Thở khí dung là phương pháp điều trị tại chỗ các bệnh đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản,… Hãy cùng Kenshin theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu cách thở khí dung nhé!
Bạn đang đọc: Thở khí dung là gì? Hướng dẫn thở khí dung đúng cách và lưu ý
Contents
Thở khí dung là gì?
Thở khí dung là cách để đưa thuốc vào cơ thể dưới dạng sương mù, giúp cho thuốc có tác động trực tiếp vào những vị trí bị viêm nhiễm trên hệ thống niêm mạc đường hô hấp.
Một số chỉ định chính của máy xông khí dung như sau: trường hợp suy hô hấp, hen cấp tính, thở rít thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và người bệnh sau khi rút ống nội khí quản có biểu hiện co thắt thanh khí quản.
Thở khí dùng là đưa thuốc vào cơ thể dưới dạng phun sương
Thở khí dung có tác dụng gì?
Thở khí dung là phương pháp điều trị tại chỗ của các bệnh lý đường hô hấp, với dạng sương do máy thở tạo ra sẽ bám vào lớp lông trên niêm mạc hô hấp. Nhờ tác động đó thuốc sẽ phát huy tác dụng hiệu quả trên vị trí bị viêm.
Các loại máy thở khí dung:
- Máy khí dung tai mũi họng: hạt khí dung to, có thể đọng lại được ở niêm mạc đường hô hấp trên.
- Máy khí dung cho hệ thống hô hấp dưới: tạo ra các hạt thuốc kích thước nhỏ hơn để chúng rơi xuống đường hô hấp dưới.
Thở khí dung điều trị các bệnh đường hô hấp
Hướng dẫn thở khí dung đúng cách
Rửa tay
Trước khi sử dụng máy thở khí dung hãy rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay nhanh để đảm bảo không có vi khuẩn xâm nhiễm vào thiết bị và cơ thể.
Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi sử dụng máy
Kiểm tra hạn chất lượng của thuốc
Cần kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng của thuốc trước khi sử dụng:
- Kiểm tra hạn dùng.
- Nhiệt độ, điều kiện bảo quản đúng quy định.
- Quan sát thuốc xem có bị biến chất hay đổi màu không.
- Bao bì đóng gói có bị hở, rò rỉ thuốc không.
Kiểm tra chất lượng thuốc và hoạt động của máy
Lắp ráp máy thở khí dung
- Kết nối ống cấp với máy phun sương.
- Gắn đầu còn lại của ống cấp vào lưu lượng kế.
- Cho thuốc đã kê đơn vào máy phun sương.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Bailleul của nước nào? Có tốt không?
Lắp máy thở khí dung đúng cách
Đổ thuốc vào cốc đựng thuốc
- Giữ thẳng ống ngậm thẳng đứng để dễ rót và tránh làm đổ thuốc ra ngoài.
- Đừng đổ đầy cốc vì nó có thể tạo hạt khí dung không đúng kích thước.
- Khi đổ hãy ngửi xem thuốc có mùi lạ, mùi hôi nào không.
Cách đổ thuốc vào cốc đựng thuốc
Đeo mặt nạ và thở bình thường
Đeo mặt nạ hoặc đặt ống ngậm lên lưỡi của bạn và ngậm chặt răng và môi xung quanh nó, sau đó bật máy phun sương và thở bình thường. Nếu bạn bắt đầu ho hãy tắt máy cho đến khi bạn có thể thở thoải mái trở lại. Tiếp tục thở khí dung cho đến khi hết cốc thuốc.
Nên đeo mặt nạ khi thở khí dung
Vệ sinh máy sạch sẽ sau khi sử dụng
Vệ sinh toàn bộ dụng cụ máy thở sau khi sử dụng, súc họng sau khi thở khí dung 15 phút.
Vệ sinh máy thở sạch sẽ sau khi sử dụng
Lưu ý khi thở khí dung
Các mối nguy hiểm phổ biến cần lưu ý khi thở khí dung:
- Tắc nghẽn đường thở: các dịch tiết mất nước trong đường thở của bệnh nhân, có thể hấp thụ nước được cung cấp qua bình xịt và phồng lên đến khi làm tắc nghẽn đường thở.
- Gây co thắt phế quản: các hạt khí dung có thể gây tình trạng co thắt phế quản ở bệnh nhân hen suyễn.
- Nếu bệnh nhân ho nhiều hãy ngừng sử dụng máy thở khí dung và cho bệnh nhân nghỉ ngơi.
- Khi thở khí dung liên tục sẽ làm lượng nước quá tải khiến bệnh nhân không kịp xử lý đặc biệt ở trẻ sơ sinh hoặc người già có thể gây suy tim sung huyết, suy thận.
- Nếu thuốc sủi bọt hoặc bong bóng hãy ngừng điều trị thuốc có thể bị lỗi.
- Đừng thổi hoặc xịt thuốc trước mặt trẻ, điều này sẽ giải phóng thuốc vào không khí chứ không phải phổi nên sử dụng mặt nạ thở.
>>>>>Xem thêm: Sữa dưỡng thể có dùng cho da mặt được không? Các lưu ý khi sử dụng
Một số lưu ý khi thở khí dung
Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những kiến thức bổ ích về cách thở khí dung đúng cách. Hãy cùng chia sẻ với người thân và bạn bè cùng biết nhé!
Nguồn: WebMD, Allergy Asthma Network, CEU, Medline Plus