7 nguyên nhân viêm ruột bạn nên biết

Rate this post

Viêm ruột là tình trạng bệnh lý của đường tiêu hoá. Bệnh gây ra các dấu hiệu và triệu chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Cùng Kenshin tìm hiểu về những nguyên nhân viêm ruột nhé!

Bạn đang đọc: 7 nguyên nhân viêm ruột bạn nên biết

Yếu tố gia đình

Viêm ruột có yếu tố gia đình: nguy cơ mắc bệnh ở các thành viên trong gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột) sẽ cao hơn nếu gia đình họ có người được chẩn đoán hoặc đã từng điều trị viêm ruột.

Một nghiên cứu năm 2016 đã tìm ra sự di truyền của một số gen đột biến gây bệnh viêm ruột. Những người mang gen đột biến được di truyền này có thể phát triển bệnh nặng hơn so với những người mắc viêm ruột đơn thuần.[1]

7 nguyên nhân viêm ruột bạn nên biết

Hệ thống miễn dịch

Hệ thống miễn dịch cũng góp phần vào nguyên nhân gây nên viêm ruột. Hệ thống miễn dịch thường bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi các tác nhân vi sinh gây bệnh và nhiễm trùng. Các nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn hoặc virus có thể gây ra phản ứng miễn dịch. Khi đó, đường tiêu hoá sẽ bị viêm trong quá trình phản ứng miễn dịch chống lại sự nhiễm trùng.

Tuy nhiên, một số trường hợp người bị viêm ruột, viêm đường tiêu hóa có thể xảy ra ngay cả khi không bị nhiễm trùng. Thay vào đó, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các tế bào của chính cơ thể. Đây được gọi là phản ứng miễn dịch tự miễn. Tình trạng viêm này có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

7 nguyên nhân viêm ruột bạn nên biết

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ chính phát triển bệnh Crohn. Hút thuốc cũng làm trầm trọng thêm cơn đau và các triệu chứng khác liên quan đến bệnh Crohn, từ đó làm tăng nguy cơ biến chứng.

7 nguyên nhân viêm ruột bạn nên biết

Tuổi

Viêm ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xuất hiện trước 35 tuổi. Những ca bệnh khởi phát sớm hơn thường kèm theo bất thường bẩm sinh ở hệ tiêu hoá hoặc mang gen di truyền đột biến gây bệnh.

7 nguyên nhân viêm ruột bạn nên biết

Yếu tố môi trường

Môi trường sống cũng một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh viêm ruột. Theo một số nghiên cứu đã được ghi nhận vào năm 2019, tỷ lệ người mắc bệnh viêm ruột ở các nước phương Tây cao hơn so với các nước phương Đông. [2]

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, người sống ở vùng nông thôn có nguy cơ mắc viêm ruột thấp hơn so với nhóm người sống ở thành thị. [3]

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Johnson & Johnson của nước nào? Có tốt không?

7 nguyên nhân viêm ruột bạn nên biết

Giới tính

Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột ở cả nam và nữ gần bằng nhau. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2018 đã cho thấy, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa (Crohn) cao hơn so với nam giới. Nam giới lại có xu hướng mắc viêm đại tràng nhiều hơn nữ giới ở cùng một độ tuổi. [4]

7 nguyên nhân viêm ruột bạn nên biết

Dân tộc

Bệnh viêm ruột có thể xảy ra trong tất cả các nhóm dân tộc khác nhau.

Tuy nhiên, đã có nghiên cứu cho rằng người gốc Tây Ban Nha có tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột ít hơn so với người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha. Nguyên nhân là do họ ít uống rượu hơn so với người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha.[5]

7 nguyên nhân viêm ruột bạn nên biết

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt hoặc đi khám ngay nếu có một trong các dấu hiệu của bệnh như:

  • Đau bụng dữ dội.
  • Tiêu chảy có thể kèm máu.
  • Sốt.
  • Sụt cân.
  • Chán ăn/ăn không ngon.

7 nguyên nhân viêm ruột bạn nên biết

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh viêm ruột dựa trên các triệu chứng của bạn đồng thời kết hợp một số xét nghiệm như:

  • Soi phân: Bạn sẽ được yêu cầu lấy mẫu phân và gửi đến phòng xét nghiệm để loại trừ khả năng tiêu chảy do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra. Ngoài ra, soi phân còn giúp tìm máu ẩn trong phân.
  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: Bạn sẽ được lấy khoảng 3-5ml máu và sau đó sẽ được phân tích trong phòng xét nghiệm để tìm các dấu hiệu viêm (tăng bạch cầu), thiếu máu (giảm số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin)
  • Một số xét nghiệm khác như: Ion đồ (natri, kali ), tốc độ lắng hồng cầu (ESR) và CRP để đánh giá mức độ bệnh. Bác sĩ cũng có thể chỉ định các xét nghiệm liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu có nghi ngờ.
  • Chụp X-quang cản quang: Bạn sẽ được nuốt một dung dịch màu trắng sau đó được chụp X-quang. Dung dịch giúp bác sĩ có thể nhìn thấy rõ nét đường ruột của bạn trên phim.
  • Một số chẩn đoán hình ảnh khác như: Chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm cũng đã được sử dụng trong chẩn đoán bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
  • Nội soi đại tràng: Bác sĩ sử dụng một ống hẹp, có camera và đèn soi đại tràng của bạn để kiểm tra phần đại-trực tràng và đại tràng sigma. Ống soi được đưa qua hậu môn và thành ruột để tìm vết loét, viêm hoặc chảy máu. Bác sĩ cũng có thể bấm lấy mẫu (gọi là sinh thiết) của niêm mạc ruột bằng một dụng cụ được đưa qua ống sau đó phân tích dưới kính hiển vi.
  • Nội soi toàn bộ khung đại tràng: Tương tự như nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ sử dụng một ống soi mềm dài hơn để kiểm tra toàn bộ đại tràng. Xét nghiệm này cho phép tìm các tổn thương của toàn bộ đại tràng của bạn.
  • Nội soi tiêu hoá trên: Nếu bạn có các dấu hiệu của viêm đường tiêu hoá, bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi đưa qua miệng để kiểm tra thực quản, dạ dày và tá tràng của bạn. Theo y văn ghi nhận, cứ 10 người bị bệnh Crohn thì có ít nhất một vết loét xảy ra ở dạ dày và tá tràng.[6]
  • Nội soi có cản quang: Bạn sẽ nuốt một viên thuốc nhỏ có gắn camera để chụp các hình ảnh của thực quản, dạ dày và ruột non. Sau đó, hình ảnh được gửi đến một thiết bị thu hình và chuyển sang máy tính (Viên thuốc sẽ được loại bỏ khi bạn đi vệ sinh).

7 nguyên nhân viêm ruột bạn nên biết

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Theragen Etex của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Các bệnh viện uy tín

Khi nhận thấy bản thân gặp phải tình trạng viêm ruột hoặc cần nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn, bạn có thể đến khoa Tiêu hóa của một số bệnh viện uy tín sau:

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện Nhân Dân 115.
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân gây viêm ruột. Hãy chia sẻ bài viết đến gia đinh, người thân và bạn bè nếu thấy bài viết hay và hữu ích các bạn nhé!

Nguồn tham khảo: HealthLine, PubMed, WedMD

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *