Nhiều người vẫn nghĩ rằng viêm amidan cũng tương tự như tình trạng viêm họng thông thường, có thể tự khỏi và không gây nguy hiểm. Thế nhưng nếu không được điều trị kịp thời, viêm amidan sẽ tiến triển và gây nên nhiều biến chứng. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu viêm amidan có lây lan không và những biến chứng nguy hiểm thường gặp phải nhé!
Bạn đang đọc: Amidan có nguy hiểm không? Các biến chứng viêm Amidan thường gặp
Contents
Viêm amidan có lây không?
Viêm amidan không lây nhưng các tác nhân truyền nhiễm lại có thể lây lan sang người khác trong 24 đến 48 giờ trước khi xuất hiện triệu chứng hoặc thậm chí ngay cả khi bạn đã khỏi bệnh.
Bạn có thể bị viêm amidan nếu tiếp xúc với người mang mầm bệnh khi họ ho và hắt hơi. Ngoài ra, chạm vào một vật có khả năng chứa các sinh vật lây nhiễm như nắm cửa, sau đó sờ vào mũi hoặc miệng cũng là một nguyên nhân lây lan phổ biến.
Tiếp xúc với nhiều người sẽ làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các vi khuẩn và virus gây viêm amidan. Đó là lý do tại sao trẻ em trong độ tuổi đi học thường mắc bệnh. Các triệu chứng thường xuất hiện rõ rệt trong khoảng 2 đến 4 ngày sau khi tiếp xúc.
Tuy nhiên, hoàn toàn có thể ngăn chặn sự lây lan bằng cách sử dụng kháng sinh. Sau khoảng 24 giờ uống thuốc kháng sinh, vi khuẩn hoặc virus sẽ không thể truyền sang người khác nữa.
Viêm amidan có nguy hiểm không?
Viêm amidan nếu kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm mũi, viêm tai giữa, viêm phổi hay nguy hiểm hơn là tắc nghẽn đường thở, viêm cầu thận, viêm ngoài màng tim cấp, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết…
Vì vậy, nên thăm khám để phát hiện bệnh kịp thời và có phác đồ điều trị phù hợp.
Các biến chứng viêm amidan
Gây ra chứng ngưng thở khi ngủ tạm thời
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là tình trạng xảy ra khi đường hô hấp trên bị xẹp xuống liên tục khi một người đang ngủ. Sự gián đoạn này dẫn đến tình trạng giấc ngủ bị kém đi và cảm giác mệt mỏi tăng lên vào ban ngày, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 9 năm 2015 trên tạp chí The Treatment Advances in Chronic Disease, chứng ngưng thở khi ngủ có liên quan đáng kể đến tỉ lệ tử vong và các bệnh về tim mạch.[1]
Trong một đợt nhiễm trùng, khi amidan sưng lên, nó có thể chèn ép và cản trở quá trình thở bình thường của cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng ngưng thở khi ngủ.[2]
Lây lan và gây nhiễm trùng tai
Một biến chứng thường gặp khác là tình trạng nhiễm trùng amidan phát triển thành viêm tai giữa cấp thứ phát.
Các amidan được nhìn thấy phía sau lưỡi khi mở miệng chỉ là một phần nhỏ trong tập hợp các mô bạch huyết được gọi là vòng Waldeyer’s amidan.
Khi bị sưng lên do nhiễm trùng, các mô này có thể làm tắc ống Eustachian dẫn đến tích tụ áp suất gây tràn dịch hoặc tích tụ chất lỏng trong tai, gây nên tình trạng viêm tai giữa.[3]
Áp xe quanh amidan
Nếu viêm họng hoặc viêm amidan không tự khỏi hoặc biến mất sau khi điều trị, nhiễm trùng có thể tiến triển thành viêm mô tế bào amidan. Tình trạng này có thể gây ra tích tụ mủ, gọi là áp xe quanh amidan.
Các triệu chứng của áp xe amidan bao gồm sốt, đau cổ họng và thậm chí là uốn ván. Thông thường, áp xe quanh amidan sẽ lan vào vùng hầu họng dẫn đến viêm cân mạc hoại tử. Khi đó, người bệnh sẽ cần điều trị bằng các biện pháp nâng cao hơn như sử dụng kháng sinh, cắt amidan và phẫu thuật dẫn lưu áp xe.
Tìm hiểu thêm: Thiếu Vitamin A, trẻ nhỏ sẽ dễ mắc nhiều bệnh hơn
Gây sốt thấp khớp
Nếu viêm amidan do nhiễm trùng liên cầu, vi khuẩn có thể xâm nhập vào hệ thống máu và gây ra tình trạng gọi là sốt thấp khớp – một chứng rối loạn viêm chủ yếu gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 16.[4]
Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến tim, khớp cùng các mô khác và đôi khi gây ra tổn thương vĩnh viễn. Các triệu chứng bao gồm đau họng, amidan sưng đỏ, sốt, nhức đầu, đau cơ và khớp.
Gây viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn
Viêm cầu thận sau liên cầu (PSGN) là một rối loạn viêm hiếm gặp của thận thường do nhiễm trùng liên cầu khuẩn. Bất cứ ai cũng có thể mắc PSGN sau khi khỏi bệnh viêm họng, ban đỏ hoặc viêm amidan, nhưng phổ biến ở trẻ em hơn so với người lớn. Rối loạn này khiến thận hoạt động kém hiệu quả hơn.[5]
Những người bị PSGN thường hồi phục trong vài tuần mà không có bất kỳ biến chứng bổ sung hoặc kéo dài nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp rất hiếm có thể xảy ra tổn thương thận lâu dài (hoặc có khả năng suy thận).
Viêm amidan có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư không?
Mặc dù không có mối liên hệ rõ ràng nào giữa viêm amidan và ung thư, nhưng đôi khi các triệu chứng của chúng có thể tương tự nhau.
Vì thế, nếu tình trạng viêm amidan vẫn kéo dài kể cả khi đã can thiệp điều trị bằng nhiều biện pháp thì nó hoàn toàn có thể là dấu hiệu của một bệnh khác nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư.
Lúc này, việc thăm khám và tầm soát ung thư vòm họng là cần thiết, đặc biệt ở người trưởng thành.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
- Sốt hơn 39,5 °C.
- Yếu cơ.
- Cứng cổ.
- Đau họng dai dẳng và kéo dài hơn 2 ngày.
- Trong một số trường hợp, viêm amidan có thể khiến cho cổ họng sưng tấy gây khó thở.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu So.Se. Pharm của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Các bệnh viện có chuyên khoa tai, mũi, họng uy tín
- Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội – Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Tai Mũi Họng,…
- TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Bệnh viện Đại học Y Dược,…