Đau mắt hột là một trong những nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu trên thế giới. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về các triệu chứng đau mắt hột để có thể những biện pháp chữa trị kịp thời bạn nhé.
Bạn đang đọc: 7 triệu chứng đau mắt hột bạn cần biết
Contents
Ngứa và kích ứng mắt và mí mắt
Khi bị nhiễm khuẩn, cơ thể phản ứng với tác nhân kích thích bằng cách giải phóng histamin trong các mô xung quanh mắt dẫn đến ngứa.
Đồng thời, trong giai đoạn này, mắt của bạn có khả năng nhiễm trùng cao và trở nên kích ứng, khiến mí mắt trên dày hoặc sưng lên.
Tiết dịch từ mắt
Dịch từ mắt là chất lỏng có chứa chất nhầy do nhiễm trùng gây viêm và tiết nước mắt.
Khi nhiễm khuẩn, histamin sẽ được giải phóng làm cho các mạch máu trong mắt giãn ra và kích thích các đầu dây thần kinh dẫn đến mắt chảy nước.
Đau mắt
Các chất trung gian gây viêm được giải phóng cục bộ trong các mô mắt khi bị nhiễm khuẩn, sau đó khuếch tán đến các đầu tận cùng dây thần kinh thụ cảm, thay đổi tính thấm của thành mạch, chèn ép các dịch phù, kích thích hoạt động của các tế bào viêm gây đau.
Sưng mí mắt
Trong phản ứng viêm sau khi nhiễm khuẩn, các chất trung gian hóa học như histamine, serotonin, prostaglandin,… được giải phóng gây giãn mạch tại mắt, tăng tuần hoàn đến vị trí viêm và tăng thoát dịch từ mạch gây tình trạng sưng mí mắt.
Đỏ mắt
Các tế bào bạch cầu của cơ thể sẽ đi vào máu hoặc mô của bạn để bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại. Từ đó làm tăng lưu lượng máu đến khu vực nhiễm trùng gây nên hiện tượng đỏ mắt.
Nhạy cảm với ánh sáng
Khi mắt bị nhiễm trùng hoặc trầy xước khiến giác mạc bị tổn thương, đôi mắt của bạn có thể không được bảo vệ khỏi ánh sáng khiến chúng trở nên khó chịu, dẫn đến tình trạng nhạy cảm với ánh sáng.
Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc trẻ nhỏ mắc COVID-19 tại nhà, cha mẹ cần lưu ý gì?
Mắt khó chịu, nhạy cảm với ánh sáng khi bị tổn thương
Mờ mắt
Khi nhiễm trùng tiến triển, sẽ có sẹo ở niêm mạc bên trong mí mắt. Lông mi quặp vào trong, liên tục cọ xát khiến giác mạc bị tổn thương. Lâu dần sẽ dẫn đến mờ giác mạc, không chữa kịp thời có thể dẫn đến mù lòa.
Các biến chứng có thể gặp
Bệnh đau mắt hột do Chlamydia trachomatis có thể lặp đi lặp lại hoặc thứ phát dẫn đến các biến chứng, bao gồm:
- Sẹo của mí mắt trong.
- Dị tật mí mắt, chẳng hạn như mí mắt gập vào trong hoặc lông mi mọc ngược (trichiasis), có thể làm xước giác mạc.
- Sẹo hoặc đục giác mạc.
- Mất thị lực một phần hoặc toàn bộ.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Hãy liên hệ đến các bác sĩ nếu gia đình bạn có người bị ngứa, kích ứng mắt hoặc chảy dịch từ mắt, đặc biệt nếu bạn đang sinh sống hoặc gần đây đã đi du lịch đến một khu vực thường xảy ra bệnh đau mắt hột.
Điều trị càng sớm càng tốt sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nghiêm trọng và lây lan cũng như các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Các chẩn đoán/xét nghiệm
Bác sĩ nhãn khoa có thể chẩn đoán hầu hết các trường hợp viêm kết mạc thông qua khám mắt như viêm kết mạc cấp, viêm kết mạc dị ứng.
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn của bệnh đau mắt hột, khám mắt sẽ phát hiện ra:
- Sẹo ở bên trong mí mắt trên.
- Tăng trưởng mạch máu mới trong giác mạc.
- Lông mi quay vào trong.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ lấy một mẫu vi khuẩn từ mắt của bạn được lấy từ kết mạc sụn mi trên, rỉ mắt hay hột trên kết mạc sụn mi trên gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm. Việc xét nghiệm sẽ cho biết liệu bệnh đau mắt hột có phải là nguồn gốc của bệnh nhiễm trùng mắt hay không.
>>>>>Xem thêm: Thực hư chuyện uống vitamin B5 trị rụng tóc
Tham khảo một số bệnh viện chuyên khoa mắt
- Tại TP. HCM: Bệnh viện Mắt Sài Gòn, Bệnh viện Mắt TP. HCM, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện đại học Y Dược,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện mắt Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện mắt Hà Nội 2, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108,…
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến triệu chứng đau mắt hột. Hãy chia sẻ bài viết đến người thân và bạn bè nếu thấy hữu ích bạn nhé!
Nguồn: Mayoclinic, Medicinenet, Aao.org