Viêm ruột là một phần trong bệnh lý viêm đường tiêu hoá thường gặp. Khi mắc bệnh lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng và thậm chí có thể gây nguy hiểm dẫn đến tử vong. Ngay sau đây, Kenshin sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu và nhận biết 7 biến chứng viêm đường ruột để có thể phát hiện kịp thời nhé.
Bạn đang đọc: 7 biến chứng viêm ruột bạn không nên bỏ qua
Contents
Viêm khớp
Viêm khớp là biến chứng ngoài đường tiêu hoá phổ biến nhất của viêm ruột mạn tính. Ngoài đau khớp, viêm khớp còn gây sưng khớp và giảm khả năng linh hoạt của các khớp.
Tuy nhiên, biến chứng viêm khớp do viêm ruột mạn tính gây ra sẽ thuyên giảm khi các triệu chứng bệnh đường ruột được cải thiện.
Có 3 loại viêm khớp phổ biến mà bệnh nhân viêm ruột mạn tính thường gặp.
- Viêm khớp ngoại biên: viêm tại các khớp lớn của cánh tay và chân: khuỷu tay, cổ tay, đầu gối và mắt cá chân.
- Viêm khớp trục: viêm đốt sống hoặc bệnh thoái hoá đốt sống.
- Viêm cột sống dính khớp.
Các vấn đề về làn da
Có khoảng 20% người khi mắc bệnh viêm ruột sẽ gặp các vấn đề về làn da. Một số biến chứng trên da phổ biến như sau: [1] [2]
- Hồng ban nút: là các nốt hoặc các mảng màu đỏ, chủ yếu ở mặt trước cẳng chân, thường gây đau kèm theo sốt, khó chịu và đau khớp.
- Viêm da mủ: thường bắt đầu như là một sẩn, mụn mủ hoặc cục màu đỏ, viêm. Các triệu chứng toàn thân như sốt và khó chịu thường gặp. Các vết loét có thể liên kết với nhau để hình thành những vết loét lớn hơn, tạo sẹo giống như hình cái rổ hoặc hình cành cây.
- Viêm miệng áp tơ: còn được gọi là loét miệng, là các vết loét tròn hoặc oval gây đau trên niêm mạc miệng.
- Nứt hậu môn:
- Mụn: một số thuốc steroid dùng điều trị viêm ruột mạn tính sẽ đem lại tác dụng phụ không mong muốn đó là mọc mụn trứng cá và làm mặt sưng húp.
- Bệnh vảy nến: thường làm da đỏ, khô, có vảy, ngứa và gây đau.
Các vấn đề về xương
Viêm ruột mạn tính sẽ dẫn đến rối loạn sinh lý ruột, gây kém hấp thu từ đó làm thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Khoảng 30 – 60% bệnh nhân bị viêm ruột mạn tính có mật độ xương thấp hơn trung bình. Một số vấn đề về xương mà các bệnh nhân này có thể gặp như:
- Loãng xương: mật độ xương thấp, xương có xu hướng bị giòn và dễ gãy.
- Nhuyễn xương: xương mềm, xương có xu hướng bị cong hay vẹo.
Ngoài ra, sử dụng corticoid kéo dài hoặc thiếu vitamin D cũng là một trong các nguyên nhân góp phần gây ra những tình trạng này.
Các vấn đề về mắt
Khoảng 10% bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột mạn tính gặp các biến chứng trên mắt. Các biến chứng này cũng có thể là do cơ chế bệnh sinh, liên quan trực tiếp đến các đợt cấp của viêm ruột mạn tính, gọi là biến chứng nguyên phát.
Bên cạnh đó, các biến chứng về mắt cũng có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh này như corticosteroids, gọi là biến chứng thứ phát. Chúng bao gồm: [3] [1]
- Khô mắt: ruột kém hấp thu dẫn đến thiếu hụt vitamin A, gây khô mắt.
- Viêm màng mi: viêm lớp phủ bên ngoài lòng trắng của mắt.
- Bệnh dày sừng: là biến chứng nguyên phát, hiếm gặp, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau mắt, cảm giác như có dị vật, bị kích ứng và đôi khi sẽ bị giảm thị lực.
- Viêm màng bồ đào: là viêm mống mắt, thể mi, hắc mạc. Một số triệu chứng có thể gặp như: đau mắt, đỏ mắt, giảm thị lực, sợ ánh sáng và ruồi bay.
Tuy nhiên, hầu hết các biến chứng này là những tình trạng có thể điều trị được và sẽ hồi phục, không gây ra bất kì mối đe dọa đáng kể nào về việc mất thị lực.
Các vấn đề về thận
Các biến chứng thận nghiêm trọng thường hiếm xảy ra, nhưng một số biến chứng ít nghiêm trọng hơn có thể xảy ra, như: [4]
- Sỏi thận: viêm ruột mạn tính làm rối loạn sinh lý ruột, dẫn đến hấp thụ quá nhiều oxalat trong chế độ ăn và hình thành sỏi.
- Thận ứ nước: quá trình viêm ruột làm chèn ép niệu quản, khiến niệu quản bị tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn làm thận to ra bất thường, kèm theo đau âm ỉ cũng như có máu hoặc mủ trong nước tiểu.
- Lỗ rò: là những kết nối bất thường giữa ruột với bàng quan hoặc niệu quản. Kết quả gây nhiễm trùng đường tiết niệu và đôi khi có khí trong nước tiểu.
- Viêm cầu thận: là một biến chứng hiếm gặp của viêm ruột mạn tính.
Một số thuốc khi dùng điều trị bệnh viêm ruột có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng trên thận. Vì vậy, với các bệnh nhân bị viêm ruột mạn tính, bất kể họ đang dùng thuốc gì, cũng nên được theo dõi chức năng thận để phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
Viêm cầu thận là một trong các biến chứng trên thận của viêm ruột mạn tính
Các vấn đề về gan
Một số biến chứng trên gan mà bệnh nhân viêm ruột mạn tính có thể mắc phải là: [5]
- Gan nhiễm mỡ: là một tình trạng mà mỡ thừa sẽ bị lắng đọng trong gan và ép ra các tế bào gan bình thường. Đây là biến chứng trên gan phổ biến nhất và có thể hồi phục được.
- Viêm gan tự miễn: là biến chứng hiếm gặp, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công các tế bào gan của mình.
- Sỏi mật: quá trình rối loạn sinh lý ruột làm giảm tái hấp thu muối mật ở hồi tràng gây sỏi mật.
- Viêm đường mật nguyên phát: là một dạng viêm đặc trưng cho hệ thống ống mật của gan, để lại sẹo trên đường mật và cuối cùng là gây viêm gan, xơ gan.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng zona thần kinh (giời leo) giúp bạn nhận biết bệnh
Thiếu máu
Có đến khoảng 1/3 bệnh nhân viêm ruột mạn tính có biểu hiện thiếu hồng cầu, dẫn đến thiếu máu. Nguyên nhiên của biến chứng này có thể là do:
- Thiếu sắt: Viêm ruột làm giảm khả năng hấp thu cũng như khả năng sử dụng sắt, dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Đồng thời, chảy máu ruột cũng là nguyên nhân gây thiếu máu.
- Giảm khả năng hấp thu các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B12 và acid folic có vai trò quan trọng trong sinh tổng hợp hồng cầu.
Viêm ruột làm giảm khả năng hấp thu cũng như khả năng sử dụng sắt, dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt
Các triệu chứng viêm ruột
Tuỳ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các triệu chứng của bệnh viêm ruột có thể khác nhau từ nhẹ đến nặng. Các dấu hiệu và triệu chứng chung cho cả bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, bao gồm:
- Tiêu chảy.
- Mệt mỏi.
- Đau bụng.
- Chuột rút.
- Phân có máu.
- Giảm cảm giác thèm ăn.
- Sụt cân.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Người bệnh viêm ruột không phải lúc nào cũng cần điều trị. Một số trường hợp nhẹ hầu hết có thể tự khỏi trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn có các triệu chứng sau thì nên đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Các triệu chứng tồn tại trên 3 hoặc 4 ngày.
- Sốt cao trên 380C.
- Có máu trong phân.
- Xuất hiện các triệu chứng mất nước, bao gồm: khô miệng, mắt trũng sâu, nước tiểu ít, màu nước tiểu sẫm, mệt mỏi nhiều, chóng mặt khi đứng lên.
Chẩn đoán
Không một xét nghiệm đơn lẻ nào có thể chẩn đoán chắc chắn bạn có bị viêm ruột hay không. Bác sĩ sẽ tiến hành một số hoặc tất cả các xét nghiệm dưới đây để thực hiện quá trình chẩn đoán:
- Xét nghiệm phân: để loại trừ nhiễm trùng và đo mức độ viêm.
- Xét nghiệm máu: kiểm tra tình trạng thiếu máu, nồng độ vitamin và khoáng chất, đánh giá mức độ viêm và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Nội soi: để kiểm tra đường tiêu hoá hoặc lấy sinh thiết mô.
- Chẩn đoán qua hình ảnh: X-quang ngực và bụng thẳng, siêu âm bụng, chụp cắt lớp CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI.
>>>>>Xem thêm: Ăn gì tốt cho tim mạch? 21 thực phẩm tốt cho bệnh tim mạch
Các bệnh viện uy tín
Khi nhận thấy bản thân gặp phải tình trạng viêm ruột hoặc cần nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể đến khoa Tiêu hóa của một số bệnh viện uy tín sau:
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức;…
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh; Bệnh viện Nhân dân 115;…
Hy vọng qua bài viết trên, Kenshin đã giúp bạn đọc hiểu và biết cách nhận biết các triệu chứng cũng như biến chứng của bệnh viêm ruột. Nếu bạn thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy cùng chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: Mayo Clinic, Crohn’s & Colitis Foundation, Healthline, Dr Falk Pharma