Khô mắt là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi do quá trình lão hóa. Bệnh có thể dẫn đến nhức mắt, mỏi mắt và nhìn mờ. Cùng tìm hiểu về bệnh khô mắt ở người già và cách phòng tránh qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Bệnh khô mắt ở người già là gì? 9 cách phòng tránh khô mắt hiệu quả
Contents
Bệnh khô mắt ở người già là gì?
Khô mắt là tình trạng rối loạn chức năng của màng nước mắt khiến chúng giảm tiết nước, chất nhầy để bôi trơn mắt. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi do tác động của điều kiện môi trường sống, bệnh toàn thân, chấn thương hoặc lão hóa.[1]
Khô mắt có thể khiến người bệnh cảm thấy nhức mỏi, cộm mắt, giảm tiết nước mắt,… Từ đó ảnh hưởng đến khả năng quan sát của người bệnh gây khó chịu.
Khô mắt người già là tình trạng gây giảm tiết màng nước mắt do nhiều nguyên nhân gây ra
Khô mắt ở người già có nguy hiểm không?
Khô mắt ở người già không những gây ra những khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Dễ xước, rách giác mạc.
- Viêm loét giác mạc.
- Nhức mỏi mắt.
- Suy giảm thị lực.
Khô mắt có thể dẫn đến loét giác mạc
Bệnh khô mắt có chữa khỏi không?
Khô mắt ở người cao tuổi là bệnh lý mạn tính, tiến triển từ từ theo thời gian. Do đó, không thể chữa khỏi hoàn toàn được bệnh. Song vẫn có nhiều biện pháp giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu và hạn chế những biến chứng có hại.
Khô mắt sẽ tiến triển dần theo thời gian và không thể điều trị khỏi hoàn toàn
Nguyên nhân gây khô mắt ở người già
Khô mắt ở người già có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra từ quá trình lão hóa theo thời gian, tác động của môi trường hay ảnh hưởng của bệnh lý và thuốc. Một số nguyên nhân phổ biến của tình trạng này bao gồm:
Ảnh hưởng của quá trình lão hoá
Độ dày và chức năng của màng nước mắt sẽ suy giảm đáng kể khi tuổi tác tăng cao dẫn đến khô mắt và nhức mỏi mắt. Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi và phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.
Lão hóa là nguyên nhân chính gây khô mắt ở người già
Ảnh hưởng của các bệnh khác lên mắt
Tình trạng khô mắt, mờ mắt có thể xảy ra dưới tác động của một số bệnh lý toàn thân. Quá trình tiến triển của bệnh có thể làm giảm tiết nước mắt, xơ hóa màng nước mắt. Một số bệnh lý thường gặp gồm:
- Đái tháo đường
- Tăng huyết áp
- Tăng nhãn áp
- Bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống
Xem thêm: 7 biến chứng của bệnh tiểu đường lên mắt và các biện pháp phòng ngừa
Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây khô mắt
Môi trường và lối sống
Mắt giúp chúng ta quan sát các sự vật nên chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Ngoài ra, lối sống không lành mạnh cũng có thể gây tổn thương màng nước mắt dẫn đến khô mắt.
Một vài yếu tố môi trường và lối sống làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Thời tiết hoặc không khí quá khô hanh.
- Mắt thường xuyên tiếp xúc với khói bụi mà không được bảo vệ, làm sạch đúng cách.
- Sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài.
- Thức quá khuya.
- Thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia gây tổn thương mạch máu mắt.
Thức quá khuya có thể dẫn đến khô mắt
Tiền sử dùng thuốc
Khô mắt có thể là tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài do ức chế hoạt động bài tiết nước mắt. Một số thuốc có nguy cơ gây khô mắt thường gặp gồm:
- Thuốc tránh thai.
- Thuốc chống dị ứng (kháng histamin).
- Thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu,…
Khô mắt ở người già có thể là tác dụng phụ của một số thuốc
Phẫu thuật
Màng nước mắt hoặc tuyến lệ có thể bị tổn thương sau những phẫu thuật mắt như mổ cận thị, điều trị đục thủy tinh thể, thay giác mạc,… Tuy nhiên, tình trạng này thường diễn ra trong một thời gian ngắn và có thể tự hồi phục.
Người bệnh có thể gặp khô mắt tạm thời sau phẫu thuật
Tuyến lệ hoạt động kém
Tuyến lệ đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và bài tiết nước mắt giúp bổ sung độ ẩm cho màng nước mắt. Ở người sau 70 tuổi, hoạt động của tuyến lệ bị suy giảm nghiêm trọng gây ra khô mắt, nhức mắt thường xuyên.
Tuyến lệ kém hoạt động là nguyên nhân gây khô mắt
Dấu hiệu nhận biết bệnh khô mắt ở người già
Khô mắt ở người lớn tuổi trong giai đoạn đầu sẽ không có nhiều biểu hiện nên dễ bị bỏ qua gây khó khăn cho điều trị. Một số biểu hiện phổ biến giúp bạn phát hiện bệnh sớm gồm:[2]
- Số lượng nước mắt ít khiến người bệnh cảm thấy khô rát, nhức mỏi mắt.
- Thường xuyên thấy cộm dưới mắt.
- Chớp mắt liên tục.
- Đỏ mắt kèm theo suy giảm thị lực từ từ.
- Sợ ánh sáng quá chói.
- Chảy nhiều gỉ mắt màu trắng lẫn nhầy ở cạnh khóe mắt.
Đỏ mắt là biểu hiện ban đầu của khô mắt
Cách phòng tránh khô mắt ở người già
Khô mắt dẫn đến nhiều bất tiện trong sinh hoạt cũng như nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, bạn nên thực hiện các biện pháp đơn giản sau đây để phòng ngừa mắc bệnh:[2]
Ngủ đúng giờ, đủ giấc
Sau một ngày làm việc mệt mỏi, mắt cần có thời gian để nghỉ ngơi giúp làm sạch và tái tạo các tế bào tổn thương. Do vậy, để bảo vệ và tránh khô mắt, bạn nên:
- Đi ngủ sớm.
- Hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại quá lâu vào buổi tối.
- Đảm bảo ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm.
Tìm hiểu thêm: 11 cách làm hồng nhũ hoa tại nhà đơn giản, hiệu quả
Ngủ đủ giấc mỗi ngày có thể giảm tình trạng khô mắt
Đeo kính râm
Kính râm có tác dụng ngăn cản tác động của tia UV từ ánh sáng mặt trời lên mắt. Từ đó có thể làm chậm tốc độ lão hóa gây khô mắt. Ngoài ra, đeo kính râm cũng giúp hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn có hại xâm nhập gây bệnh cho mắt.
Đeo kính râm có thể giảm tổn thương, hạn chế khô mắt
Tránh các tác nhân từ môi trường
Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của mắt và tuyến lệ. Vì thế, bạn nên áp dụng các biện pháp hữu ích để hạn chế tối đa ảnh hưởng có hại của môi trường đến mắt như:
- Làm sạch không khí trong nhà giúp loại bỏ bụi bẩn, lông thú cưng.
- Không hút thuốc lá, rượu bia thường xuyên.
- Đeo kính bơi để bảo vệ mắt trước các chất tẩy rửa trong nước.
- Vệ sinh và bảo quản kính áp tròng đúng cách.
Hạn chế uống rượu bia có thể cải thiện tình trạng khô mắt
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng
Bầu không khí khô hanh có thể làm tăng nguy cơ bị khô mắt gây khó chịu cho người cao tuổi. Do đó, bạn có thể hạn chế tình trạng này bằng việc xông hơi phòng với tinh dầu hoặc dùng máy tạo ẩm không khí trong những ngày độ ẩm thấp dưới 25%.
Sử dụng máy tạo ẩm không khí có thể hạn chế khô mắt
Dùng gạc ấm
Gạc ấm có thể làm thông thoáng cũng như kích thích tuyến lệ hoạt động nhằm tạo ra nhiều nước mắt, chất nhầy giúp cải thiện biểu hiện khô mắt. Bạn có thể đắp gạc ấm hoặc túi chườm lên mắt trong khoảng 10 phút sau đó massage nhẹ nhàng hàng ngày.
Đắp gạc hoặc túi chườm lên mắt giúp kích thích tuyến lệ hoạt động, giảm khô mắt
Sử dụng thuốc nhỏ mắt
Đối với bệnh nhân khô mắt kéo dài gây ảnh hưởng đến thị lực thì bác sĩ có thể chỉ định một số loại nước nhỏ mắt để giảm triệu chứng nhanh chóng như:
- Nước mắt nhân tạo: giúp bổ sung tức thì nước mắt làm giảm đau nhức mắt, nâng cao thị lực.
- Thuốc mỡ: nhằm cung cấp chất bôi trơn cho màng nước mắt cũng như hạn chế bay hơi nước mắt, từ đó giảm khô mắt.
- Thuốc nhỏ mắt: giúp làm sạch bề mặt mắt, kích thích tiết nhầy và nước mắt để cải thiện tình trạng bệnh.
Sử dụng thuốc nhỏ mắt có thể làm giảm khô mắt
Để đôi mắt được nghỉ ngơi
Mắt có thể bị mỏi, nhìn mờ và khô nếu bạn làm việc liên tục trong thời gian dài mà không được nghỉ ngơi. Bạn có thể áp dụng quy tắc làm việc 20/20/20 giúp làm giảm sự mệt mỏi cho mắt hiệu quả.
Với mỗi 20 phút làm việc như đọc sách, nhìn màn hình máy tính, bạn nên nhìn vào một vật ở xa khoảng 20 feet (khoảng 6m) trong vòng 20s. Ngoài ra, việc chớp mắt thường xuyên để cung cấp độ ẩm cũng giúp giảm khô mắt đáng kể.
Nhìn xa để mắt nghỉ ngơi có thể cải thiện tình trạng bệnh
Thực hiện các bài tập mắt
Bạn cũng có thể thực hiện một số bài tập luyện giúp nâng cao thị lực, độ linh hoạt và giảm khô mắt như:
- Di chuyển mắt lên trên, xuống dưới và xoay tròn trong 1 – 2 phút.
- Dùng tay day nhẹ quanh mắt để kích thích tuyến lệ hoạt động.
- Nhắm mắt trong vài phút để thư giãn giữa giờ làm việc.
Xem thêm: 13 thói quen tốt cho mắt có thể bạn chưa biết
Bạn nên tập thể dục cho mắt hàng ngày giúp ngăn ngừa bệnh
Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3, vitamin A
Tuyến lệ và màng nước mắt có thể hoạt động tốt hơn nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Bạn nên ăn các thực phẩm giàu omega 3 như cá biển, đậu nành nhằm hỗ trợ cải thiện thị lực. Ngoài ra, bạn có thể ăn cà rốt, gấc giúp bổ sung vitamin A để giúp mắt sáng khỏe hơn.
Khám mắt định kỳ
Bạn nên đến khám nhãn khoa định kỳ mỗi 6 tháng/lần để có thể kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý gây khô mắt. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm nếu phát hiện những triệu chứng bất thường như:
- Luôn cảm thấy cộm hoặc có bụi trong mắt.
- Đỏ mắt kéo dài.
- Nhìn mờ tăng dần theo thời gian.
Thăm khám định kỳ có thể phát hiện sớm các biểu hiện của khô mắt
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khô mắt là tình trạng rất khó chịu, gây cản trở tầm nhìn cũng như gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nếu phát hiện những dấu hiệu sau:
- Khô mắt kéo dài, không cải thiện dù đã áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà.
- Mắt cộm, giảm tiết nước mắt.
- Khô mắt kèm theo đỏ mắt tăng dần.
- Xuất hiện các vết loét trên bề mặt giác mạc.
>>>>>Xem thêm: 9 cách chữa viêm tai ngoài đơn giản tại nhà an toàn và hiệu quả
Khô mắt kèm theo đỏ mắt là dấu hiệu cần gặp bác sĩ sớm
Các bệnh viện điều trị về mắt uy tín
Khi tình trạng khô mắt trở nên nặng dần, người bệnh nên đến khám tại khoa mắt của các bệnh viện địa phương uy tín hoặc tham khảo một số địa chỉ sau:
- Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Mắt Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh,…
- Hà Nội: Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lão khoa Trung ương,…
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức giúp nhận biết sớm bệnh khô mắt cũng như các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hãy chia sẻ thông tin này đến với bạn bè và người thân xung quanh bạn nhé!