Ung thư phổi là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện kịp thời thì khối u có thể di căn gây khó khăn trong điều trị. Vậy có những dấu hiệu ung thư phổi nào thường gặp trong giai đoạn sớm? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: 9 dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu tuyệt đối đừng bỏ qua!
Contents
Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là những khối u được hình thành do sự tăng sinh mất kiểm soát của các tế bào biểu mô phế quản phổi. Ở giai đoạn cuối, các tế bào ung thư có thể theo đường máu, đường bạch huyết hoặc các đường lân cận khác để di căn đến các cơ quan.
Nguyên nhân gây ra ung thư phổi là do sự biến đổi DNA của một số gen quản lý quá trình chết theo chương trình của tế bào làm xuất hiện tình trạng tăng sinh mất kiểm soát. Một số yếu tố nguy cơ khiến cho các gen này bị biến đổi như:
- Hút thuốc lá.
- Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất gây hại như khí radon, amiăng, chì, asen, niken.
- Tiền sử xạ trị vùng ngực.
- Sử dụng thực phẩm có chất bảo quản trong thời gian dài.
- Tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi.
Ung thư phổi là khối u có nguồn gốc từ tế bào nhu mô hoặc phế nang phổi
9 dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu
Giai đoạn đầu của ung thư phổi thường khó nhận biết, do khối u còn nhỏ chưa xâm lấn vào các cơ quan xung quanh nên triệu chứng rất mơ hồ, người bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác.
1. Ho dai dẳng
Khối u tồn tại ở vùng phế quản, khí quản có thể xảy ra phản ứng thụ động muốn đẩy dị vật ra ngoài. Điều này gây nên những cơn ho diễn ra trong thời gian dài.
Đây là triệu chứng thường gặp sớm nhất của ung thư phổi nhưng lại rất khó phân biệt với các bệnh lý về hô hấp. Nếu bạn nhận thấy tình trạng ho diễn ra liên tục thì nên đi khám bác sĩ, vì đây có thể là cảnh báo của ung thư phổi.[1]
Ung thư phổi sẽ xuất hiện ho dai dẳng vài tuần nhưng không khỏi
2. Ho ra máu
Ung thư phổi gây ho ra máu do khối u ở phế quản hoặc phổi làm tổn thương các mạch máu trong các phế nang hoặc phế quản. Máu chảy ra bị cơ thể coi là dị vật và được đào thải bằng cách ho.
Ho ra máu là triệu chứng có thể gặp của ung thư phổi
3. Khó thở
Khối u ở khí quản làm hẹp đường dẫn khí khiến cho thể tích khí vào phổi ở mỗi lần hít giảm. Điều này có thể làm giảm lượng oxy trao đổi dẫn tới cơ thể thiếu oxy cho các hoạt động gây ra khó thở.
Theo Hiệp hội ung thư của Mỹ, khó thở là một trong những triệu chứng thường gặp trong giai đoạn đầu. Chính vì vậy, nếu khó thở xuất hiện không rõ nguyên nhân, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám.[1]
Khó thở là triệu chứng có thể gặp của ung thư phổi
4. Khàn tiếng
Khi khối u xuất hiện tại đường dẫn khí có thể chèn vào thanh quản làm cho cơ quan này bị hẹp, dẫn tới âm thanh phát ra không được như bình thường gây nên tình trạng khàn tiếng ở người bệnh.
Người bệnh ung thư phổi có thể xuất hiện khàn tiếng
5. Hụt hơi
Khi lượng oxy cung cấp cho cơ thể không đủ sẽ xuất hiện tình trạng tăng nhịp thở để bổ sung không khí cho sự vận hành các cơ quan. Tuy nhiên, khi nhịp thở tăng các cơ chưa kịp đáp ứng có thể gây nên tình trạng hụt hơi ở một số bệnh nhân ung thư phổi.
Người bệnh ung thư phổi rất dễ xuất hiện hụt hơi
6. Đau ngực
Khối u tăng kích thước ở vùng ngực sẽ tạo nên một áp lực kích thích vào các dây thần kinh tại phổi cũng như các dây thần kinh liên sườn gây nên tình trạng đau ngực.
Mặt khác, khối u có thể di căn đến các hạch bạch huyết vùng ngực, vùng cổ gây ra cảm giác đau nhói. Hiện tượng đau ngực cũng tăng lên khi người bệnh cười, hít thở quá mức.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Hyphens của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Ung thư phổi có thể gây ra đau ngực
7. Sụt cân mất kiểm soát
Đây là một triệu chứng thường gặp ở nhiều loại ung thư, do tế bào ung thư tiêu thụ nhiều năng lượng hơn tế bào bình thường. Cơ thể sẽ phải dùng đến các nguồn năng lượng dự trữ ở gan và cơ, làm giảm cân mất kiểm soát.
Mặt khác, tình trạng mệt mỏi, chán ăn cũng làm giảm lượng thức ăn và nước uống vào cơ thể, góp phần gây sụt cân.
Sụt cân có thể gặp ở bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn đầu
8. Chán ăn, mệt mỏi
Do tế bào ung thư tiêu thụ nhiều năng lượng hơn tế bào bình thường, cơ thể không đủ năng lượng để duy trì các chức năng sinh lý. Điều này làm giảm cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng và tăng cảm giác mệt mỏi ở người bệnh.
Người bệnh ung thư phổi luôn trong trạng thái chán ăn, mệt mỏi
9. Đau vai, sưng phần trên ngực
Các tế bào ung thư có thể theo đường bạch huyết di chuyển tới vai và tạo nên các hạch bạch huyết ở vùng này.
Bình thường các hạch này thường cứng, chắc, khó di chuyển nhưng trong một số trường hợp nặng hơn có thể gây nên tình trạng phù áo khoác khiến vùng vai và ngực sưng to.
Đau vai có thể là triệu chứng của ung thư phổi
Ung thư phổi có chữa được không?
Ung thư phổi có thể chữa được nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu, khi khối u còn nhỏ và chưa lan rộng. Tỷ lệ chữa khỏi ở giai đoạn này có thể lên đến 90%.
Tuy nhiên, nếu khối u phát triển và ảnh hưởng đến các bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể thì tỷ lệ này sẽ giảm đáng kể.[1]
Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, bao gồm:
- Giai đoạn phát hiện.
- Loại ung thư phổi.
- Phương pháp điều trị.
- Đáp ứng của bệnh nhân.
- Thể trạng của người bệnh.[2]
Nên làm gì khi có dấu hiệu ung thư phổi?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Ung thư phổi là bệnh diễn biến rất âm thầm, không biểu hiện rầm rộ ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ sau, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị:
- Ho kéo dài không khỏi dù đã thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định.
- Ho ra máu, khàn tiếng.
- Khó thở, hụt hơi.
- Sụt cân khi bạn vẫn duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt bình thường.
- Đau ngực kéo dài nhưng không có tiền sử bệnh lý mạn tính nào.
- Chán ăn, mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
Khi xuất hiện ho kéo dài nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám
Nơi khám chữa ung thư phổi
Nếu gặp các dấu hiệu như trên, bạn có thể đến các cơ sở y tế gần nhất, các phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa Hô hấp, Nội, Ung bướu. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời, tránh các biến chứng đáng tiết xảy ra:
- Tại Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Ung bướu TP. HCM, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện K Tân Triều, Bệnh viện Phổi Hà Nội, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội.
Tầm soát ung thư phổi
Ai nên tầm soát ung thư phổi?
Do các triệu chứng ung thư phổi thường mờ nhạt nên với những người có yếu tố nguy cơ thì nên thực hiện tầm soát theo hướng dẫn của bác sĩ:
- Tuổi từ 50 đến 80.
- Tiền sử hút thuốc lá ít nhất 20 gói.năm.
- Đang hút thuốc lá hoặc đã bỏ thuốc lá trong vòng 15 năm.[3]
Người hút thuốc nhiều năm nên được tầm soát ung thư phổi
Chẩn đoán ung thư phổi
Để chẩn đoán ung thư phổi, bác sĩ cần thực hiện một số xét nghiệm để khẳng định chính xác như:
- Chẩn đoán hình ảnh: các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như X – quang, cắt lớp vi tính, MRI có thể giúp phát hiện khối u ở phổi.
- Xét nghiệm đờm: quan sát mẫu đờm dưới kính hiển vi để kiểm tra có tế bào ung thư hay không và phân biệt với các bệnh lý đường hô hấp khác.
- Sinh thiết: lấy một phần mô của khối u và gửi đi phân tích. Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ung thư.[4]
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về ung thư phổi. Đây là bệnh lý ác tính thường diễn biến âm thầm nên khi xuất hiện bất cứ những dấu hiệu bất thường nào kể trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để phát hiện và điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Just Diagnosed With Lung Cancer: Answers from an Expert
https://www.cancer.net/blog/2018-06/just-diagnosed-with-lung-cancer-answers-expert
Who Should Be Screened for Lung Cancer?
https://www.cdc.gov/cancer/lung/basic_info/screening.htm
Lung cancer
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lung-cancer/diagnosis-treatment/drc-20374627
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: 11 thói quen giúp tăng cân lành mạnh, an toàn cho sức khỏe