Áp xe răng có nguy hiểm không? Các biến chứng của áp xe răng

Rate this post

Áp xe răng là một tình trạng nhiễm trùng nặng của răng. Các biến chứng của căn bệnh này cũng vô cùng nguy hiểm. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu các đặc điểm và biến chứng của áp xe răng qua bài viết sau đây nhé.

Bạn đang đọc: Áp xe răng có nguy hiểm không? Các biến chứng của áp xe răng

Áp xe răng có nguy hiểm không? Các biến chứng của áp xe răng

Áp xe răng có nguy hiểm không?

Áp xe răng là tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Bệnh gây ra những cảm giác đau đớn, khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Thậm chí, nếu không được can thiệp điều trị, tình trạng bệnh có thể nặng hơn gây ra các biến chứng như nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm và dẫn đến tử vong.

Theo các chuyên gia nha khoa nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì bệnh có thể khỏi dứt điểm mà không để lại đau đớn hay biến chứng cho người bệnh. Đặc biệt áp xe răng không tự khỏi được. Như vậy có thể thấy với thắc mắc áp xe chân răng có nguy hiểm không thì câu trả lời chắc chắn là có.

Khi cảm nhận và phát hiện khoang miệng có những có triệu chứng nghi ngờ về bệnh này, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

Áp xe răng có nguy hiểm không? Các biến chứng của áp xe răng

Các biến chứng của áp xe răng

Trong trường hợp không được điều trị kịp thời và đúng cách, áp xe răng có thể gây ra khá nhiều biến chứng nguy hiểm và thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh như:

  • Mất răng: Nhiễm trùng nặng từ chân răng đến xương hàm và lan ra mô mềm sẽ rất nguy hiểm.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: Vi khuẩn từ một áp xe răng phát triển mạnh và lan qua các mạch máu. Chúng thậm chí còn có thể di chuyển đến tiêm và gây nhiễm trùng, thậm chí là cướp đi tính mạng của người bệnh.
  • Nang do răng: Một khoang chứa đầy dịch mủ có nguy cơ cao phát triển ở phía dưới chân răng.
  • Nhiễm trùng xoang hàm: Áp xe nướu răng xảy ra ở các răng hàm trên có vị trí gần các xoang.
  • Ludwig’s Angina: Một bệnh nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm, lúc này vi khuẩn đã tấn công xuống tận hai bên vùng dưới lưỡi, dưới hàm và vùng dưới cằm. Thường xảy ra ở người lớn do răng bị một áp xe lâu ngày.
  • Áp xe não: Tình trạng nhiễm trùng lây lan từ răng đến não thông qua các mạch máu khiến người bệnh hôn mê, thậm chí là tử vong.

Tìm hiểu thêm: Xì mũi ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Áp xe răng có nguy hiểm không? Các biến chứng của áp xe răng

Khi nào gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu bạn biểu hiện một trong những triệu chứng sau đây của áp xe răng hãy đến ngay phòng khám gặp bác sĩ để được tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.

Các triệu chứng của áp xe răng được biểu hiện bao gồm:

  • Đau răng dữ dội, liên tục, đau nhói, có thể lan đến xương hàm, cổ hoặc tai.
  • Đau hoặc khó chịu với nhiệt độ nóng và lạnh.
  • Đau hoặc khó chịu khi phải nhai hoặc cắn.
  • Sốt.
  • Sưng mặt, má hoặc cổ có thể dẫn đến khó thở hoặc khó nuốt.
  • Đau, sưng hạch bạch huyết dưới hàm hoặc ở cổ.
  • Mùi hôi trong miệng.
  • Đột ngột chảy ra dịch có mùi hôi và tanh, mặn trong miệng và giảm đau, nếu áp xe bị vỡ.

Đặc biệt khó thở hoặc khó nuốt là những triệu chứng có thể cho thấy nhiễm trùng đã lan sâu hơn vào hàm, cổ họng hoặc thậm chí đến các vùng khác trên cơ thể bạn.

Áp xe răng có nguy hiểm không? Các biến chứng của áp xe răng

Chẩn đoán

Bác sĩ và nhân viên y tế sẽ chẩn đoán bệnh của bạn dựa vào các triệu chứng biểu hiện cùng một số phương pháp sau đây:

  • Gõ vào răng: Răng bị áp xe thường rất nhạy cảm với sự va chạm hoặc áp lực.
  • Đề nghị chụp X-quang: Chụp X-quang chiếc răng đau có thể giúp xác định áp xe răng. Nha sĩ sử dụng tia X để xác định xem nhiễm trùng có lan rộng, gây áp xe ở các khu vực khác hay không.
  • Đề nghị chụp CT: Nếu nhiễm trùng đã lan sang các vùng khác trong cổ, bạn có thể chụp CT để xem mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Áp xe răng có nguy hiểm không? Các biến chứng của áp xe răng

>>>>>Xem thêm: Lưu ý khi dùng cà gai leo bạn không nên bỏ qua

Các bệnh viện có chuyên khoa tai, mũi, họng uy tín

  • Tại TP HCM: Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội – Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Tai Mũi Họng,…

Hy vọng thông qua bài viết trên Kenshin đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để hiểu hơn áp xe răng. Nếu bạn thấy bài viết bổ ích đáp ứng đủ thông tin cần thiết thì hãy chia sẻ bài viết này đến người thân và bạn bè nhé!

Nguồn: Mayoclinic, Mountsinai, Nhs.uk, Webmd

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *