Mít là một loại trái cây thơm ngon, có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối tượng phụ nữ mang thai. Tuy nhiên ăn nhiều mít có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn đối với bà bầu. Vậy hãy cùng tìm hiểu trong bài dưới đây để biết bà bầu ăn mít được không nhé!
Bạn đang đọc: Bà bầu ăn mít được không? 10 lợi ích sức khỏe và 4 tác hại với thai kỳ
Contents
- 1 Ăn mít khi mang thai có an toàn không?
- 2 Bà bầu ăn mít có lợi ích gì? Tác dụng của cây mít với sức khỏe
- 2.1 Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu
- 2.2 Tăng cường hệ miễn dịch
- 2.3 Cải thiện hệ tiêu hoá
- 2.4 Kiểm soát huyết áp
- 2.5 Giải tỏa căng thẳng
- 2.6 Ngăn ngừa thiếu máu
- 2.7 Tốt cho xương
- 2.8 Giúp thai nhi phát triển tốt hơn
- 2.9 Giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp
- 2.10 Điều tiết hormone, bảo vệ mắt và da
- 2.11 Kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ tiền sản giật
- 3 Một số tác dụng phụ khi ăn mít mà bà bầu có thể gặp
- 4 Cách ăn mít và liều lượng dùng phù hợp cho bà bầu
- 5 Lưu ý khi thai phụ ăn mít
- 6 Một số câu hỏi liên quan tới mẹ bầu khi ăn mít
- 7 Cách lựa chọn mít ngon cho mẹ bầu
Ăn mít khi mang thai có an toàn không?
Trong thời kỳ mang thai, ăn mít có thể mang lại một số tác dụng sau:
- Hạn chế tình trạng loét dạ dày, kích thích tiêu hóa
- Điều chỉnh huyết áp ổn định.
- Giúp thai nhi phát triển.
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và thai nhi.
Tuy có nhiều tác dụng, nhưng mít là loại quả có tính nóng, do đó mẹ bầu chỉ nên ăn với một lượng vừa phải để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Một số tác dụng phụ khi mẹ bầu ăn quá nhiều mít như:
- Gây tiểu đường thai kỳ.
- Tăng tốc độ đông máu.
- Gặp phải các bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng.[1]
Mít tốt cho bà bầu nhưng có thể gây ra một vài tác dụng phụ nếu ăn quá nhiều
Bà bầu ăn mít có lợi ích gì? Tác dụng của cây mít với sức khỏe
Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu
Trái mít chứa nhiều loại vitamin A, B, C, D, các nguyên tố như kali, magie, canxi. Bên cạnh đó, mít còn chứa các hoạt chất như niacin, thiamin. Do đó, ăn mít có thể cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng thiết yếu đối với quá trình mang thai.
Mít chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể bà bầu
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong mít chứa nhiều vitamin A, B, C, chất xơ, kali. Các chất dinh dưỡng này giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, giúp bảo vệ cơ thể mẹ bầu khỏi các bệnh nhiễm trùng.
Vitamin và chất xơ có trong mít giúp tăng cường miễn dịch cho phụ nữ mang thai
Cải thiện hệ tiêu hoá
Khi mới mang thai, cơ thể phụ nữ thường tiết ra nhiều hormone thai kỳ như progesterone. Điều này làm ảnh hưởng đến nhu động ruột, gây ra táo bón. Do đó, ăn mít giúp bổ sung chất xơ cho bà bầu, từ đó hạn chế tình trạng táo bón.
Ăn mít giúp bổ sung chất xơ, hạn chế tình trạng táo bón
Kiểm soát huyết áp
Trong mít chứa nhiều kali, giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và ổn định huyết áp. Ăn mít với một lượng vừa phải giúp mẹ bầu phòng tránh được nguy cơ tăng huyết áp trong thai kỳ.
Mít chứa nhiều kali giúp ổn định huyết áp cho bà bầu
Giải tỏa căng thẳng
Mít rất giàu dưỡng chất, đặc biệt loại thực phẩm này chứa các loại vitamin như thiamin, niacin. Đây là những chất có tác dụng giúp bà bầu giải tỏa cảm giác căng thẳng, mệt mỏi.
Do đó, ăn mít với lượng vừa phải giúp mẹ bầu giảm bớt những áp lực tâm lý, từ đó suy nghĩ tích cực hơn trong thời gian mang thai.
Thiamin và niacin có trong mít giúp bà bầu giảm căng thẳng, mệt mỏi
Ngăn ngừa thiếu máu
Mít chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, axit folic và vitamin C. Sắt là thành phần chính giúp hỗ trợ sản xuất hồng cầu trong cơ thể và từ đó giúp ngăn ngừa thiếu máu.
Axit folic cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Đồng thời chất này cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề khác liên quan đến rối loạn ống thần kinh.
Tốt cho xương
Mít có hàm lượng magie cao, có lợi cho cả hệ xương của bà bầu và thai nhi. Khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho xương trở nên chắc khỏe và giúp giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mang thai.
