Tăng nhãn áp là một trong những căn bệnh nguy hiểm về mắt. Hơn thế, mù lòa vĩnh viễn là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này. Hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân gây tăng nhãn áp qua bài viết sau đây nhé.
Bạn đang đọc: 7 nguyên nhân tăng nhãn áp bạn không nên bỏ qua
Contents
Tích tụ chất lỏng (thủy dịch)
Nhãn áp tăng cao xảy ra do sự tích tụ chất lỏng chảy khắp bên trong mắt. Chất lỏng này được gọi là thủy dịch và do một bộ phận tiết ra gọi là thể mi.
Thủy dịch được tiết ra nằm trong tiền phòng (khoang nằm giữa giác mạc và thể thủy tinh) và hậu phòng (khoang nằm sau mống mắt) có tác dụng tạo áp lực, giúp duy trì hình dạng cầu mắt và đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho thủy tinh thể và giác mạc.
Khi thể mi tạo ra nhiều thủy dịch hơn bình thường hoặc hệ thống dẫn lưu dịch giữa các khoang có vấn đề sẽ có thể gây tình trạng tăng nhãn áp.
Tích tụ thủy dịch gây tăng áp lực lên nhãn cầu
Tuổi tác
Đối với những người ở lứa tuổi trung niên và trên 40 tuổi thường có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao hơn bình thường. Đây là độ tuổi khi mà thị lực và chức năng thị giác đã bắt đầu suy giảm.
Theo một khảo sát năm 2016, bệnh tăng nhãn áp là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực không hồi phục ở Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến 1,9% người trên 40 tuổi. [1]
Tuổi tác
Dùng thuốc
Một số loại thuốc thế có thể gây tăng nhãn áp như nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid (prednisolon, dexamethasone, betamethasone,…) thường dùng trong phác đồ điều trị viêm kết mạc, hen phế quản, viêm xương khớp,…
Nhóm thuốc này có tác dụng phụ là gây tăng nhãn áp nếu bạn dùng chúng với thời gian sử dụng nhiều hơn 2 tuần (nhất là dạng thuốc nhỏ mắt). Khi bạn được bác sĩ kê nhóm thuốc này cho một loại bệnh lý nào đó trong dài ngày thì bạn cần được theo dõi và khám mắt thường xuyên.
Dùng thuốc
Giác mạc mỏng hơn bình thường
Những người có giác mạc mỏng hơn bình thường sẽ có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao hơn vì giác mạc lúc này mỏng hơn và chịu được áp lực thấp hơn, trong khi lượng thủy dịch mà thể mi tạo ra vẫn bình thường.
Giác mạc mỏng hơn bình thường
Tiền sử gia đình
Di truyền là một nguyên nhân thường gặp của bệnh tăng nhãn áp, tức là khi trong gia đình bạn từng có người bị tăng nhãn áp thì những thành viên khác sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nếu có người thân bị tăng nhãn áp thì bạn nên thăm khám nhãn khoa để được theo dõi và sàng lọc thường xuyên hơn.
Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng nước khoáng có gas làm đẹp hiệu quả như giới trẻ Hàn
Tiền sử gia đình
Các vấn đề về mắt
Các tật khúc xạ hay các vấn đề về mắt cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây tăng nhãn áp. Dù là 2 bệnh lý khác nhau nhưng tăng nhãn áp và cận thị lại có mối liên hệ với nhau.
Trong đó, tăng nhãn áp là một trong những biến chứng nguy hiểm của cận thị. Đối với những người có độ cận trên 6 diop thì nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp khi về già sẽ cao hơn những người khác.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do khi bạn cận thị, độ cận cao sẽ làm trục nhãn cầu dài ra và làm căng giãn võng mạc. Lúc này khi áp lực nội nhãn tăng sẽ dễ làm tổn thương các dây thần kinh võng mạc.
Ngoài ra, tật cận thị có thể làm thay đổi các sợi thần kinh võng mạc và độ dày của điểm vàng, tạo điều kiện phát triển của bệnh tăng nhãn áp.
Cận thị cũng là một yếu tố nguy cơ khiến bạn bị tăng nhãn áp
Mắc phải một số bệnh lý khác
Bệnh tăng nhãn áp còn có thể do biến chứng của một số bệnh lý khác như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch,… Vì các căn bệnh này làm cho thủy dịch trong mắt dẫn lưu kém, từ đó dẫn đến tăng nhãn áp. Những người mắc các bệnh này càng lâu năm thì nguy cơ bị tăng nhãn áp càng cao.
Đái tháo đường cũng có thể khiến bạn bị tăng nhãn áp
Một số nguyên nhân hiếm gặp khác
Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh tăng nhãn áp còn có thể do một số yếu tố hiếm gặp khác gây nên như chủng tộc, mắt bị tác động hóa học hay phẫu thuật để điều trị một bệnh lý khác,…
Người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ mắc bệnh tăng nhãn áp cao hơn người da trắng và nguy cơ mù vĩnh viễn của họ khi mắc bệnh cũng cao hơn.
>>>>>Xem thêm: Retinol là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ và lưu ý bạn nên biết
Bạn có thể bị tăng nhãn áp sau phẫu thuật giác mạc
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn gặp các triệu chứng xuất hiện đột ngột, bạn có thể bị tăng nhãn áp góc đóng cấp tính. Các triệu chứng bao gồm đau đầu và đau mắt dữ dội. Khi bạn bị tăng nhãn áp, việc được chẩn đoán và điều trị chậm trễ có thể làm thị lực của bạn trở nên tồi tệ hơn và dẫn đến mù lòa.
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Một loại bệnh tăng nhãn áp góc đóng, được gọi là bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính, thường gây ra các triệu chứng đáng chú ý. Điều này là do có sự tích tụ nhanh chóng của áp lực trong mắt. Mỗi người có thể gặp các triệu chứng khác nhau, bao gồm:
- Tầm nhìn mờ hoặc bị thu hẹp.
- Đau dữ dội trong mắt.
- Nhìn thấy quầng sáng hoặc “cầu vồng” xung quanh đèn.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Đau đầu.
Các triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính có thể giống với các vấn đề về mắt khác. Nhanh chóng nhận được sự chăm sóc y tế khi lần đầu tiên nhận thấy các triệu chứng có thể giúp ngăn ngừa mù lòa.
Chẩn đoán
Bác sĩ khám mắt của bạn sẽ xem xét toàn bộ tiền sử bệnh lý và kiểm tra mắt của bạn. Bạn cũng có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm sau đây để chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp:
- Kiểm tra thị lực: Bài kiểm tra biểu đồ mắt thông thường đo lường mức độ bạn có thể nhìn thấy ở các khoảng cách khác nhau.
- Đồng tử giãn: Đồng tử được mở rộng bằng thuốc nhỏ mắt để cho phép kiểm tra cận cảnh dây thần kinh thị giác và võng mạc của mắt.
- Đo tầm nhìn ngoại vi: Thử nghiệm này đo tầm nhìn bên hoặc ngoại vi của một người. Mất tầm nhìn ngoại vi có thể là dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp.
- Xét nghiệm Tonometry: Đây là xét nghiệm tiêu chuẩn giúp xác định áp suất chất lỏng bên trong mắt.
- Kiểm tra hình ảnh thần kinh thị giác: Hình ảnh của dây thần kinh thị giác được thực hiện để chỉ ra các khu vực bị tổn thương.
- Soi mắt: Một ống kính được đặt trên mắt để nhìn vào khu vực được gọi là góc thoát nước. Đây là nơi chất lỏng chảy ra từ mắt. Thử nghiệm này xác định xem góc dẫn lưu đang mở hay đóng và nếu có bất kỳ hư hỏng nào xảy ra.
Các bệnh viện uy tín
Nếu bản thân, gia đình và bạn bè gặp phải tình trạng tăng nhãn áp hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến Chuyên khoa mắt của một số bệnh viện uy tín sau:
- Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Bệnh viện Mắt Hà Nội,…
Trên đây là nội dung tổng quan về bệnh tăng nhãn áp và các nguyên nhân có thể gây bệnh. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích và nếu thấy hay thì hãy chia sẻ bài viết này tới người thân của mình bạn nhé.
Nguồn: Webmd, Mayoclinic