Mướp là một loại thực phẩm quen thuộc trên bàn ăn của mỗi gia đình Việt Nam. Chúng không chỉ được chế biến thành các món ăn hấp dẫn mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Vậy hãy cùng tìm hiểu những tác dụng tuyệt vời của mướp để xem mướp có tốt không nhé!
Bạn đang đọc: Ăn mướp có tốt không? 19 tác dụng tuyệt vời của mướp và lưu ý khi ăn
Mướp hương là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
Contents
- 1 Tác dụng của mướp
- 1.1 Tốt cho tim mạch
- 1.2 Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
- 1.3 Hỗ trợ giảm cân
- 1.4 Tốt cho hệ tiêu hoá
- 1.5 Giảm các cơn đau cơ
- 1.6 Giảm nguy cơ mắc viêm khớp
- 1.7 Hỗ trợ điều trị thiếu máu
- 1.8 Thanh lọc máu
- 1.9 Lợi tiểu
- 1.10 Hỗ trợ trị vàng da
- 1.11 Giảm đau nửa đầu
- 1.12 Tăng cường chức năng não bộ
- 1.13 Giảm triệu chứng dị ứng thời tiết
- 1.14 Giảm triệu chứng viêm xoang
- 1.15 Ngăn ngừa bệnh về mắt
- 1.16 Lợi sữa, trị tắc sữa
- 1.17 Điều hoà kinh nguyệt
- 1.18 Giảm đau bụng do kinh nguyệt
- 1.19 Tốt cho làn da
- 2 Tác dụng phụ của việc ăn mướp
- 3 Lưu ý khi ăn mướp
Tác dụng của mướp
Mướp chứa nhiều thành phần dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, cụ thể là:
Tốt cho tim mạch
Nhờ thành phần vitamin B5 mà mướp có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể, đặc biệt là giảm triglycerid, từ đó làm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Trong một nghiên cứu đã cho thấy rằng, 900mg là lượng mướp mà một người có thể nạp vào cơ thể để đạt hiệu quả cao trên tim mạch.
Thành phần B5 có trong mướp giúp hỗ trợ bảo vệ tim mạch
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Đối với quá trình tân tạo đường, mangan đóng một vai trò rất quan trọng nhằm sản xuất các enzym tiêu hoá, enzym chịu trách nhiệm cho các quá trình này. Mướp cung cấp một nguồn mangan lớn nên phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Liều 100 miligam magie trong một ngày giúp giảm 15% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Mangan thúc đẩy sản xuất insulin, trong một nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng, ở những con chuột được cho uống mangan có khả năng dung nạp glucose được cải thiện đáng kể [2].
Tiêu thụ mangan trong mướp làm giảm 15% nguy cơ mắc tiểu đường
Hỗ trợ giảm cân
Mướp có lượng chất béo bão hoà cực kỳ ít, lượng cholesterol tiêu thụ vào cơ thể thấp, có vì có lượng chất béo và calo hợp lý, đồng thời chứa nhiều nước, do đó mướp có lợi trong việc kiểm soát quá trình giảm cân của bạn [3].
Mướp có lượng calo thấp phù hợp cho các chế độ giảm cân
Tốt cho hệ tiêu hoá
Mướp là một loại rau giàu dinh dưỡng và chứa nhiều chất chống oxy hoá, chất xơ và vitamin. Vì vậy, chúng có thể mang lại một số lợi ích cho hệ tiêu hoá.
Chất xơ trong mướp là chất xơ hoà tan, do đó giúp tăng cường quá trình tiêu hoá, làm mềm phân và thúc đẩy hoạt động ruột, giúp ngăn ngừa táo bón và duy trì tiêu hoá khoẻ mạnh.
Bên cạnh đó, mướp chứa enzym và các chất hỗ trợ tiêu hoá giúp cải thiện quá trình tiêu hoá thức ăn và hấp thụ dưỡng chất. Mướp còn có khả năng giảm viêm và chống nhiễm khuẩn, giúp bảo vệ niêm mạc đường tiêu hoá khỏi vi khuẩn gây hại.
Chứa lượng lớn chất xơ và enzym giúp cải thiện hệ tiêu hoá
Giảm các cơn đau cơ
Mướp có thể cung cấp một số lợi ích cho việc giảm đau cơ và cải thiện tình trạng cơ bắp. Vì chứa các chất chống viêm và chất chống oxy hoá nên mướp có thể giúp giảm viêm và sưng, đặc biệt là sau khi tập thể dục hoặc khi có tình trạng cơ bắp căng cứng.
Ngoài ra, mướp chứa nhiều khoáng chất như kali, magie, có vai trò quan trọng trong chức năng của cơ bắp và vitamin K có thể hỗ trợ sức khoẻ của cơ bắp.
Mướp hương có thể giúp giảm các cơn đau ở cơ sau tập thể dục
Giảm nguy cơ mắc viêm khớp
Thành phần đồng chứa trong mướp có các các đặc tính chống viêm giúp làm dịu độ cứng và đau liên quan đến viêm khớp. Chúng có thể hỗ trợ sức mạnh cơ bắp, sửa chữa các mô liên kết.
Đó là lí do những người bị viêm khớp thường đeo vòng hoặc vòng tay bằng đồng vì người ta tin rằng đồng có thể làm giảm các triệu chứng đau ở các khớp.
Nên bổ sung mướp vào chế độ ăn của bệnh nhân viêm khớp
Hỗ trợ điều trị thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng khi cơ thể thiếu chất sắt cần thiết để tạo hemoglobin, thành phần quan trọng của hồng cầu. Trong quá trình tạo ra huyết sắc tố trong máu giúp vận chuyển oxy đến các tế bào và huy động sắt thì vitamin B6 là một thành phần không thể thiếu.
Do đó, sử dụng mướp thường xuyên với liều lượng cho phép sẽ giúp bạn dung nạp một lượng vitamin B6 cần thiết cho quá trình tạo máu. Nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ Vitamin B6 với số lượng đầy đủ sẽ làm giảm các triệu chứng thiếu máu và ngăn ngừa nó xảy ra.
Thành vitamin B6 trong mướp hương có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu
Thanh lọc máu
Mướp có thể giúp loại bỏ độc tố trong máu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mướp thực sự góp phần tăng cường sức khỏe của gan và giảm các tác dụng phụ do uống rượu kéo dài.
Mướp còn được ưa dùng vì có khả năng thanh lọc máu
Lợi tiểu
Mướp được công nhận là có khả giúp cơ thể thanh lọc, lợi tiểu, với khả năng làm giảm các vấn đề tắc nghẽn trong động mạch và thậm chí có thể được sử dụng để chữa nhiều bệnh.
Mướp giúp cơ thể tạo ra nước tiểu và giảm sự tích tụ nước trong cơ thể. Chúng chứa nhiều nước và chất chống oxy hoá có thể tăng cường quá trình thải độc tố và chất cặn bã qua nước tiểu.
Tuy nhiên, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để có phương pháp điều trị thích hợp nếu có tình trạng bị tích tụ quá nhiều nước [4].
Tác dụng lợi tiểu của mướp có thể được ứng dụng điều trị các chứng phù
Hỗ trợ trị vàng da
Điều trị vàng da là một trong đặc tính trị liệu của mướp. Nước ép quả mướp có khả năng làm giảm tình trạng vàng da do chứa nhiều các dưỡng chất và chất chống oxy hoá, đồng thời hạt và vỏ khô của loại rau này cũng cho tác dụng tương tự.
Hiện tại, không có bằng chứng khoa học cụ thể nào chứng minh rằng nướp ép mướp có khả năng điều trị vàng da, do đó việc sử dụng nước ép mướp để điều trị vàng da cần được tham khảo bởi các bác sĩ để được hướng dẫn điều trị thích hợp.
Nước ép quả mướp có thể làm giảm tình trạng vàng da
Giảm đau nửa đầu
Cơ thể thiếu magie có liên quan đến chứng đau nửa đầu. Magie giúp cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Một nghiên cứu được công bố trên Expert Review of Neurotherapeutics cho thấy với liều 300mg magie có khả năng làm giảm sự tái phát của chứng đau nửa đầu.
Bổ sung magie thông qua việc tiêu thụ mướp có khả năng cải thiện chứng đau nửa đầu. Do đó, nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau nửa đầu hay bổ sung mướp vào khẩu phần ăn của mình hằng ngày nhé.
Cung cấp đủ lượng magie cho cơ thể nhờ mướp để cải thiện chứng đau nửa đầu
Tăng cường chức năng não bộ
Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy cần thiết cho các hoạt động của não bộ dẫn đến tình trạng trí nhớ kém, thiếu tập trung và giảm năng suất hoạt động.
Việc sử dụng mướp có thể giúp bạn dung nạp một lượng vitamin B6 cần thiết nằm cải thiện tình trạng thiếu sắt và thiếu oxy lên não. Từ đó, tăng cường chức năng của não bộ, giúp tăng cường trí nhớ hơn.
Chức năng não bộ được cải thiện nhờ thành phần vitamin B6
Giảm triệu chứng dị ứng thời tiết
Trong một nghiên cứu đã chỉ rằng, việc sử dụng thuốc xịt mũi có thành phần là chiết xuất quả mướp cùng các thành phần khác giúp cải thiện tình trạng dị ứng do thời tiết, tác dụng này được chứng minh là tương đương với natri cromolyn, một thuốc điều trị dị ứng [5].
Mướp chứa nhiều chất chống oxy hoá và vitamin có thể hỗ trợ sức khoẻ của hệ miễn dịch, nhưng việc sử dụng mướp để giảm triệu chứng dị ứng thời tiết cần được tham khảo ý kiến bác sĩ để có những phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Nutrifood của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Khả năng điều trị dị ứng của mướp tương đương với các thuốc hoá dược
Giảm triệu chứng viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng mà niêm mạc của các túi xoang ở trong mũi trở nên viêm nhiễm, gây sưng, đau và tắc nghẽn. Mướp chứa các chất chống viêm có thể hỗ trợ làm giảm các tình trạng viêm này.
Bên cạnh đó, các chất chống oxy hoá có trong mướp có thể cải thiện hệ miễn dịch và làm giảm nhẹ tình trạng viêm xoang do gặp phải các tác nhân gây nên dị ứng.
Mướp có thể làm giảm tình trạng viêm, sưng ở mũi
Ngăn ngừa bệnh về mắt
Mướp là thực phẩm giàu vitamin A, việc bổ sung vitamin A hằng ngày có thể ngăn ngừa được tình trạng thoái hoá điểm vàng và hạn chế nguy cơ dẫn mù loà. Vitamin A còn có tác dụng điều trị chứng khô mắt rất hiệu quả.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Mắt Quốc gia cho thấy những người bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A, đồng, vitamin E và kẽm như mướp có khả năng thoái hóa điểm vàng của họ đã giảm 25% trong thời gian sáu năm.
Bổ sung vitamin A từ mướp giúp giảm 25% nguy cơ thoái hoá điểm vàng
Lợi sữa, trị tắc sữa
Mướp được biết đến là loại quả hữu hiệu có tác dụng lợi sữa. Để điều trị chứng thiếu sữa, tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh, cần duy trì sử dụng mướp hàng ngày trong khoảng 5 – 7 ngày sẽ mang lại hiệu quả tích cực.
Mướp chứa các dưỡng chất như sắt, vitamin C và các vitamin nhóm B, những dưỡng chất này không chỉ tốt cho cơ thể người mẹ mà còn góp phần làm giàu dưỡng chất cho sữa mẹ, tốt cho sự phát triển của bé [6].
Mướp là thực phẩm không thể thiếu đối với phụ nữ cho con bú
Điều hoà kinh nguyệt
Một công dụng tuyệt vời của mướp được biết đến là điều hoà chu kỳ kinh nguyệt. Chị em có thể hay dùng 10g bột quả mướp mỗi ngày vào buổi sáng sớm khi bụng đói. Sau khi áp dụng liệu trình này 10 ngày sẽ cho tác dụng điều hoà kinh nguyệt rõ rệt.
Uống bột mướp có thể giúp điều hoà kinh nguyệt
Giảm đau bụng do kinh nguyệt
Trong quả mướp có các chất giảm đau tự nhiên, giúp bạn giảm các tình trạng đau bụng thường xuyên trong chu kỳ kinh nguyệt. Cách sử dụng mướp là chế biến chúng thành một món ăn thơm ngon và dùng thường xuyên để mang lại hiệu quả điều trị cao.
Bạn có thể dùng mướp để giảm đau bụng kinh hiệu quả
Tốt cho làn da
Nước lấy từ quả, thân và lá mướp có tác dụng tuyệt vời trong việc xóa nếp nhăn, ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, trị mụn, tàn nhang, viêm lỗ chân lông, giúp da căng bóng.
Có thể xay nhuyễn lá hoặc quả mướp sau đó ép lấy nước trộn với mật ong và trứng gà để thoa lên da. Rửa mặt sau 30 phút sẽ cho hiệu quả dưỡng da rất tốt. Cũng có thể cắt quả của cây xơ mướp sắc lấy nước dùng như một loại mỹ phẩm dưỡng da cực kỳ hiệu quả.
Mướp là loại mỹ phẩm thiên nhiên giúp mang lại sự tươi trẻ cho làn da
Tác dụng phụ của việc ăn mướp
Quả mướp thường được tiêu thụ như một loại thực phẩm và được xem là an toàn khi sử dụng để chế biến sử dụng cho con người. Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ các báo cáo liên quan đến các phản ứng bất lợi khi sử dụng mướp với liều lượng cao hơn liều lượng thường dùng [7].
Hiện vẫn chưa ghi nhận bất kỳ tác dụng phụ nào do mướp gây ra
Lưu ý khi ăn mướp
Ai không nên ăn mướp
Mướp mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu bạn thuộc trong những đối tượng sau đây thì không nên ăn mướp:
- Người thuộc thể hàn, tỳ vị yếu: Những người này có hệ tiêu hoá yếu, tính lạnh của mướp có thể làm tăng tình hàn trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như sưng, đau bụng, tiêu chảy và cảm giác lạnh.
- Người thể trạng yếu: Việc tiêu thụ mướp có thể làm trầm trọng hơn hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của các bệnh nhân có thể trạng yếu vì công dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyệt của mướp.
- Người dễ bị tiêu chảy, kết lỵ: Một số người dễ bị tiêu chảy hoặc kiết lỵ có thể không thể tiêu hóa mướp một cách dễ dàng và có thể gặp vấn đề sau khi tiêu thụ chúng, vì mướp chứa nhiều chất xơ và nước, có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá của bạn.
Các đối tượng không nên dùng mướp
Lưu ý khi chọn mua
Khi chọn mua mướp, bạn nên chú ý đến một số yếu tố để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn mua mướp:
- Màu sắc và bề ngoài: Chọn mướp có màu sắc đẹp, không có vết nứt hoặc vết thâm. Bề mặt nên mịn màng và không có dấu hiệu của sự hư hỏng.
- Trọng lượng: Mướp nên có trọng lượng tương đối nặng và cân đối. Trọng lượng nhẹ hơn thường có thể chỉ ra mướp đã hết nước hoặc không tươi.
- Vỏ: Vỏ mướp nên được thẩm mỹ và không có vết nứt hoặc dấu hiệu của sự bong tróc.
- Vết đục: Kiểm tra mướp có bất kỳ vết đục hay lỗ nào, điều này có thể là tín hiệu cho thấy sâu bọ hoặc dấu hiệu hỏng hóc bên trong.
- Cầm nặng: Khi cầm mướp, nó nên cảm giác nặng và đầy đặn. Nếu nó cảm giác nhẹ và hỏng hóc, có thể là dấu hiệu của tình trạng kém tươi.
- Thơm: Mướp nên có mùi tươi ngon và thơm mát. Tránh mua mướp có mùi kháng khói hoặc kháng mốc.
- Cành và cuống: Cành và cuống nên còn nguyên vẹn và không bị rách.
- Xuất xứ: Xác định rõ nguồn gốc của mướp. Mướp tươi thường được trồng trong mùa hè và thu.
- Sự đảm bảo vệ sinh: Mua mướp từ các nguồn tin cậy, chẳng hạn như cửa hàng thực phẩm, chợ, hoặc siêu thị đáng tin cậy để đảm bảo sự vệ sinh và chất lượng.
Lựa chọn đúng đắn khi mua mướp giúp đảm bảo tốt chất lượng của thực phẩm
Bảo quản mướp
Để bảo quản mướp một cách tốt nhất và duy trì độ tươi ngon, bạn có thể tuân theo các bước sau:
- Bảo quản ở nhiệt độ phòng: Mướp có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng, đặc biệt là trong khoảng thời gian ngắn. Tránh để mướp tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ quá cao.
- Bảo quản trong tủ lạnh: Nếu bạn muốn bảo quản mướp trong thời gian dài, bạn có thể đặt nó trong ngăn lạnh của tủ lạnh. Đặt mướp trong túi hoặc hộp bảo quản thực phẩm kín đáo để tránh nước tiếp xúc trực tiếp với mướp.
- Cất giữ ở nơi thoáng mát và khô ráo: Để tránh tình trạng hỏng hóc và tạo điều kiện tốt nhất cho mướp lưu trữ, hãy đặt mướp ở một nơi thoáng mát và khô ráo, tránh ẩm ướt và độ ẩm cao.
- Tránh cắt mướp trước khi bảo quản: Nếu bạn không sử dụng toàn bộ mướp, hãy tránh việc cắt nó thành miếng nhỏ trước khi bảo quản. Mướp cắt thành miếng nhỏ sẽ nhanh chóng mất độ tươi ngon và dễ bị nhiễm khuẩn.
- Cân nhắc đóng gói hút chân không: Nếu bạn có thiết bị đóng gói hút chân không, đây là một phương pháp tốt để bảo quản mướp trong tủ lạnh. Việc hút chân không sẽ giảm thiểu tiếp xúc với không khí và kéo dài thời gian bảo quản.
- Không để mướp chung với thực phẩm có mùi nồng: Mướp có khả năng hấp thụ mùi của các loại thực phẩm xung quanh. Tránh đặt mướp cạnh các thực phẩm có mùi nồng để tránh tình trạng hương vị bị nhiễm mùi.
Luôn tuân theo các nguyên tắc khi bảo quản mướp
Lưu ý khi ăn mướp
Mướp cung cấp nhiều hoạt chất và dinh dưỡng có lợi, nhưng nếu ăn mướp chung với một số thực phẩm có thể xảy ra tương tác gây ảnh hưởng đến sức khỏe, như:
- Không nên ăn mướp với củ cải trắng: Theo quan niệm của y học cổ truyền, việc kết hợp mướp và củ cải có thể dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng sinh dục ở nam giới. Bên cạnh đó vì cả 2 loại thực phẩm này đều có tính lạnh nên dễ gây nguy hiểm cho bệnh nhân bị cảm lạnh.
- Không nên ăn mướp với rau chân vịt: Rau chân vịt có các đặc tính tương tự mướp, có tính lạnh và nhiều chất xơ do đó khi phối hợp có tác dụng kích thích nhu động ruột gây rối loạn tiêu hoá.
- Không ăn mướp đã bị đắng: Hương vị đắng có thể xuất phát từ các hợp chất có thể tạo ra khi mướp bị hỏng hoặc qua quá trình chín. Nếu bạn thấy mướp của bạn có hương vị đắng, có thể do mướp đã không còn tươi mới hoặc bị hỏng.
Mướp và củ cải trắng là hai thực phẩm tương kỵ với nhau
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về tác dụng của mướp. Nếu thấy bài viết này bổ ích hay chia sẽ cho người thân và bạn bè nhé!
Luffa facts and health benefits
Surprising Benefits of Sponge Gourd and Nutritional Value
Various Health Advantages of Sponge Gourd
Luffa
https://www.rxlist.com/luffa/supplements.htm
5 great uses of sponge gourd for female diners
Luffa
https://www.drugs.com/npp/luffa.html
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả nhất hiện nay