Magie trong mít có lợi cho hệ xương của cả bà bầu và thai nhi
Giúp thai nhi phát triển tốt hơn
Mít chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, vitamin A, kali, magie và axit folic. Những chất này là cơ sở quan trọng cho sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.
Axit folic giúp hình thành các mô tế bào và phát triển não bộ ở thai nhi. Trong khi đó, kali giúp ổn định chức năng thần kinh, magie hỗ trợ hình thành xương và hoạt động cơ bản của dây thần kinh.
Mít chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp thai nhi phát triển toàn diện
Giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp
Trong thai kỳ, hormone hCG tăng mạnh, gây ảnh hưởng đến hormon tuyến giáp và gây rối loạn. Ăn mít thường xuyên giúp cân bằng và duy trì hoạt động của tuyến giáp, giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp ở phụ nữ mang thai.
Ăn mít giúp giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp ở phụ nữ mang thai
Điều tiết hormone, bảo vệ mắt và da
Những múi mít chín vàng chứa một lượng đồng nhất định và các khoáng chất quan trọng khác, giúp phòng ngừa các vấn đề liên quan đến rối loạn hormone ở phụ nữ. Do đó, phụ nữ mang thai ăn mít thường xuyên giúp duy trì cân bằng hormone trong cơ thể.
Vitamin A, một chất dinh dưỡng quan trọng trong mít, đóng vai trò bảo vệ mắt và da cho bà bầu. Điều này cũng hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi, đặc biệt là giúp bảo vệ các cơ quan như gan, thận, tim, mắt.
Mít chứa đồng và vitamin A giúp điều tiết hormone, bảo vệ mắt và da
Kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ tiền sản giật
Mít có hàm lượng đường tự nhiên khá thấp so với nhiều loại trái cây khác, điều này giúp hạn chế tình trạng tăng đột ngột đường huyết sau khi ăn, giúp duy trì mức đường huyết ổn định.
Mít chứa nhiều kali, có vai trò bảo vệ tim mạch và điều hòa huyết áp. Tăng huyết áp chính là nguyên nhân gây tiền sản giật ở những tuần 20 của thai kỳ, do đó mẹ bầu nên ăn mít trong thời điểm này để hỗ trợ phòng chống bệnh.[2]
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Aurobindo Pharma của nước nào? Chất lượng có tốt không?
Ăn mít giúp bà bầu kiểm soát đường trong máu và phòng ngừa tiền sản giật
Một số tác dụng phụ khi ăn mít mà bà bầu có thể gặp
Gây dị ứng
Dị ứng mít có thể xảy ra với bất kỳ ai, bao gồm cả phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người có tiền sử dị ứng với phấn hoa bạch dương.
Nguyên nhân dẫn đến dị ứng mít có thể do di truyền hoặc do cơ thể nhận diện nhầm protein trong mít với các vi khuẩn hoặc chất gây dị ứng khác.[3]
Ăn mít gây dị ứng do di truyền hoặc do cơ thể nhận diện nhầm protein trong mít
Đông máu
Phụ nữ mang thai mắc các bệnh lý rối loạn đông máu không nên ăn mít, nếu ăn thì mẹ bầu chỉ nên tiêu thụ một lượng vừa phải. Nguyên nhân bởi vì ăn nhiều mít sẽ làm tăng đông máu gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Phụ nữ mang thai bị rối loạn đông máu không nên ăn mít
Gây đầy bụng, khó chịu
Mít chứa hàm lượng chất xơ cao giúp tăng nhu động ruột, giảm táo bón. Tuy nhiên bà bầu ăn nhiều mít, lượng chất xơ nạp vào tăng cao, dạ dày không tiêu hóa được hết, dẫn đến nguy cơ đầy bụng trong thai kỳ.
Bà bầu ăn quá nhiều mít dễ dẫn đến nguy cơ đầy bụng trong thai kỳ
Cách ăn mít và liều lượng dùng phù hợp cho bà bầu
Mặc dù mít có nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai, nhưng bà bầu vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng mít:
- Ăn mít với lượng vừa phải, khoảng 80 – 100g/ngày. Việc tiêu thụ quá nhiều mít có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Những trường hợp có rối loạn đông máu hoặc dị ứng với mít nên hoàn toàn tránh sử dụng mít để tránh làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
- Các mẹ mang thai mắc béo phì, tiểu đường hoặc huyết áp thấp cũng nên hạn chế việc sử dụng mít.
- Không nên ăn mít khi đói hoặc vào buổi tối, vì điều này có thể gây tăng lượng đường đột ngột vào cơ thể, từ đó gây hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, khó tiêu và đầy bụng. Thời điểm thích hợp để mẹ bầu ăn mít là từ 1 – 2 giờ sau bữa cơm.
Bà bầu chỉ nên ăn 80 – 100g mít mỗi ngày để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe
Lưu ý khi thai phụ ăn mít
Ăn một lượng mít vừa phải
Mẹ bầu chỉ nên ăn 80 – 100g mít mỗi ngày. Ăn quá nhiều mít sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể mẹ bầu có thể gặp các vấn đề như đường huyết tăng, nóng trong, mụn nhot và tình trạng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, khó tiêu trong thời kỳ mang thai.[4]
Đối tượng không nên ăn mít
- Bệnh gan nhiễm mỡ: Mít chứa nhiều đường không tốt cho gan và có thể làm tăng nhiệt trong cơ thể. Mẹ bầu mắc gan nhiễm mỡ nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ và calo như mít.
- Bệnh tiểu đường thai kỳ: Mít chứa nhiều đường fructose và glucose, khi tiêu thụ mít, cơ thể hấp thụ nhanh chóng, gây tăng đường trong máu đột ngột.
- Bệnh suy thận mãn tính: Mẹ bầu bị suy thận cần tránh các loại thực phẩm giàu kali như mít. Vì khi bị suy thận, kali không được đào thải ra khỏi cơ thể dẫn đến tăng nồng độ kali trong máu và có thể gây ngừng tim.
- Mẹ bầu bị suy nhược: Người có sức khỏe yếu, tiêu thụ nhiều mít dễ gặp tình trạng đầy bụng, khó chịu, tim làm việc quá sức và tăng huyết áp.[4]
Bà bầu bị suy nhược nên hạn chế ăn mít bởi chúng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe
Một số câu hỏi liên quan tới mẹ bầu khi ăn mít
Tiểu đường thai kỳ ăn mít được không?
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể ăn mít với một lượng phù hợp, khoảng 75g/ngày. Sử dụng mít vừa đủ sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát đường huyết tốt, tránh tình trạng tăng đường trong máu.
Tuy nhiên, không nên tiêu thụ mít liên tục trong nhiều ngày và ăn một lúc hết lượng mít như trên, vì có thể làm tăng đường huyết đột ngột. Bà bầu nên chia khoảng 1 – 2 múi mít mỗi lần ăn để đảm bảo việc tiêu thụ hợp lý.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ chỉ nên ăn khoảng 75g mít mỗi ngày
Mẹ bầu 3 tháng cuối ăn mít được không?
Mít là loại trái cây rất giàu vitamin B6 và các khoáng chất, đồng thời chứa nhiều kali và các chất chống oxy hóa. Đây là những dưỡng chất quan trọng và có lợi cho thai kỳ.
Bởi vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mít ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ, miễn là ăn một cách điều độ và vừa phải.
Mẹ bầu có thể ăn mít vào bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ
Bầu ăn mít non được không?
Mít non, còn được gọi là mít xanh, là một nguyên liệu phổ biến trong nấu nướng để tạo ra những món ăn thơm ngon và độc đáo như gỏi mít non, canh cá mít non và dùng để kho cá.
Mít non giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, đều là những dưỡng chất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Vì vậy, bà bầu hoàn toàn có thể ăn mít non.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất, nếu có bất kỳ hiện tượng bất thường nào khi ăn mít non, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.
Bà bầu hoàn toàn có thể ăn mít non
Cách lựa chọn mít ngon cho mẹ bầu
Dưới đây là một số tiêu chí giúp chọn mít ngon và an toàn cho mẹ bầu:
- Hình dáng: Chọn quả mít tròn đều, không bị lõm và có trọng lượng đủ nặng khi cầm.
- Vỏ mít: Quả mít chín tự nhiên sẽ có lớp vỏ mềm khi nhấn vào, mắt nở to, gai không nhọn và thưa.
- Mùi hương: Mít chín tự nhiên có mùi thơm đặc trưng, bạn có thể ngửi thấy mùi thơm từ xa.
- Cuống quả: Quả mít ngon, chín tự nhiên sẽ có cuống dính chặt vào thân quả. Tùy theo loại mít mà cuống có độ dài khác nhau. Chẳng hạn, mít tố nữ sẽ có cuống dài khoảng 0,5cm, trong khi mít tây sẽ có cuống từ 1-1,5cm.
Nếu không sử dụng hết, hãy cho mít vào hộp nhựa đậy kín hoặc túi hút chân không để bảo quản trong tủ lạnh. Để tránh mùi mít lan ra làm ảnh hưởng đến các thực phẩm khác, mẹ có thể bọc bằng màng bọc thực phẩm kèm thêm vài lát chanh giúp làm dịu mùi.
Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và bé, hãy chọn mua trái cây tại những địa chỉ uy tín, chọn sản phẩm đã qua kiểm định và đạt chất lượng cao.
>>>>>Xem thêm: Ricola của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Bà bầu nên nắm rõ những cách lựa chọn mít ngon và an toàn ở trên
Trên đây là những thông tin giải đáp bà bầu ăn mít được không. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức cần thiết về lợi ích, tác hại khi ăn mít trong thai kỳ. Hãy chia tới người thân, bạn bè nếu thấy nội dung này hữu ích nhé!