệng bạn cần biết

Đánh răng 2-3 lần/ ngày

Chắc hẳn khuyến nghị đánh răng ít nhất 2 lần/ngày quá quen thuộc với mỗi chúng ta, tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện đúng cách.

Bạn nên chải các mặt trước, sau và trên của răng bằng cách đưa bàn chải theo hướng chuyển động tròn, nhẹ nhàng trong khoảng 2-3 phút.

Bạn có thể sử dụng bàn chải điện hoặc bàn chải thường để loại bỏ các mảng bám, cao răng hay vi khuẩn. Cứ 3 tháng 1 lần bạn nên thay bàn chải đánh răng hoặc đầu bàn chải mới nếu sử dụng bàn chải điện.

Không nên sử những bàn chải có lông quá cứng và dùng lực chải răng quá mạnh để tránh răng trở nên nhạy cảm, làm hỏng lớp men răng và gây tụt lợi.

6 thói quen tốt cho răng miệng bạn cần biết

Tránh thức ăn và đồ uống có đường

Khi bạn ăn, thức ăn sẽ còn sót lại trong khoang miệng của bạn. Đặc biệt với thức ăn hay đồ uống có đường sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.

Vi khuẩn trong miệng sẽ chuyển hóa đường thành axit, gây ra sâu răng. Vậy nên tránh ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đường hay trà, cà phê và trái cây có tính axit vì chúng sẽ làm mòn men răng của bạn, gây sâu răng.

Tìm hiểu thêm: Người nhiễm giun kim sẽ bị gì? 4 dấu hiệu nhiễm giun kim bạn cần biết

6 thói quen tốt cho răng miệng bạn cần biết

Kẻ thù của răng là thức ăn và đồ uống có đường

Dùng chỉ nha khoa thường xuyên

Chải răng hằng ngày là chưa đủ, vì có nhiều nơi trong khoang miệng mà bàn chải đánh răng không thể vệ sinh được.

Trước đây tăm tre thường được sử dụng để loại bỏ thức ăn thừa hay các mảng bám vướng vào các kẽ răng. Tuy nhiên tăm tre thường có đầu nhọn nên có thể gây nguy hiểm cho nướu. Ngày nay, chỉ nha khoa được sử dụng rộng rãi vì không chỉ giúp loại bỏ thức ăn thừa khỏi kẽ răng mà còn an toàn cho răng lợi.

Chỉ nha khoa có thể mềm mại di chuyển linh hoạt qua các kẽ răng, ôm sát vào bề mặt răng và xuống viền nướu giúp loại bỏ mảnh vụn thức ăn và mảng bám. Tuy nhiên, bạn cũng nên chọn những loại chỉ nha khoa chất lượng để tránh việc sử dụng chỉ nha khoa gây thưa răng.

6 thói quen tốt cho răng miệng bạn cần biết

Đến gặp bác sĩ nha khoa 6 tháng/lần

Những thói quen hằng ngày rất quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên thường xuyên tới khám nha sĩ (6 tháng/lần) để được vệ sinh và kiểm tra sức khỏe răng miệng.

Tùy vào tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người mà nha sĩ sẽ đưa ra khuyến nghị chăm sóc sức khỏe răng miệng và thời gian tái khám khác nhau. Có thể có những vấn đề tiềm ẩn mà chỉ khi đến nha sĩ mới được phát hiện, ngăn ngừa và đưa ra các phương án điều trị.

Khi thấy những vấn đề bất thường bạn có thể đến gặp nha sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

6 thói quen tốt cho răng miệng bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Magie có giúp giảm các triệu chứng mãn kinh không?

Khám răng định kỳ 6 tháng/lần

Mong những kiến thức mà Kenshin chia sẻ trong bài viết trên có thể giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc và bảo sức khỏe răng miệng của bản thân và gia đình. Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ bài viết này với bạn bè và người thân!

Tham khảo: Heathline, Medical News Today, Macatawa Smile, Aperiodoc, Argyle Family Dental

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *