Bánh tráng trộn là một trong những món ăn vặt phổ biến được giới trẻ yêu thích do sự kết hợp của các nguyên liệu và gia vị đi kèm đã tạo nên sự hấp dẫn cho món ăn này. Vậy để biết trong một bịch bánh tráng trộn có chứa bao nhiêu calo, ăn nhiều có mập không, mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Bánh tráng trộn bao nhiêu calo? Ăn bánh tráng trộn có mập không?
Contents
Bánh tráng trộn bao nhiêu calo?
Các nguyên liệu cơ bản có trong một bịch bánh tráng bao gồm bánh tráng, xoài, hành phi, rau răm, tép khô, đậu phộng, trứng cút được trộn cùng với một ít muối và dầu điều để làm tăng hấp dẫn cho món ăn.
Từ hàm lượng dinh dưỡng nêu trên có thể ước lượng rằng trong 100gr bánh tráng trộn sẽ chứa khoảng 300 calo.
Ngoài ra, bánh tráng trộn còn được chế biến thành nhiều món ăn vặt khác nhau và luôn được giới trẻ yêu thích:
- Bánh tráng cuốn (100gr): 300 – 400 calo.
- Bánh tráng nướng Đà Lạt: 375 calo.
- Bánh tráng tắc: 360 calo.
- Bánh tráng mỡ hành: 143 calo.
- Bánh tráng me: 367 calo.
Tuy nhiên, hàm lượng calo trong các món ăn này có thể tăng hoặc giảm, phụ thuộc vào lượng bánh tráng được trộn vào hoặc các nguyên liệu đi kèm khác.
Trong 100gr bánh tráng trộn chứa khoảng 300 Calo
Ăn bánh tráng trộn có mập không?
Bánh tráng trộn là một món ăn vặt thơm ngon, hấp dẫn nhưng nếu bạn ăn không có sự kiểm soát có thể gây ra tình trạng tăng cân do:
- Lượng calo cao: Có thể thấy trong 100gr bánh tráng trộn đã chiếm đến 300 calo hoặc hơn, vì vậy nếu bạn tiêu thụ thường xuyên có thể gây thừa calo và tích tụ mỡ thừa.
- Hương vị thơm ngon nên dễ ăn nhiều: Bánh tráng trộn không chỉ có màu sắc bắt mắt như màu đỏ của dầu điều và xanh của rau răm, mà còn đậm đà hương vị thơm ngon khiến bạn không thể cưỡng lại việc thưởng thức. Điều này dễ khiến bạn tiêu thụ bánh tráng trộn quá nhiều.
- Các món ăn đi kèm giàu calo, chất béo: Những món ăn đi kèm như nước sốt, hành phi và tóp mỡ cũng đóng góp một lượng calo đáng kể cho món ăn. Bên cạnh đó, dầu và đậu phộng trong bánh tráng trộn cũng chứa nhiều chất béo, có thể tích tụ mỡ thừa khi tiêu thụ với lượng lớn.
- Calo cao nhưng ít chất xơ, ít chất dinh dưỡng: Bánh tráng trộn chứa chủ yếu tinh bột, chiếm khoảng 94,5% calo. Các phụ phẩm thường ít chất xơ và vitamin do đã được làm sẵn lâu ngày. Nếu ăn nhiều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bạn không nhất thiết sẽ tăng cân khi ăn bánh tráng trộn. Vấn đề ăn bánh tráng trộn có mập hay không còn phụ thuộc vào tần suất ăn của bạn cũng như cách chế biến và các topping kèm theo.
Vì vậy, nếu bạn có chế độ ăn thích hợp và có kiểm soát lượng calo nạp vào thì vẫn có thể hạn chế được tình trạng tích tụ mỡ thừa, gây tăng cân, béo phì.
Tần suất tiêu thụ món ăn quá nhiều có thể khiến bạn bị tăng cân
Cách ăn bánh tráng trộn ít tăng cân
Không nên ăn quá nhiều bánh tráng trộn
Bạn nên kiểm soát tần suất tiêu thụ bánh tráng trộn, tốt nhất là 1 – 2 lần/tuần, mỗi lần chỉ nên ăn 1 suất nhỏ và thay thế bằng các món ăn vặt lành mạnh khác như các loại hạt, sữa chua, trái cây để hạn chế tình trạng tăng cân không mong muốn.
Bạn không nên tiêu thụ bánh tráng trộn quá nhiều trong một tuần
Lựa chọn thời điểm ăn hợp lý
Bạn chỉ nên ăn bánh tráng trộn vào buổi trưa hoặc xế chiều để cơ thể có thời gian tiêu hao năng lượng nạp vào cũng như giúp cơ thể tiêu hóa một cách tốt nhất.
Đồng thời bạn cũng không nên ăn vào buổi tối, trước khi đi ngủ vì thời gian này cơ thể ít hoạt động, dễ gây dư thừa calo, tích tụ mỡ thừa và tăng cân không kiểm soát. Đồng thời, ăn bánh tráng trộn vào thời điểm này dễ gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Bạn không nên ăn bánh tráng trộn quá sát giờ trước khi đi ngủ
Tự làm bánh tráng trộn tại nhà
Bạn có thể tự làm bánh tráng trộn tại nhà để hạn chế việc nạp nhiều calo bằng các cách sau:
- Kiểm soát lượng calo từ các nguyên liệu thêm vào bánh tráng.
- Dùng bánh tráng gạo lứt thay cho bánh tráng gạo thông thường.
- Giảm các thức ăn kèm giàu calo, chất béo có hại.
- Bổ sung nhiều chất xơ như xoài, rau răm, rau thơm, đu đủ, cà rốt.
- Dùng các loại đạm tốt như khô bò, khô gà, hạn chế ăn nhiều gan lợn.
Thay thế bằng bánh tráng gạo lứt cũng đã làm giảm lượng calo đáng kể
Bổ sung đầy đủ các chất
Như đã đề cập ở trên, tuy lượng calo có trong một bịch bánh tráng trộn khá cao nhưng món ăn này lại chứa rất ít chất xơ và các vitamin.
Vì vậy, bạn cần bổ sung thêm các loại trái cây và rau củ vào thực đơn hàng ngày để bổ sung thêm chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn thêm sữa chua để tăng cường lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa và hạn chế chứng khó tiêu do ăn quá nhiều bánh tráng trộn. Việc ăn sữa chua hợp lý cũng giúp hạn chế cảm giác thèm ăn, từ đó tránh nạp quá nhiều calo vào cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Bổ sung kẽm cho bé đúng cách, an toàn, hiệu quả bố mẹ không nên bỏ qua
Bạn nên bổ sung thêm các vitamin, chất xơ và khoáng chất cho cơ thể
Uống nhiều nước
Bánh tráng trộn thường được trộn với dầu điều, sa tế, nếu ăn nhiều có thể gây ra tình trạng nóng trong người. Việc uống nhiều nước là cách để làm cơ thể giải nhiệt tốt hơn và làm đầy dạ dày nhanh chóng, giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn.
Hơn nữa, uống nhiều nước cũng thúc đẩy tiêu hóa, hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa, đồng thời làm giảm được cảm giác khô hoặc mặn sau khi thưởng thức món ăn này.
Uống nhiều nước là cách để giúp cơ thể giải nhiệt tốt hơn khi ăn đồ cay nóng
Thường xuyên vận động
Thường xuyên tập luyện thể thao là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe và vóc dáng tốt nhất. Tập thể dục giúp bạn ngăn ngừa được một số bệnh như: béo phì, tiểu đường và các bệnh về tim mạch.
Tập thể dục thể thao giúp đốt cháy năng lượng nạp vào từ các thực phẩm trong suốt ngày dài, từ đó hạn chế tình trạng dư thừa năng lượng, tránh tăng cân cũng như hỗ trợ tích cực sức khỏe toàn diện.
Ngoài ra, luyện tập thể dục thường xuyên cũng giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ và hồi phục năng lượng của cơ thể, cho phép chúng ta làm việc hiệu quả và tập trung hơn suốt cả ngày.
Thường xuyên vận động là cách để duy trì sức khỏe tốt, ngăn ngừa bệnh béo phì
Tính lượng calo nạp vào trong ngày
Tính toán được lượng calo cần nạp vào trong ngày và lượng calo tiêu thụ sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn và tránh được những vấn đề tiêu cực về sức khỏe do thừa cân hoặc béo phì.
Bằng cách theo dõi số lượng calo tiêu thụ mỗi ngày, bạn có thể đảm bảo rằng mình đã không ăn quá nhiều và có thể điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp.
Ngoài ra, việc tính toán lượng calo tiêu thụ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu năng lượng của cơ thể và đảm bảo rằng mình đang tiêu thụ đủ chất dinh dưỡng để hỗ trợ tốt cho sức khỏe và tinh thần tổng thể.
Tính toán lượng calo nạp vào trong ngày sẽ giúp bạn duy trì được cân nặng khỏe mạnh
Ăn nhiều bánh tráng trộn có tốt không?
Ăn quá nhiều bánh tráng trộn có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, dễ gây táo bón: Hàm lượng acid béo no trong món ăn sẽ khiến bạn có cảm giác chướng bụng và khó tiêu.
- Nguy cơ ngộ độc thực phẩm:Đây là món ăn được bày bán chủ yếu tại các cổng trường hoặc vỉa hè nên nguy cơ ngộ độc rất cao do nhiễm khuẩn từ môi trường xung quanh.
- Tăng nguy cơ ung thư: Các loại gia vị chế biến món ăn thường được sơ chế một lần và bán trong thời gian dài, gây ra hiện tượng oxy hóa các chất dinh dưỡng, tạo ra nhiều chất độc gây hại cho cơ thể và là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các bệnh ung thư.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh gan, thận: Để tăng lợi nhuận, một số nơi sử dụng nguyên liệu kém chất lượng cho món ăn. Người bán thường tái sử dụng hay dùng các sản phẩm không có nhãn hiệu, tạo nguy cơ tích tụ chất độc trong cơ thể và gây tổn thương cho gan và thận.
- Giảm cảm giác ngon miệng: Việc ăn quá nhiều bánh tráng trộn có thể làm giảm cảm giác ngon miệng do vị giác trở nên nhàm chán và mất đi sự thích thú với hương vị đặc trưng của món ăn.
>>>>>Xem thêm: 11 cách tăng cường sức đề kháng, hạn chế mắc cảm cúm khi giao mùa
Ăn nhiều bánh tráng trộn khiến bạn cảm thấy no lâu và không muốn ăn các món khác
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu về calo trong bánh tráng trộn và ảnh hưởng của việc ăn quá nhiều. Đây chỉ là món ăn vặt, vì thế bạn không nên thường xuyên tiêu thụ hoặc ăn với lượng quá nhiều. Để duy trì vóc dáng và tránh tình trạng thừa cân, hãy cân nhắc điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống cùng việc vận động thể chất đều đặn.