Cách phòng ngừa bệnh kiết lỵ vào ngày lễ và lưu ý khi mắc bệnh

Rate this post

Kiết lỵ là một dạng nhiễm trùng tiêu hóa thường gặp khi ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Bệnh không quá nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh nhé!

Bạn đang đọc: Cách phòng ngừa bệnh kiết lỵ vào ngày lễ và lưu ý khi mắc bệnh

Vì sao bạn thường gặp bệnh kiết lỵ vào ngày lễ?

Ngày lễ là ngày họp mặt gia đình, ngày chúng ta vui chơi thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng.

Thời điểm này nhu cầu ăn uống của mọi người tăng cao, chúng ta muốn thưởng thức các món ăn khác biệt thường ngày, thức ăn không được chế biến chín hoàn toàn như bò tái, gỏi cá sống,… Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Bệnh kiết lỵ là gì?

Kiết lỵ là bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa. Có hai loại tác nhân chính gây bệnh kiết lỵ:

  • Kiết lỵ do trực khuẩn, thường gặp là Salmonella, Ecoli,… Đây là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất.
  • Kiết lỵ do ký sinh trùng Amip. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là tiêu chảy có kèm theo máu. Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể tiến triển thành nhiễm trùng huyết, co giật, áp xe gan,….

Cách phòng ngừa bệnh kiết lỵ vào ngày lễ và lưu ý khi mắc bệnh

Salmonella là tác nhân phổ biến gây bệnh kiết lỵ.

Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ

Một số nguyên nhân có thể gây bệnh kiết lỵ thường gặp như:

  • Do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh.
  • Do nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm bởi phân người nhiễm bệnh.
  • Người bị bệnh chưa rửa sạch tay đã chạm vào thức ăn, dẫn đến lan truyền vi khuẩn gây mọi người xung quanh.
  • Bơi trong nguồn nước bị ô nhiễm như hồ nước, bể bơi.
  • Tiếp xúc với người bị bệnh mà không vệ sinh kĩ.

Cách phòng ngừa bệnh kiết lỵ vào ngày lễ và lưu ý khi mắc bệnh

Ăn phải thực phẩm kém vệ sinh là nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ

Triệu chứng bị bệnh kiết lỵ

Tùy vào nguyên nhân gây kiết lỵ mà các triệu chứng biểu hiện ở người bệnh cũng khác nhau:

  • Biểu hiện người bệnh khi bị kiết lỵ do trực khuẩn: tiêu chảy có máu hoặc chất nhầy, sốt cao, buồn nôn và ói mửa, đau quặng bụng.
  • Biểu hiện người bệnh khi kiết lỵ do amip: tiêu chảy, sốt cao, buồn nôn và nôn, sụt cân, đau bụng.

Cách phòng ngừa bệnh kiết lỵ vào ngày lễ và lưu ý khi mắc bệnh

Khi bị nhiễm trùng đường ruột người bệnh thường bị sốt.

Cách phòng ngừa bệnh kiết lỵ

Phòng ngừa bệnh kiết lỵ do amip

Có nhiều biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh kiết lỵ do amid, bạn nên kết hợp các biện pháp với nhau để tăng hiệu quả phòng ngừa như:

  • Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Thực hiện việc ăn chín, uống chín.
  • Bảo vệ nguồn nước chung. Sử dụng bể lọc cát, hoặc màng lọc có lỗ nhỏ hơn 1mm lọc nước để loại bào nang amip. Xử lí các bể nước nhỏ bằng dung dịch iod 2 %.

Tìm hiểu thêm: 14 tác dụng của mật ong với sức khỏe, sắc đẹp và cách dùng hiệu quả

Cách phòng ngừa bệnh kiết lỵ vào ngày lễ và lưu ý khi mắc bệnh

Nên rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

Phòng ngừa bệnh kiết lỵ trực khuẩn

Trực khuẩn là tác nhân thường gặp gây bệnh kiết lỵ, vì thế bạn nên áp dụng thường xuyên các phương pháp sau để phòng ngừa bệnh:

  • Sử dụng nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Tránh nhiễm chéo bằng cách bảo quản riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín trong tủ lạnh.
  • Bảo quản thực phẩm chín ở nhiệt độ từ 4 độ C trở xuống và từ 60 độ C trở lên nếu không ăn ngay. Với thức ăn thừa, trước khi dùng lại bạn nên hâm kĩ để diệt hoàn toàn vi sinh vật gây bệnh.

Phòng ngừa kiết lỵ khi đang đi du lịch

Những nguyên tắc sau sẽ có lợi cho bạn và gia đình trong việc phòng bệnh kiết lị khi đi du lịch:

  • Tránh ăn những thực phẩm từ những người bán hàng rong, thực phẩm không rõ nguồn gốc.
  • Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột để tăng cường sức đề kháng.
  • Tránh ăn những sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng.
  • Sử dụng nguồn nước uống đảm bảo vệ sinh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Không ăn lại thức ăn bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Cách phòng ngừa bệnh kiết lỵ vào ngày lễ và lưu ý khi mắc bệnh

Sử dụng nguồn thức ăn đảm bảo vệ sinh khi đi du lịch

Phòng chống bệnh kiết lỵ ở trẻ

Trẻ em có hệ có tiêu hóa nhạy cảm hơn so với người lớn, ba mẹ hãy lưu lại ngay những nguyên tắc sau để bảo vệ trẻ trước tác nhân gây bệnh kiết lỵ:

  • Thực hiện nguyên tắc “ăn chín, uống sôi” cho trẻ.
  • Nhắc nhở, giám sát trẻ rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Thường xuyên trò chuyện để trẻ hiểu tầm quan trọng của việc rửa tay, giúp trẻ có ý thức tự giác thực hiện.
  • Cắt móng tay cho trẻ, vệ sinh đồ chơi của trẻ thường xuyên.

Cách phòng ngừa bệnh kiết lỵ vào ngày lễ và lưu ý khi mắc bệnh

Thường xuyên rửa đồ chơi của trẻ để phòng bệnh kiết lỵ.

Lưu ý khi có người nhà bị kiết lỵ

Khi có người nhà bị bệnh kiết lỵ, bạn nên áp dụng các biện pháp sau để tránh lây nhiễm cho người thân trong gia đình:

  • Cần rửa tay thật sạch sau khi tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người bệnh.
  • Sử dụng khăn tắm và các dụng cụ sinh hoạt cá nhân riêng.
  • Thường xuyên khử trùng nhà vệ sinh bằng chất diệt khuẩn.
  • Giặt tất cả đồ dùng của người bệnh bằng nước nóng.
  • Không nên để người đang bị tiêu chảy, buồn nôn chế biến thức ăn.

Cách phòng ngừa bệnh kiết lỵ vào ngày lễ và lưu ý khi mắc bệnh

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu FT Pharma của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Thường xuyên khử trùng nhà vệ sinh bằng nước diệt khuẩn.

Kiết lỵ là một bệnh nhiễm trùng tiêu hóa thường gặp. Bệnh có thể được phòng ngừa bằng cách giữ vệ sinh nhà ở, cá nhân, sử dụng thực phẩm chín. Nếu thấy bài viết hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé!

Nguồn: Cleveland Clinic, News Medical

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *