Ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Rate this post

Chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng với bệnh nhân điều trị nói chung và bệnh nhân ung thư dạ dày nói riêng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu người bị ung thư dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì nhé!

Bạn đang đọc: Ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ung thư dạ dày ăn gì?

Chọn thực phẩm giàu protein

Các thực phẩm giàu protein cung cấp nguồn protein phù hợp giúp cơ thể có đủ nguyên liệu để sửa chữa các tế bào và mô dạ dày bị tổn thương do u hoặc do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư dạ dày.

Các protein cũng là nguyên liệu không thể thiếu để giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể, giúp cho bệnh nhân ung thư dạ dày chống chọi được với những tác nhân lạ từ bên ngoài.

Ngoài ra, các thực phẩm giàu protein được bổ sung một cách thích hợp cũng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm tình trạng ứ đọng thức ăn tại dạ dày, đồng thời giảm tình trạng tiêu chảy.

Chính vì thế, bệnh nhân ung thư dạ dày nên cung cấp đầy đủ các thực phẩm giàu protein trong chế độ ăn uống của mình. Một số thực phẩm mà bệnh nhân có thể sử dụng để thêm vào khẩu phần ăn là:

  • Thịt nạc: thịt gà, thịt ngan, cá,…
  • Trứng.
  • Các sản phẩm từ sữa ít chất béo: sữa, sữa chua, phô mai,…
  • Các loại hạt và bơ có nguồn gốc từ hạt.
  • Các sản phẩm từ đậu nành.

Ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bổ sung đầy đủ các sản phẩm giàu protein để sửa chữa các tế bào và mô

Ngũ cốc nguyên hạt

Chất xơ là chất không được tiêu hóa trong cơ thể người. Mặt khác, bình thường thức ăn được giữ lại trong dạ dày từ 2 – 3 tiếng. Khi dạ dày bị tổn thương, chất xơ vốn dĩ không bị cắt nhỏ sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, khó chịu cho người bệnh.

Vì vậy, người bị ung thư dạ dày chỉ nên cung cấp ít chất xơ (khoảng 6 – 10 g/ngày) và nên được chia nhỏ trong các bữa ăn.

Do ngũ cốc nguyên hạt chứa ít chất xơ nên việc sử dụng loại thực phẩm này vừa cung cấp đủ năng lượng, vừa giảm thiểu áp lực lên đường tiêu hóa của bệnh nhân ung thư dạ dày. Các loại ngũ cốc nguyên hạt bạn có thể cân nhắc sử dụng là yến mạch, gạo lứt, ngô,…

Ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp năng lượng và giảm thiểu áp lực lên đường tiêu hóa

Ăn nhiều loại trái cây và rau quả mỗi ngày

Trái cây và rau quả cung cấp các chất chống oxy hóa cho cơ thể như vitamin C, beta-caroten,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại quá trình ung thư.

Mặt khác, thời gian tiêu hóa các loại thức ăn này thường nhanh hơn tinh bột, lipid hay protein nên giảm đáng kể áp lực lên hệ tiêu hóa, tạo thời gian hồi phục cho dạ dày.

Bạn nên chọn các loại trái cây đa dạng màu sắc để các chất dinh dưỡng được cung cấp đa dạng nhất có thể. Lưu ý, tránh lựa chọn các loại hoa quả chua vì sẽ kích thích dạ dày tiết axit, làm nặng thêm tình trạng đau dạ dày và giảm khả năng phục hồi của dạ dày.

Ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ăn đầy đủ trái cây và rau xanh mỗi ngày hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch

Chọn nguồn chất béo lành mạnh

Bạn nên sử dụng các nguồn chất béo chưa bão hòa để giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt nhất, tăng thời gian nghỉ ngơi cho dạ dày, từ đó hỗ trợ quá trình hồi phục sau tổn thương tế bào.

Các thực phẩm chứa nguồn chất béo lành mạnh có thể kể đến như dầu oliu, hạt hạnh nhân, hạt óc chó,… Ngoài giúp cơ thể có nguồn chất béo tốt, các loại thực phẩm trên còn cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng như:

  • Dầu oliu: omega-3, vitamin E, vitamin K,…[1]
  • Hạt hạnh nhân: vitamin E, flavonoid, biotin,…[2]
  • Hạt óc chó: omega-3, axit ellagic,…[3]

Ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chọn các nguồn chất béo có nguồn gốc thực vật để hỗ trợ hệ tiêu hóa

Uống đủ nước

Tình trạng mất nước có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các cơ quan như thận, tim mạch, máu, hệ tiêu hóa,… Vì vậy, bổ sung đủ nước mỗi ngày giúp cho các cơ quan nói chung và dạ dày nói riêng hoạt động tốt hơn.

Bạn nên uống 8 – 12 cốc nước mỗi ngày để đảm bảo đủ dịch cho cơ thể hoạt động. Nên uống nước sau khi thức dậy và trước ăn 1 giờ để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, tránh hội chứng dumping (hội chứng dạ dày rỗng nhanh sau bữa ăn).

Tìm hiểu thêm: Các cách phòng chống nhiễm khuẩn Chlamydia

Ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Cung cấp đủ nước mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả

Ung thư dạ dày kiêng ăn gì?

  • Không uống rượu và không sử dụng các sản phẩm thuốc lá: rượu làm gia tăng tình trạng mất nước và làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, gây ảnh hưởng xấu quá trình điều trị và phục hồi của bệnh nhân mắc ung thư dạ dày.
  • Tránh ăn thực phẩm hun khói, ngâm chua, thịt và cá muối: các sản phẩm này đều chứa rất nhiều muối, cơ thể sẽ phải hoạt động nhiều hơn bình thường để thải lượng natri thừa ra ngoài cơ thể, qua đó làm tăng quá trình mất nước.
  • Hạn chế đồ ngọt và đường: các thực phẩm này ít mang lại các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng khi ăn lại chiếm chỗ của các thực phẩm khác, làm cho hệ tiêu hóa vốn nên nghỉ ngơi trong khi điều trị ung thư dạ dày lại hoạt động quá mức.

Ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Tuyệt đối bỏ thuốc lá để ngăn ngừa ung thư dạ dày phát triển

Các lưu ý trong dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày

Những thay đổi trong chế độ ăn uống tưởng chừng rất nhỏ nhưng lại đóng góp một phần rất lớn cho việc điều trị ung thư dạ dày. Một số lưu ý sau có thể giúp bạn tận dụng được nguồn thực phẩm phong phú trong việc điều trị một cách hiệu quả:

  • Bảo quản thực phẩm: nên bảo quản các thực phẩm tươi bằng tủ lạnh, tránh các hình thức ướp muối, ngâm chua,…
  • Duy trì chế độ ăn lành mạnh: cung cấp đầy đủ vitamin C, vitamin A, chất xơ,… để tăng cường sức đề kháng và sức khoẻ đường ruột.
  • Bỏ thuốc lá: không chỉ riêng với bệnh nhân ung thư dạ dày mà người bình thường nên bỏ thuốc lá càng sớm, càng tốt do sự ảnh hưởng không tốt của nó đến cơ thể.
  • Rửa tay trước khi chế biến các thực phẩm để hạn chế vi khuẩn, mầm bệnh từ tay nhiễm vào thức ăn.

Ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Cần rửa tay khi chế biến thực phẩm để ngăn ngừa virus, vi khuẩn tấn công

Lưu ý về dinh dưỡng cho người phẫu thuật cắt dạ dày

Bệnh nhân phẫu thuật cắt dạ dày bị giảm sự hấp thụ các chất ở dạ dày nên dễ xảy ra tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Vì thế, các bệnh nhân này cần phải lưu ý các tình trạng thường gặp như:

  • Thiếu vitamin B12: do thiếu axit dạ dày và yếu tố nội tại vì cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Bệnh nhân có thể bổ sung vitamin B12 dạng uống, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
  • Thiếu sắt: cắt dạ dày ảnh hưởng đến khả năng và thời gian hấp thụ sắt tại tá tràng. Bệnh nhân có thể bổ sung sắt dưới dạng uống, thực phẩm cùng với thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sự hấp thu.
  • Thiếu vitamin B9 (folate, acid folic): sự thiếu hụt vitamin B12 thường dẫn đến giảm vitamin B9 trong cơ thể, do đó người bệnh cần xét nghiệm chính xác có thật sự thiếu vitamin B9 hay không trước khi bổ sung.
  • Kém hấp thu chất béo và các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K): Bệnh nhân nên bổ sung thêm men tiêu hoá để hỗ trợ thêm chức năng cho dạ dày và Calci để tăng hấp thu vitamin D.
  • Tình trạng không dung nạp đường sữa lactose: Người bệnh cắt dạ dày không nên tiêu thụ các thực phẩm từ sữa như phô mai, bơ, sữa chua,…
  • Hội chứng dumping: tình trạng làm rỗng dạ dày nhanh chóng, tăng đẩy thức ăn vào ruột non, gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy,… Bệnh nhân nên có chế độ ăn uống lành mạnh hơn như: chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn thực phẩm dễ tiêu hoá (chất xơ, đạm thực vật,…), hạn chế uống nước khi đang ăn,…

Tình trạng thiếu sắt, vitamin B12 và vitamin B9 có thể dẫn đến thiếu máu, rất dễ gặp ở bệnh nhân cắt dạ dày. Thiếu máu thường xảy ra vài tháng hoặc vài năm sau khi phẫu thuật nên người bệnh không nên chủ quan, cần bổ sung đầy đủ chất hậu phẫu thuật.

Ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý

>>>>>Xem thêm: 17 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất, an toàn, hiệu quả

Người bệnh cắt dạ dày nên chú ý ăn uống để tránh các vấn đề sức khoẻ

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản về vấn đề dinh dưỡng trong điều trị ung thư dạ dày như ung thư dạ dày nên ăn gì hay nên kiêng gì. Không chỉ thay đổi chế độ ăn uống phù hợp mà bạn còn phải loại bỏ các thói quen xấu để nhanh chóng phục hồi sau điều trị ung thư dạ dày nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *