Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì? Xem ngay 7 loại thuốc sau

Rate this post

Bàng quang tăng hoạt là một bệnh về đường tiết niệu có những triệu chứng thường gặp như mắc tiểu liên tục, tiểu nhiều, tiểu mất kiểm soát, khiến sức khỏe cũng như tâm lý người bệnh bị ảnh hưởng. Hãy tìm hiểu xem bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì thông qua bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì? Xem ngay 7 loại thuốc sau

Thuốc giảm triệu chứng

Trong trường hợp không tìm ra nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc giảm triệu chứng và sẽ có 2 hướng dùng thuốc:

  • Dùng thuốc làm dịu cơ bàng quang qua đó ngăn cơn co thắt bàng quang như: darifenacin, fesoterodine, oxybutynin,…
  • Dùng thuốc củng cố các cơ xung quanh bàng quang từ đó cải thiện khả năng kiểm soát các cơn co thắt bàng quang như: ephedrin, phenylpropanolamin,…

Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì? Xem ngay 7 loại thuốc sau

Thuốc giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt

Thuốc kháng cholinergic

Loại thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị bàng quang tăng hoạt là thuốc kháng Cholinergic. Nó là một loại thuốc ngăn acetylcholine (một loại chất dẫn truyền thần kinh) tác động đến bàng quang, qua đó giảm cơn co thắt khiến bạn buồn tiểu.

Tuy nhiên loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ như: khô miệng, mờ mắt, táo bón. Người lớn tuổi có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ cao nhất từ các loại thuốc này. Ngoài ra loại thuốc này cũng có thể làm nặng thêm các triệu chứng sa sút trí tuệ.

Vậy nên người bệnh không được tự ý dùng mà cần có sự chỉ định từ bác sĩ khi sử dụng loại thuốc này.

Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì? Xem ngay 7 loại thuốc sau

Thuốc kháng cholinergic điều trị bàng quang tăng hoạt

Thuốc Adrenergic beta-3

Mirabegron hoạt động bằng cách làm giãn cơ trơn trong thành bàng quang của người bệnh. Việc này giúp bàng quang của bạn chứa nhiều nước tiểu hơn. Qua đó giảm tình trạng đi tiểu nhiều lần.

Tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc này là làm tăng huyết áp. Vì vậy bệnh nhân chỉ dùng khi được bác sĩ chỉ định.

Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì? Xem ngay 7 loại thuốc sau

Thuốc Adrenergic Beta-3 điều trị bàng quang tăng hoạt

Thuốc chống co thắt

Các thuốc chống co thắt như: fesoterodine, oxybutynin,… là loại thuốc có tác dụng làm giảm co thắt bàng quang qua đó giảm tình trạng mắc tiểu và đi tiểu không kiểm soát của bệnh nhân.

Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì? Xem ngay 7 loại thuốc sau

Thuốc chống co thắt có tác dụng làm giảm co thắt bàng quang

Thuốc chống trầm cảm

Nếu các loại thuốc khác không có tác dụng, bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc chống trầm cảm. Loại thuốc này được sử dụng để điều trị trầm cảm, nhưng chúng có thể giúp giảm một số triệu chứng của bệnh bàng quang tăng hoạt.

Cụ thể, loại thuốc này giúp co hoặc giãn cơ trơn bàng quang, qua đó giúp giảm thiểu tình trạng tiểu không tự chủ của người bệnh.

Tuy nhiên, loại thuốc này chưa được chính thức công nhận trong điều trị bàng quang tăng hoạt, cùng với nhiều tác dụng phụ như: mệt mỏi, lo lắng, giảm ham muốn tình dục nên người bệnh chỉ dùng nếu được bác sĩ chỉ định khi thật sự cần thiết.

Tìm hiểu thêm: 11 cách làm mặt nạ trị mụn tại nhà giúp giảm mụn, trắng da, mờ thâm

Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì? Xem ngay 7 loại thuốc sau

Thuốc chống trầm cảm chưa được công nhận trong điều trị

Thuốc bổ sung nội tiết tố

Estrogen là một loại hormone cơ thể tạo ra một cách tự nhiên. Estrogen có tác dụng tăng cường các cơ xung quanh bàng quang, âm đạo và niệu đạo.

Phụ nữ sau khi mãn kinh bắt đầu tiết estrogen ít hơn. Điều này khiến bàng quang tăng hoạt do các mô hỗ trợ xung quanh bàng quang và niệu đạo yếu. Nếu đây là nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số nội tiết tố nữ.

Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì? Xem ngay 7 loại thuốc sau

Estrogen có tác dụng tăng cường các cơ xung quanh bàng quang

Thuốc OnabotulinumtoxinA (Botox)

Botox được sử dụng giống như thuốc kháng cholinergic, thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn acetylcholine, có tác dụng thư giãn bàng quang để giảm tiểu gấp và tiểu không tự chủ. Ngoài ra nó cũng làm tê liệt cơ bàng quang.

Phương pháp điều trị này là mới và vẫn đang được nghiên cứu cũng như đi kèm với nhiều rủi ro. Vì vậy, phương pháp này hầu như chưa được sử dụng rộng rãi.

Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì? Xem ngay 7 loại thuốc sau

Tiêm botox giúp điều trị bàng quang tăng hoạt

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn nên đi gặp bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh bàng quang nếu có các dấu hiệu sau:

  • Tiểu gấp.
  • Tiểu lắt nhắt (tiểu nhiều lần).
  • Tiểu đêm và kèm theo són tiểu.

Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì? Xem ngay 7 loại thuốc sau

Đến gặp bác sĩ để được chỉ định làm các xét nghiệm bàng quang

Các xét nghiệm bệnh bàng quang

Các xét nghiệm bệnh bàng quang người bệnh cần làm bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm nhiễm trùng.
  • Chụp bàng quang: Loại siêu âm này cho biết lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi bạn đi vệ sinh.
  • Siêu âm: Để kiểm tra, đánh giá nguyên nhân, tình trạng các bệnh lý tại bàng quang và niệu đạo. Phương pháp này bác sĩ có thể nhìn trực tiếp vào ống nội soi hoặc thông qua màn hình máy tính hiển thị hình ảnh soi được.
  • Niệu động học: Sử dụng để khảo sát hoạt động và chẩn đoán các vấn đề liên quan đến đường tiểu dưới.

Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì? Xem ngay 7 loại thuốc sau

>>>>>Xem thêm: Top 17 viên uống bổ sung Vitamin E được chị em tin dùng

Xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân bệnh một cách chính xác

Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh bàng quang

Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh bàng quang, bạn nên tham khảo các bệnh viện uy tín như:

  • Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Quân dân 102, Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E Hà Nội,…

Bàng quang tăng hoạt tuy không nguy hiểm nhưng lại gây phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh. Hãy chia sẻ bài viết đến người thân bạn bè để cùng nhau chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt bạn nhé!

Nguồn: Healthline, Urologyhealth, Mayoclinic

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *