Gai cột sống là một bệnh lý cơ xương khớp thường gặp ở người cao tuổi. Nhưng với nhịp sống hiện đại, gai cột sống đang là vấn đề của rất nhiều người trẻ. Vậy gai cột sống có chữa khỏi được không? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu những cách chữa gai cột sống có thể bạn chưa biết nhé!
Bạn đang đọc: 7 cách chữa gai cột sống có thể bạn chưa biết
Gai cột sống
Contents
Dùng thuốc Tây Y
Cách điều trị gai đốt cột sống được ưu tiên áp dụng là sử dụng thuốc Tây. Phương pháp điều trị này là điều trị bảo tồn chức năng nhằm làm giảm nhẹ các triệu chứng và ức chế sự tiến triển của bệnh.
Một số loại thuốc Tây y thường được kê đơn có thể bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau, chống viêm nhóm NSAIDs làm giảm nhẹ các cơn đau nhức do bệnh gây ra, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
- Thuốc giãn cơ: Có tác dụng làm giãn cơ, từ đó tạo sự linh hoạt khi co giãn cho dây chằng quanh cột sống. Một số thuốc như: Eperisone Hydrochloride, Mydocalm, Myonal,…
- Thuốc chống viêm: Prednisolon, Methyprednisolon, Dexamethason hoặc Corticoid giúp giảm sưng, chống viêm.
- Nhóm Vitamin B: thường dùng như vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12 giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe của người bệnh.
Dùng thuốc Đông Y
Thuốc đông y sẽ điều trị gai đôi cột sống từ căn nguyên của bệnh. Thuốc đông y cũng là sự lựa chọn tuyệt vời giúp bồi bổ và làm bào mòn xương từ từ mà người bệnh có thể lựa chọn.
Tuy nhiên, hiệu quả của các loại thuốc này thường chậm, người bệnh phải tuân thủ phác đồ điều trị lâu dài thì mới thấy được hiệu quả rõ rệt.
Bài thuốc số 1:
- Nguyên liệu: Sinh địa, hà thủ ô, xấu hổ mỗi vị 12g, bạch phục linh, cỏ xước mỗi vị 16g, lá lốt, sơn thục mỗi thứ 10g.
- Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu trên vào sắc cùng với khoảng 500ml nước trên lửa nhỏ khoảng từ 60 – 90 phút. Uống 2 lần sáng tối trong ngày.
- Công dụng: Bài thuốc này rất tốt đối với bệnh gai cột sống, đặc biệt là gai cột sống thắt lưng.
Bài thuốc số 2:
- Nguyên liệu: Đại hoàng, cườm thảo, cát căn mỗi vị 16g, mẫu đơn đỏ, quế chi mỗi vị 12g và long sa 8g.
- Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào sắc với khoảng 500ml nước, lửa nhỏ. Đun trong khoảng từ 60 – 90 phút, chắt lấy nước uống khi còn nóng và uống hết trong ngày.
- Công dụng: Bài thuốc này giúp giảm đau và giảm sưng tấy ở người mắc bệnh gai cột sống lưng.
Thuốc đông y mang lại tác dụng trường kỳ
Vật lý trị liệu
Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu là cách để chữa trị gai cột sống hiệu quả và an toàn. Phương pháp này giúp kéo giãn cột sống, hỗ trợ tuần hoàn máu nuôi dưỡng vùng bị tổn thương và giảm đau. Trong một số trường hợp, phát hiện bệnh sớm thì chỉ cần tập vật lý trị liệu là đủ.
Ngoài ra, tập vật lý trị liệu và kết hợp với việc dùng thuốc để tăng khả năng hồi phục và hạn chế biến chứng nguy hiểm do thuốc gây ra.
Một số phương pháp vật lý trị liệu điều trị gai cột sống thường dùng là:
- Kéo giãn cột sống bằng các thiết bị kéo giãn chuyên dụng.
- Điện trị liệu bằng tia có bước sóng ngắn, tia laser cường độ cao, điện xung, điện di …
- Vận động trị liệu.
- Dùng nhiệt trị liệu bằng tin hồng ngoại, Parafin(còn gọi là đắp nến),
- Tại nhà có thể dùng Chườm nóng bằng túi chườm, hoặc có thể chườm bằng ngải cứu hoặc cúc tần, lá lốt, xương rồng gai.
Phẫu thuật cắt bỏ xương
Khi các phương pháp điều trị nội khoa không đáp ứng điều trị thì liệu pháp điều trị cuối cùng được chỉ định là phẫu thuật cắt bỏ xương. Bác sĩ thường sẽ tư vấn nên thực hiện phương pháp này để cải thiện tình trạng bệnh đối với các trường hợp sau:
- Gai cột sống chèn ép lên tủy và dây, rễ thân kinh, gây hẹp ống tủy và rối loạn thần kinh thực vật, mất kiểm soát đại tiểu tiện,…
- Bệnh chuyển biến nặng, các cơn đau nhức dữ dội không giảm ngay cả khi dùng thuốc.
- Vùng da bên ngoài sưng tấy do các xương gai lớn chèn ép lên mô mềm.
- Thực hiện điều trị bằng các phương pháp nội khoa và vật lý trị liệu trên 6 tháng mà không đạt mục tiêu điều trị.
Phẫu thuật có thể gây ra nhiều biến chứng rủi ro trong và sau khi thực hiện. Vì vậy người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước quyết định điều trị.
Việc phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ chính xác các gai cột sống và cho thấy hiệu quả điều trị rất nhanh chóng. Tuy nhiên các gai cột sống hoàn toàn có thể xuất hiện trở lại. Sau phẫu thuật người bệnh cần phải xây dựng cho bản thân lối sinh hoạt, ăn uống và vận động phù hợp để phòng ngừa tái phát bệnh.
Tìm hiểu thêm: 22 mẹo làm giảm thâm quầng mắt các bạn không nên bỏ qua
Phẫu thuật mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng không ít rủi ro
Tập luyện nhẹ nhàng
Tập các bài tập nhẹ nhàng góp phần hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống, giúp kéo giãn cột sống một cách tự nhiên, thúc đẩy phục hồi các tổn thương, khiến hệ thống các khớp cũng trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn.
Hơn hết, việc luyện tập giúp làm người bệnh có tinh thần minh mẫn và cảm thấy thoải mái hơn.
Bệnh có thể tiến triển xấu, cơn đau nhức kéo dài trong trường hợp các bài tập không phù hợp với thể trạng của người bệnh. Vì chúng không giúp ích mà còn tạo thêm áp lực lên cột sống.
Chính vì vậy, hãy nhờ đến sự tư vấn, trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa để tìm được bài tập phù hợp cho bản thân.
Thủ thuật thường dùng
Hiện nay, các thủ thuật thường được sử dụng tại bệnh viện/phòng khám như tiêm tại chỗ Corticoid, thủy châm các thuốc vitamin nhóm B, các thuốc tăng cường dẫn truyền thần kinh hay thuốc phục hồi bao Myelin cũng có thể được sử dụng.
Các thủ thuật này cần được thực hiện bởi những chuyên gia có kinh nghiệm và hiểu biết sâu vì có thể dẫn đến các tai biến, biến chứng nếu người thực hiện thủ thuật này thiếu kinh nghiệm và làm sai các nguyên tắc.
Xoa bóp bấm huyệt
Tương tự như châm cứu nhưng thay vì dùng kim châm thì phương pháp xoa, bóp, bấm huyệt lại sử dụng lực từ các ngón tay và bàn tay để tác động lên các huyệt đạo trên cơ thể giúp tác động đến tuần hoàn máu và làm giảm các cơn đau cấp do gai cột sống.
- Với gai cột sống cổ: có thể bấm các huyệt như Bách hội, Phong trì, Hợp cốc, Kiên tỉnh, Kiên ngung, Đại chuỳ, Đại chữ, Phong môn,…
- Với gai cột sống thắt lưng: có thể bấm các huyệt như Thận du, Đại trường du, Giáp tích, Cách du, A thị, Kỳ du, Trường cường, Mệnh môn, Yêu dương quan, Chí thất, Bát liêu, Ủy trung…
Ngoài ra có thể bấm các huyệt khác tuỳ vào tình trạng bệnh cụ thể. Thông thường bấm huyệt được thực hiện bởi những bác sỹ y học cổ truyền hoặc các kỹ thuật viên đã được đào tạo bài bản để có thể có tác dụng tốt.
Khi lựa chọn phương pháp này, người bệnh cần cân nhắc lựa chọn chuyên gia bấm huyệt có chuyên môn để bảo đảm an toàn.
>>>>>Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa dịp lễ phải làm sao? Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Ngoài những phương pháp điều trị trên thì một lối sống lành mạnh và một chế độ ăn khoa học cũng góp phần đáng kể vào quá trình phục hồi, cải thiện bệnh gai cột sống. Nếu thấy bài viết hay và có ích thì hãy chia sẻ ngay cho người thân của mình bạn nhé!
Nguồn: USA Spine Care and Orthopedics, Arthritis Daily