Cà rốt là một trong những loại rau củ hết sức quen thuộc đối với đời sống chúng ta hàng ngày. Cà rốt được xem là một loại thực phẩm dễ tìm, cực tốt đối với cơ thể.Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem 8 tác dụng thần kỳ của cà rốt và những tác hại nếu như chúng ta ăn quá nhiều nhé!
Bạn đang đọc: 8 tác dụng của cà rốt đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết
Contents
Tăng cường sức khỏe mắt
Sự thiếu hụt vitamin A cũng là một trong các nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh quáng gà. Cà rốt rất giàu alpha carotene và beta carotene, đây là những tiền chất mà cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, đặc biệt với cà rốt màu cam.
Ngoài ra, trong cà rốt còn chứa lượng lớn Lutein, đây là một trong những chất chống oxy hóa phổ biến nhất, chúng có vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe của mắt.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng Lutein có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng (AMD).[2]
Giảm nguy cơ ung thư
Các hoạt chất Polyacetylenes, Carotenoid và Anthocyanins trong cà rốt là các chất chống oxy hóa có khả năng chống lại các gốc tự do có hại trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Cà rốt ngoài cung cấp chất xơ, chất chống oxy hóa chính như Carotenoid, polyacetylenes và vitamin C có tác dụng làm giảm Cholesterol trong máu ra, thì hàm lượng dồi dào kali có trong cà rốt giúp cơ thể kiểm soát tốt chỉ số huyết áp bằng cách loại bỏ natri dư thừa. Mức natri trong cơ thể cao, đây là một trong các nguyên nhân làm tăng huyết áp.[3]
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Vitamin A và vitamin C có nhiều trong cà rốt, giúp cơ thể tạo ra kháng thể đồng thời điều chỉnh chức năng hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, vitamin C còn đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể tăng sinh Collagen, rất cần thiết cho quá trình chữa lành vết thương.
Giảm táo bón
Các chất xơ có trong cà rốt giúp giảm nguy cơ táo bón, do chất xơ có khả năng làm tăng kích thước phân và làm mềm phân hơn. Đồng thời, chất xơ còn kích thích nhu động ruột, đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu đã cho thấy rằng những người có bổ sung lượng chất xơ có trong cà rốt vào khẩu phần ăn giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng hơn những người tiêu thụ ít chất xơ.[4].
Tìm hiểu thêm: Hoa đậu biếc có tác dụng gì? 15 tác dụng và thận trọng khi sử dụng
Hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Cà rốt là loại thực phẩm chứa lượng calo thấp , nhiều chất xơ, vitamin nên khi chúng ta ăn vào, sẽ tạo cảm giác no lâu. Đặc biệt đối với những người bị bệnh tiểu đường type 2, thường có sự thiếu hụt Vitamin B6 và Thiamin, hơn nữa, việc thiếu hụt vitamin B6 có khả năng làm tăng nguy cơ nặng với các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2.
Giúp xương rắn chắc
Trong 100g cà rốt chứa Canxi: 30mg, Phốt pho: 40mg và Kali: 280mg.
Đây là những chất góp phần giúp xương chắc khỏe hơn hết còn ngăn ngừa lão hóa xương.
Lưu ý khi ăn cà rốt quá nhiều
Chúng ta không thể phủ nhận, những giá trị to lớn mà cà rốt mang lại đối với sức khỏe, nhưng nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều beta carotene, nó sẽ khiến da bạn chuyển sang màu vàng cam, nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến thị lực, da, xương, hệ thống miễn dịch, bệnh suy giáp.
Với một số người bị dị ứng với các hợp chất trong cà rốt, triệu chứng có thể là mề đay, sưng tấy, ngứa miệng, khó thở do cơ thể của bạn phản ứng với các protein có trong một số loại trái cây và rau củ. Điều này thường không xảy ra khi bạn ăn cà rốt đã được nấu chín.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Nafaco của nước nào? Chất lượng có tốt không?
Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức thú vị giúp bạn hiểu thêm lợi ích của cà rốt cũng như những lưu ý gì khi sử dụng loại thực phẩm đầy dinh dưỡng này. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và bổ ích, hãy thích và chia sẽ bài viết này nhé!
Nguồn: FoodData Central, Pubmed