Ăn chân gà có tốt không? 8 tác dụng của chân gà tốt cho sức khỏe

Rate this post

Chân gà là món ăn yêu thích của nhiều người bởi hương vị ngon và giá thành rẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về công dụng, tác hại khi ăn chân gà. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề ăn chân gà có tốt không qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Ăn chân gà có tốt không? 8 tác dụng của chân gà tốt cho sức khỏe

Giá trị dinh dưỡng của chân gà

Cấu trúc chân gà chủ yếu là da, sụn, gân và xương. Tuy nhiên, chân gà cũng là một thực phẩm khá bổ dưỡng vì cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cũng như một số vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Một khẩu phần 70g chân gà gồm:[1]

  • Calo: 150 calo.
  • Chất đạm: 14g.
  • Chất béo: 10g.
  • Carb: 0,14g.
  • Canxi: 5% giá trị hàng ngày (DV).
  • Phốt pho: 5% DV.
  • Vitamin A: 2% DV.
  • Folate (Vitamin B9): 15% DV.

Ăn chân gà có tốt không? 8 tác dụng của chân gà tốt cho sức khỏe

Chân gà chứa hàm lượng dinh dưỡng cao

Ăn chân gà có tác dụng gì?

Chân gà không những là món ăn ngon được đông đảo người ưa thích mà còn mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng và công dụng không thể ngờ đối với người sử dụng.

Cung cấp collagen cho cơ thể

Khoảng 70% lượng chất đạm có trong chân gà là collagen – một loại protein cấu trúc tạo nên hình dạng, sức mạnh và độ đàn hồi cho các cấu trúc da, gân, cơ, xương, dây chằng của cơ thể. Collagen là chất cần thiết giúp duy trì độ đàn hồi của da, chống lão hoá và giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu canxi và các loại protein khác.

Ăn chân gà có tốt không? 8 tác dụng của chân gà tốt cho sức khỏe

Chân gà giúp duy trì độ đàn hồi da và chống lão hoá

Giảm nguy cơ gãy xương

Ăn chân gà giúp bổ sung canxi, collagen, protein – chất dinh dưỡng quan trọng giúp xương chắc khỏe, củng cố cấu trúc xương. Đặc biệt ở người cao tuổi thường gặp các vấn đề về xương khớp do khả năng hấp thu canxi kém thì ăn chân gà là cách giảm nguy cơ gãy xương từ sớm.

Bên cạnh đó, bạn có thể tăng khả năng hấp thu canxi hiệu quả hơn qua việc sử dụng các sản phẩm bổ sung có chứa canxi.

Giảm đau xương khớp

Hàm lượng collagen có trong chân gà có thể kích thích tái tạo mô làm giảm tình trạng đau xương khớp ở người viêm khớp do mô, sụn đã bị mòn khiến các xương cọ sát vào nhau gây triệu chứng đau, sưng tấy và khó di chuyển.

Ăn chân gà có tốt không? 8 tác dụng của chân gà tốt cho sức khỏe

Hàm lượng collagen giúp tái tạo mô ở người bị viêm xương khớp

Hỗ trợ chữa lành vết thương

Protein và canxi trong chân gà có công dụng hỗ trợ chữa lành vết thương. Đặc biệt, giúp tái tạo phục hồi các dây thần kinh, cơ bắp và xương trong cơ thể.

Ăn chân gà có tốt không? 8 tác dụng của chân gà tốt cho sức khỏe

Chân gà cung cấp protein và canxi hỗ trợ chữa lành vết thương

Cải thiện chức năng tiêu hoá

Chân gà khi hầm sẽ tiết ra các chất dinh dưỡng protein, collagen, chondroitin và glucosamine giúp hệ thống đường ruột khoẻ mạnh hơn và tăng hiệu quả tiêu hoá.

Ăn chân gà có tốt không? 8 tác dụng của chân gà tốt cho sức khỏe

Chân gà giúp cải thiện chức năng tiêu hoá

Duy trì móng chắc khoẻ

Trong chân gà chứa các chất collagen, glycine, hidroxiprolin và protein giúp tăng độ bền của móng đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi và tái tạo các tế bào da móng.

Ăn chân gà có tốt không? 8 tác dụng của chân gà tốt cho sức khỏe

Chân gà giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và tái tạo móng

Duy trì nướu khỏe mạnh

Nguyên nhân gây nên bệnh nướu răng là do sự thiếu hụt vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Chân gà có nhiều mô liên kết và sụn chứa collagen, axit amin và một số chất tạo gelatin giúp cải thiện tình trạng nướu răng một cách đáng kể.

Tìm hiểu thêm: U xơ tử cung kiêng ăn gì? 7 loại thực phẩm nên ăn và nên tránh

Ăn chân gà có tốt không? 8 tác dụng của chân gà tốt cho sức khỏe

Chân gà bổ sung các vitamin giúp cải thiện tình trạng răng miệng

Cải thiện hệ thống miễn dịch

Ngoài hàm lượng collagen cao, chân gà còn bổ sung các chất khoáng như kẽm, đồng, magie, canxi và phốt pho giúp tăng cường hệ thống miễn dịch nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Ăn chân gà có tốt không? 8 tác dụng của chân gà tốt cho sức khỏe

Chân gà bổ sung các khoáng chất giúp tăng sức đề kháng

Ăn chân gà có gây béo, tăng cân không?

Chân gà không chỉ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng mà còn có lượng calo tương đối cao 150 calo cho 70g tương đương một cặp chân gà.

Bên cạnh đấy, chân gà cũng chứa một lượng chất béo lớn chủ yếu đến từ da và được loại bỏ khi nấu ăn. Tuy nhiên, đối với những món chân gà được chiên giòn hoặc ăn kèm với nước sốt, điều này có thể làm tăng hàm lượng chất béo và calo từ đó khiến cân nặng bạn tăng nên đáng kể.

Vì vậy để ăn chân gà mà không lo bị mập bạn nên ưu tiên các món chân gà được chế biến ít dầu mỡ như chân gà sả tắc, chân gà luộc…

Ăn chân gà có tốt không? 8 tác dụng của chân gà tốt cho sức khỏe

Chân gà chiên, chân gà nướng chứa nhiều chất béo có thể khiến bạn tăng cân đáng kể

Các món ngon từ chân gà

Chân gà là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon miệng và hấp dẫn như: chân gà ngâm sả tắc, chân gà nướng… Hãy tham khảo 1 số công thức chế biến món ngon từ chân gà dưới đây.

Chân gà ngâm sả tắc

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Chân gà: 500g.
  • Tắc trái: 100g.
  • Ớt chỉ thiên: 6 trái.
  • Sả: 10 nhánh.
  • Lá chanh.
  • Nước cốt tắc: 6 muỗng canh.
  • Gừng: 1 củ.
  • Gia vị: nước mắm, giấm trắng, tương ớt, muối hột, rượu trắng.

Các bước chế biến

  • Cắt bỏ móng và làm sạch chân gà bằng nước.
  • Sau đó, dùng hỗn hợp gồm muối hạt, rượu trắng, gừng cắt nhỏ, giấm trắng ngâm chân gà từ 5 – 10 phút để khử mùi hôi. Rửa lại với nước và chặt chân gà làm đôi.
  • Cho chân gà đã được sơ chế vào nồi nước thêm gừng, sả đập dập và 2 muỗng canh rượu trắng. Luộc trong khoảng 20 phút trên lửa vừa rồi vớt ra thả vào thau nước đá. Ngâm trong vòng 15 – 20 phút để giữ được độ giòn của chân gà.
  • Pha nước ngâm chân gà tắc sả: Chuẩn bị 4 muỗng canh tương ớt + 2 muỗng canh đường + 6 muỗng canh nước cốt tắc + ½ muỗng canh muối + 7 muỗng canh nước mắm. Dùng muỗng khuấy đều hỗn hợp rồi cho vào nồi đun trên lửa nhỏ cho đến khi đường và muối tan hết thì tắt bếp.
  • Tắc mang đi rửa sạch rồi cắt làm đôi, sả cắt bỏ phần gốc, bóc vỏ, rửa sạch thái lát mỏng. Lá chanh, gừng, ớt rửa sạch rồi dùng dao cắt nhỏ.
  • Ngâm chân gà sả tắc: Chuẩn bị một cái thau lớn, cho chân gà, sả cắt lát mỏng, tắc, lá chanh cắt nhỏ vào trộn đều. Tiếp đến, đổ từ từ hỗn hợp nước nước ngâm chân gà sả tắc đã pha vào rồi dùng tay đảo đều cho chân gà thấm gia vị.
  • Đến đây là bạn có thể mang ra thưởng thức nhưng để ngon hơn thì nên ngâm chân gà khoảng 1 – 3 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh.

Ăn chân gà có tốt không? 8 tác dụng của chân gà tốt cho sức khỏe

Chân gà sả tắc là món ăn vặt rất được yêu thích

Chân gà hấp hành

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Chân gà: 10 cái hoặc nhiều hơn tùy thuộc lượng người ăn.
  • Gừng: 1 nhánh.
  • Hành lá: 10 cây.
  • Sả: 2 cây.
  • Rượu trắng: 1/2 bát con.
  • Gia vị: muối, tiêu, bột nêm, chanh, ớt…

Các bước chế biến

  • Sơ chế chân gà (bạn có thể tham khảo các bước sơ chế của phần chân gà sả tắc).
  • Sả rửa sạch bóc bớt lớp bên ngoài, đập dập rồi cắt khúc. Gừng cạo sạch vỏ chia làm 2 phần (1 nửa đập dập, 1 nửa đem thái sợi). Hành lá bỏ rễ chỉ cắt lấy đoạn đầu trắng để hấp chân gà.
  • Cho gà vào nồi, đổ ngập nước thêm sả và gừng đập dập vào. Luộc chân gà trong 8 – 10 phút tính từ lúc sôi.
  • Sau đó, vớt chân gà thả ngay vào bát nước đá lạnh, vắt thêm nửa quả chanh giúp chân gà giữ được độ giòn và không bị thâm.
  • Vớt chân gà vào nồi xếp hành và gừng nên trên. Hấp chân gà 5 – 6 phút tính từ lúc sôi là được.Mùi hương của hành, gừng bốc lên quyện vào từng chân gà cực hấp dẫn
  • Cuối cùng, cho chân gà ra đĩa, trang trí hành lên trên cho đẹp mắt và thưởng thức.

Ăn chân gà có tốt không? 8 tác dụng của chân gà tốt cho sức khỏe

Chân gà hấp hành là sự lựa chọn tuyệt vời để thêm vào thực đơn bữa ăn nhà bạn

Chân gà nướng

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Chân gà: 8 – 10 chiếc.
  • Giấm.
  • Rượu trắng.
  • Nước cốt chanh.
  • Tỏi.
  • Hành củ.
  • Sả: 2 nhánh.
  • Ớt sừng: 1 quả.
  • Dầu ăn.
  • Gia vị: Muối, tiêu, đường, nước mắm, hạt nêm, dầu điều…

Các bước tiến hành

  • Sơ chế chân gà ( bạn có thể tham khảo các bước sơ chế của phần chân gà sả tắc trên).
  • Trộn đều hỗn hợp gồm ngũ vị hương, nước mắm, muối, đường, tỏi băm, dầu ăn, ớt… Bạn có thể gia giảm các loại gia vị theo sở thích của mình.
  • Dùng hỗn hợp gia vị vừa trộn ướp chân gà trong khoảng 2-3 tiếng để chân gà thấm gia vị.
  • Chuẩn bị bếp than và vỉ (bạn có thể dùng lò nướng hoặc nồi chiên không dầu) rồi đặt chân gà lên nướng. Khi nướng, bạn phải lật chân gà thường xuyên để món ăn không bị cháy và phết thêm gia vị để chân gà không khô.
  • Cuối cùng, bạn hãy xếp chân gà nướng ra đĩa và thưởng thức.

Ăn chân gà có tốt không? 8 tác dụng của chân gà tốt cho sức khỏe

Chân gà nướng là một trong những món ăn khoái khẩu của các tín đồ ăn vặt

Lưu ý khi ăn chân gà để đảm bảo tốt cho sức khỏe

Chân gà là món ăn yêu thích của rất nhiều người nhưng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm sức :

  • Bạn không nên ăn quá 900g chân gà mỗi ngày. Vì trong 900g chứa 1935 calo tương đương lượng calo cần nạp vào trong một ngày. Điều này sẽ khiến cơ thể bạn dư thừa năng lượng và dễ tăng cân.
  • Hạn chế ăn các món chân gà chế biến dầu mỡ như chiên, nướng,… chứa lượng chất béo cao.
  • Bạn chỉ nên ăn tối đa 2 lần/ tuần (không được quá 900g trong mỗi lần ăn).

Ngoài ra, người mắc bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao không nên ăn nhiều chân gà đặc biệt là chân gà được chế biến dầu mỡ bởi dễ làm tăng lượng cholesterol trong máu.

Ăn chân gà có tốt không? 8 tác dụng của chân gà tốt cho sức khỏe

>>>>>Xem thêm: Những đối tượng nên bổ sung Multivitamin

Nên hạn chế ăn chân gà được chế biến dầu mỡ chứa hàm lượng chất béo cao

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về vấn đề ăn chân gà có tốt không và các công dụng mà chân gà mang lại. Nếu thấy thông tin bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho nhiều người cùng biết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *