Tai nạn ngoài ý muốn có thể dẫn đến những chấn thương nguy hiểm. Gãy xương là một trong những chấn thương thường gặp. Vì thế kỹ thuật sơ cứu gãy xương là một trong những kỹ năng mà chúng ta cần nắm được. Hãy cùng tìm hiểu 8 bước sơ cứu gãy xương đúng kỹ thuật nhé!
Bạn đang đọc: 8 bước sơ cứu gãy xương đúng kỹ thuật bạn nên biết
Contents
Đánh giá tình trạng vết thương
Quan sát thật nhanh nạn nhân có bị thương ở đầu, cổ hay lưng không. Đây là những vị trí nguy hiểm trên cơ thể. Tiếp theo cần xác định xương có xuyên qua da không, nếu có thì ta cần hạn chế chạm hay di chuyển nạn nhân tránh tăng đau đớn cho người bị thương.
Sau đó, bạn có thể nhìn xem bệnh nhân có chảy máu hay vị trí bị thương có bị biến dạng không. Bạn cần quan sát và nhận định nguyên nhân bệnh nhân bị thương là do đâu để báo lại với nhân viên y tế.
Quan sát đánh giá tình trạng vết thương của nạn nhân
Gọi cấp cứu
Bạn nên gọi cấp cứu ngay để nhân viên y tế có thể đến hỗ trợ nạn nhân sớm nhất dù chưa rõ tình trạng nạn nhân nhẹ hay nghiêm trọng. Bạn nên để người có chuyên môn nhận định tình trạng vết thương sớm nhất có thể, giúp bảo đảm an toàn cho bệnh nhân.
Việc gọi cấp cứu nên được thực hiện sớm nhất có thể
Thực hiện hồi sức tim phổi nếu cần thiết
Một số trường hợp nghiêm trọng bệnh nhân có thể ngất xỉu, hôn mê. Bạn cần đánh giá tình trạng bệnh nhân, nếu cần thì sẽ thực hiện hồi sức tim phổi (cấp cứu CPR).
Đây là tổ hợp các thao tác gồm ép lồng ngực và hô hấp nhân tạo nhằm hồi phục lượng máu giàu oxy lên não của bệnh nhân, đảm bảo não vẫn hoạt động bình thường cho đến khi các biện pháp tiếp theo được thực hiện.
Có một số trường hợp nghiêm trọng cần làm hồi sức tim phổi
Cầm máu
Nếu vết thương có chảy máu, bạn cần dùng khăn sạch ấn chặt vào vùng vết thương cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu xương đâm xuyên qua da, bạn không nên chạm vào hoặc cố gắng đặt xương trở lại vị trí cũ.
Hạn chế để nạn nhân mất quá nhiều máu
Cố định vị trí bị thương
Nếu vùng bị thương có dấu hiệu gãy thì bạn cần tiến hành cố định xương. Bạn không được cố duỗi thẳng hay di chuyển bệnh nhân quá nhiều, cố gắng giữ yên vị trí gãy xương. Sau đó, dùng thanh nẹp hoặc bất kỳ vật dụng phù hợp và băng quấn để cố định vị trí bị thương.
Tìm hiểu thêm: Bệnh lậu lây qua đường nào? 5 đường lây bệnh và cách phòng ngừa lậu
Cố định vị trí bị thương di chuyển nạn nhân cẩn thận
Chườm lạnh vị trí bị thương
Vùng bị thương có thể sẽ xuất hiện tình trạng sưng tấy. Khi đó bạn có thể lấy đá hoặc túi nước đá bọc trong khăn để tiến hành chườm lạnh tại vị trí bị thương. Việc này giúp làm giảm tình trạng sưng tấy tại vị trí bị thương.
Chườm lạnh xung quanh vùng bị thương
Giữ bình tĩnh và để ý các dấu hiệu sốc
Khi gặp phải tai nạn, chúng ta rất dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn. Tuy nhiên trong trường hợp này, người bị thương và người hỗ trợ đều cần giữ bình tĩnh để các bước tiến hành sơ cứu diễn ra thuận lợi. Bạn nên chú ý một số dấu hiệu sốc do chấn thương của nạn nhân như: thở nhanh, da xanh, lạnh, niêm mạc nhợt nhạt, lờ đờ, mất ý thức.
Chú ý các dấu hiệu sốc của nạn nhân
Cân nhắc dùng thuốc giảm đau
Nếu cơn đau vượt quá khả năng chịu đựng hoặc kéo dài quá lâu, bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng thuốc giảm đau để làm dịu cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, không được quá lạm dụng việc sử dụng thuốc.
Nếu bạn uống thuốc giảm đau liều lượng cao và trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe như: viêm loét dạ dày, giảm chức năng gan, thận, tăng huyết áp và hiện tượng dung nạp thuốc.
>>>>>Xem thêm: Hãng sản xuất Cilag AG của nước nào? Có tốt không?
Có thể dùng thuốc giảm đau nhưng tránh lạm dụng
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc các bước sơ cứu khi bị gãy xương, giúp bạn ứng phó với những tình huống khẩn cấp. Hãy chia sẻ cho người thân, bạn bè nếu bạn thấy thông tin hữu ích nhé!
Nguồn: WebMD