Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị đau bụng mạn tính

Rate this post

Một số em học sinh khỏe mạnh, không có bệnh tật gì nhưng luôn luôn bị đau bụng, rồi tự nhiên khỏi. Các em này đã được xổ lãi đầy đủ, khám bệnh không phát hiện bệnh gì. Tại sao vậy?

Bạn đang đọc: Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị đau bụng mạn tính

Thế nào là đau bụng mạn tính ở trẻ?

Khi một em nhỏ bị đau bụng lai rai, kéo dài trên 2 tuần, thì chứng đau bụng đó được gọi là ” đau bụng mạn tính trẻ em “.

Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị đau bụng mạn tính

Chứng ” đau bụng mạn tính trẻ em ” thường xảy ra ở học sinh, và được chia ra làm 2 loại:

a. Loại đau bụng do có tổn thương thực thể, chiếm 5%.

b. Loại đau bụng do rối loạn chức năng tiêu hóa, chiếm 95%.

Đau bụng do có tổn thương thực thể, nghĩa là có tổn thương chắc chắn ở một bộ phận nào đó trong bụng: thí dụ ở bao tử, viêm ruột ( còn được gọi là sưng ruột ), viêm túi mật,… số trẻ em bị đau bụng do có tổn thương thực thể, chỉ chiểm 5% tổng số trẻ em bị ” đau bụng mạn tính “.

Đau bụng do rối loạn chức năng tiêu hóa là đau bụng do bộ máy tiêu hóa bị ” trục trặc “, hoạt động không bình thường, nhưng không có tổn thương gì cả, cho nên thường đau một lát rồi lại tự khỏi. Số trẻ em bị chứng này chiếm tới 95% tổng số trẻ em bị ” đau bụng mạn tính “.

Các em học sinh bị đau bụng lai rai, kéo dài trên 2 tuần, nhưng vẫn khỏe mạnh, đã xổ lãi đầy đủ, đã đi khám bệnh không phát hiện bệnh gì…. thì thuộc vào loại ” đau bụng mạn tính ” do rối loạn chức năng tiêu hóa.

Nguyên nhân đau bụng mạn tính

Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đau bụng mạn tính

– Do chế độ ăn không thích hợp.

– Do rối loạn tâm thần.

– Do táo bón

Trong đó, nguyên nhân đầu tiên: chế độ ăn uống không thích hợp là chủ yếu hơn cả, hay gặp hơn cả. Thông thường, các em đó đã ăn quá nhiều một số thức ăn như sau:

Các chất ngọt: Kẹo, bánh, mứt, socola.

Các chất béo: mỡ, trứng, bơ, phô mai, sữa và cả dầu thực vật.

Các chất chua như : Cam. chanh, nho và các loại nước giải khát chua, ngọt.

Dĩ nhiên, nếu ăn các chất nói trên vừa phải, không nhiều, thì sẽ không bị đau bụng. Nhưng ăn đến lúc mà bộ máy tiêu hóa không dung nạp được nữa, thì gây nên những phản ứng. Phản ứng thông thường nhất là ống tiêu hóa, gồm dạ dày, ruột non, ruột già, sẽ có những cơn co thắt, và sự co thắt này sẽ gây ra đau bụng.

Ngoài những nguyên nhân trên là chủ yếu nhất, đôi khi trẻ em có thể đâu bụng do rối loạn tâm thần. Điều này thường gặp ở một số em nữ học sinh lớn: sự buồn phiền, sự hờn giận, sự lo lắng thường là do tình cảm,… đã kích thích bộ máy tiêu hóa, gây nên các cơn co thắt ruột, tạo ra các cơn đau bụng.

Cuồi cùng, táo bón lâu ngày không đi tiêu được, thì sự tích tụ phân trong ruột cũng sẽ gây nên những phản ứng của ruột dẫn tới đau bụng.

Tìm hiểu thêm: Cách xử lý khi bị sứa biển cắn khi đi tắm biển

Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị đau bụng mạn tính

>>>>>Xem thêm: Mẹo chữa bệnh quai bị tại nhà không dùng thuốc

Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị đau bụng mạn tính

Như trên đã nói, chứng đau bụng mạn tính ở các em học sinh khỏe mạnh có nguyên nhân chủ yếu là chế độ ăn không thích hợp. Để điều trị chứng này, điều cần nhất là điều chỉnh lại chế độ ăn: Hạn chế các chất vừa phải, không nhiều quá. Trong khi đó, cơm vẫn cần cho ăn đầy đủ. Ngoài ra, không cần bất cứ loại thuốc gì.

Đối với các em đau bụng do nguyên nhân tâm thần, thì việc xử trí cũng phải bằng các biện pháp tâm thần: động viên an ủi, giúp các em giải quyết các vấn đề gây ra buồn phiền, hờn giận, lo lắng.

Các em đau bụng do táo bón được xử lý bằng chế độ ăn: Ăn thêm rau, trái cây, ăn đủ cơm, uống nhiều nước; hạn chế các chất ngọt, socola…. Việc tập thể dục, nhất là thể dục bụng, đi bộ, rất hữu ích trong việc điều trị chứng này. Chỉ dùng các thuốc trị táo bón trong trường hợp rất cần thiết và sau khi đã hỏi ý kiến bác sĩ.

Tóm lại một lần nữa tầm quan trọng của việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cũng như vừa đủ không ăn quá ít , cũng như không nên ăn quá nhiều, và một phần nữa đó là sự quan tâm từ gia đình giúp nắm bắt kịp thời và giải quyết các vấn đề cho các em, để tránh có thể tránh được căn bệnh trên.

(Nguồn : Trích từ sách BỆNH TRẺ EM CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ – trang 98 đến 101)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *