Bệnh lậu lây qua đường nào? 5 đường lây bệnh và cách phòng ngừa lậu

Rate this post

Bệnh lậu là một căn bệnh truyền nhiễm ngày càng phổ biến, tập trung vào cơ quan sinh dục và hệ tiết niệu, gây ra những vấn đề nghiêm trọng như viêm nhiễm và đau rát. Để phòng tránh tốt nhất, cùng tìm hiểu bệnh lậu lây qua đường nào trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Bệnh lậu lây qua đường nào? 5 đường lây bệnh và cách phòng ngừa lậu

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là một căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh này thường tấn công các cơ quan sinh dục và hệ tiết niệu ở cả nam và nữ, gây ra các triệu chứng đau đớn và viêm nhiễm. Ngoài ra bệnh cũng có thể xuất hiện ở niêm mạc miệng, mắt và trực tràng. [1]

Bệnh lậu lây qua đường nào? 5 đường lây bệnh và cách phòng ngừa lậu

Bệnh lậu là một bệnh xã hội rất phổ biến hiện nay

Dấu hiệu nhận biết bệnh lậu

Nhận biết bệnh lậu ở nam giới

Ở nam giới có thể không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Một vài triệu chứng điển hình của bệnh ở giới này là:

  • Nhiễm trùng niệu đạo gây đau rát khi tiểu.
  • Tiết dịch màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây.
  • Đau sưng tuyến tiền liệt và sưng bìu. [1]

Bệnh lậu lây qua đường nào? 5 đường lây bệnh và cách phòng ngừa lậu

Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới có thể có nhưng không quá rõ ràng

Nhận biết bệnh lậu ở nữ giới

Đa số nữ giới khi mắc bệnh này đều không có dấu hiệu hoặc chỉ là những dấu hiệu rất nhẹ. Các triệu chứng ban đầu có thể là:

  • Đau rát, khó tiểu, tiểu buốt.
  • Tăng tiết dịch âm đạo hoặc chảy máu âm đạo.
  • Dịch âm đạo có mùi bất thường. [1]

Bệnh lậu lây qua đường nào? 5 đường lây bệnh và cách phòng ngừa lậu

Khác với nam giới, triệu chứng bệnh của nữ giới diễn ra âm thầm

Nhận biết bệnh lậu ở trẻ em

Triệu chứng ở trẻ em thường không rõ ràng và khó nhận biết. Biểu hiện thường gặp nhất là tiết dịch âm đạo dạng mủ, màu trắng với số lượng nhiều và có thể xuất hiện ngứa và tiểu khó. [2]

Bệnh lậu lây qua đường nào? 5 đường lây bệnh và cách phòng ngừa lậu

Triệu chứng ở trẻ em thường không rõ ràng và khó nhận biết

Đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh lậu

Những người có hoạt động tình dục ở tất cả mọi giới tính và lứa tuổi đều có thể mắc bệnh lậu. Tuy nhiên những đối tượng sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Phụ nữ hoạt động tình dục dưới 25 tuổi.
  • Người có quan hệ tình dục đồng tính nam.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Không sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.
  • Người có nhiều bạn tình. [3][4]

Bệnh lậu lây qua đường nào? 5 đường lây bệnh và cách phòng ngừa lậu

Tất cả những người có hoạt động tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh lậu

Bệnh lậu lây qua đường nào?

Bệnh lậu có khả năng lây truyền thông qua nhiều đường khác nhau, mỗi con đường đều mang theo mức độ nguy cơ riêng. Có 5 con đường lây lan chính của bệnh:

Lây truyền qua đường tình dục

Lây truyền qua đường tình dục là con đường lây truyền chính của bệnh lậu, thường xảy ra qua quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh. Vì các cơ quan sinh sản là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển.

Trong quá trình này, vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae có thể dễ dàng truyền từ một người sang người khác thông qua việc quan hệ tình dục không an toàn như: không đeo bao cao su, quan hệ bằng miệng, quan hệ với nhiều bạn tình,… [1]

Bệnh lậu lây qua đường nào? 5 đường lây bệnh và cách phòng ngừa lậu

Quan hệ tình dục là con đường lây lan chính của bệnh lậu

Lây truyền qua vết thương hở

Nếu có vết thương hở trên da hoặc niêm mạc, vi khuẩn bệnh lậu có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua những vị trí này. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp có vết thương hở ở vùng bàn tay, chân hoặc bất kỳ vùng nào trực tiếp tiếp xúc với nguồn lây truyền. [3]

Bệnh lậu lây qua đường nào? 5 đường lây bệnh và cách phòng ngừa lậu

Bệnh lậu có thể lây qua đường vết thương nếu như có tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn

Lây qua đường máu

Trong một số trường hợp hiếm hoi, vi khuẩn bệnh lậu có thể lây truyền qua máu. Điều này có thể xảy ra khi người nhiễm bệnh chia sẻ kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm có chứa vi khuẩn, làm tăng khả năng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của người khác. [3]

Bệnh lậu lây qua đường nào? 5 đường lây bệnh và cách phòng ngừa lậu

Các đối tượng dùng chung kim tiêm sẽ có khả năng lây truyền bệnh lậu qua đường máu

Lây qua vật trung gian

Vi khuẩn bệnh lậu có thể sống vài giờ ở môi trường ẩm ướt nên chúng cũng có khả năng lây truyền qua việc dùng chung các vật trung gian cá nhân như khăn tắm, quần áo,… [1]

Bệnh lậu lây qua đường nào? 5 đường lây bệnh và cách phòng ngừa lậu

Vi khuẩn lậu có thể sống trong các vật trung gian ẩm ướt như các đồ dùng nhà tắm

Lây từ mẹ sang con

Bệnh lậu cũng có thể lây sang thai nhi trong tử cung hoặc trẻ sơ sinh thông qua quá trình sinh hoặc cho con bú. Điều này đặc biệt quan trọng vì bệnh lậu ở thai kỳ có thể gây nguy cơ cao cho sức khỏe của thai nhi và trẻ sơ sinh, điển hình có thể gây mù loà, nhiễm trùng máu và đe doạ tính mạng của trẻ. [1]

Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc trẻ nhỏ mắc COVID-19 tại nhà, cha mẹ cần lưu ý gì?

Bệnh lậu lây qua đường nào? 5 đường lây bệnh và cách phòng ngừa lậu

Mẹ mắc bệnh lậu khi sinh con có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Làm gì khi phát hiện mắc bệnh lậu?

Khi bạn nhận thấy mình mắc bệnh lậu, việc xử lý tình huống một cách đúng đắn và nhanh chóng rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của bản thân và người xung quanh. Khi phát hiện bệnh lậu hãy:

  • Đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị: Lậu là một căn bệnh nhiễm trùng rất nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Các bác sĩ là là người đưa ra phác đồ điều trị chính xác và hợp lý nhất cho tình trạng bệnh của bạn.
  • Thông báo cho bạn tình: Một bước quan trọng để ngăn chặn sự lây truyền của bệnh lậu là thông báo cho tất cả bạn tình gần đây. Họ cũng cần thực hiện kiểm tra và điều trị nếu cần để tránh các vấn đề về sức khoẻ cũng như ngăn ngừa sự lây lan tiềm ẩn của vi khuẩn trong cộng đồng.
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và lộ trình điều trị: Đây là một bệnh rất dễ tái nhiễm cho nên bạn nên đi kiểm tra lại sau 3 tháng điều trị để đảm bảo tiêu diệt được hết vi khuẩn trong cơ thể.[5][3]

Bệnh lậu lây qua đường nào? 5 đường lây bệnh và cách phòng ngừa lậu

Bạn nên thăm khám bác sĩ sớm nhất để điều trị kịp thời

Một số câu hỏi khác về bệnh lậu

Bệnh lậu có lây truyền qua đường nước bọt không?

Theo nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh lậu có thể lây qua đường nước bọt và cụ thể là thông qua hành động hôn. Vì vi khuẩn lậu có thể sinh sống trong những môi trường ẩm ướt như miệng và cổ họng, cho nên khi quan hệ bằng đường miệng sẽ dẫn đến việc vi khuẩn cư trú tại đây và lây lan sang người khác thông qua đường nước bọt. Dù tỷ lệ không cao nhưng chúng ta vẫn cần phải chú ý tới đường lây lan này. [6]

Bệnh lậu lây qua đường nào? 5 đường lây bệnh và cách phòng ngừa lậu

Bệnh lậu hoàn toàn có thể lây truyền qua đường nước bọt

Bệnh lậu có lây nhiễm qua đường ăn uống không?

Vi khuẩn lậu không thể sống sót ở môi trường dạ dày và hệ tiêu hoá cho nên đây không phải là đường lây truyền của căn bệnh này. Với những tiếp xúc thông thường như ăn uống không có gì đáng lo ngại. [7]

Bệnh lậu lây qua đường nào? 5 đường lây bệnh và cách phòng ngừa lậu

Vi khuẩn lậu không có khả năng lây qua đường ăn uống

Bệnh lậu có lây qua quần áo không?

Không cần lo ngại về việc bệnh lậu lây qua quần áo vì vi khuẩn lậu không thể tồn tại lâu trên các bề mặt không sống như quần áo. Tuy nhiên, việc giữ vệ sinh cá nhân và không chia sẻ vật dụng cá nhân với người khác vẫn là biện pháp cần thiết để đảm bảo bạn khỏi các tác nhân nhiễm trùng. [7]

Bệnh lậu lây qua đường nào? 5 đường lây bệnh và cách phòng ngừa lậu

Luôn để quần áo khô ráo để tránh vi khuẩn lậu có thể sinh sôi và phát triển

Biện pháp phòng ngừa bệnh lậu

Quan hệ tình dục lành mạnh

Trong quan hệ tình dục, đặc biệt là quan hệ đồng tính, hãy luôn sử dụng sản phẩm bảo vệ như bao cao su. Bao cao su không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh lậu mà còn bảo vệ bạn khỏi các căn bệnh nhiễm trùng khác và nguy cơ mang thai không mong muốn. [3]

Thăm khám bác sĩ định kỳ

Định kỳ kiểm tra sức khỏe là cách tốt nhất để phát hiện và điều trị kịp thời các triệu chứng nhiễm trùng. Đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh lậu, như những người có nhiều bạn tình hoặc người từ các khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao, thăm bác sĩ định kỳ càng quan trọng hơn. [4]

Bệnh lậu lây qua đường nào? 5 đường lây bệnh và cách phòng ngừa lậu

Bạn nên kiểm tra sức khoẻ định kỳ để kiểm soát bệnh lậu

Xây dựng thói quen sống lành mạnh

Duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối và thường xuyên tập thể dục có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm cho cơ thể kháng bệnh tốt hơn. Kết hợp việc duy trì cân nặng, ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh lậu và các bệnh khác. [4]

Bệnh lậu lây qua đường nào? 5 đường lây bệnh và cách phòng ngừa lậu

Rèn luyện sức khoẻ để có sức đề kháng tốt hơn mỗi ngày

Khi nào gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào của bệnh lậu như tiết dịch âm đạo không bình thường, đau tiểu, hoặc sưng tuyến tiền liệt hãy gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán. Tuy nhiên đây là bệnh rất ít khi xuất hiện triệu chứng nên bạn vẫn nên đi khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng một lần. [4]

Bệnh lậu lây qua đường nào? 5 đường lây bệnh và cách phòng ngừa lậu

Bạn cần hiểu rõ các triệu chứng của bệnh lậu để gặp bác sĩ kịp thời

Các bệnh viện chuyên khoa uy tín

Đây là những bệnh viện uy tín mà bạn có thể tham khảo khi khám bệnh lậu:

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu TPHCM, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện FV,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung Ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện da liễu Hà Nội,…

Lậu là một căn bệnh dễ lây lan nhưng có thể phòng tránh được nếu chăm sóc sức khỏe tốt và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa. Hãy chia sẻ bài viết này tới người thân và bạn bè để có những kiến thức bổ ích nhé!

  • Gonorrhea vaginitis in a pediatric patient: a case report

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8308951/

  • Gonorrhea

    https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4217-gonorrhea

  • Gonorrhea

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gonorrhea/symptoms-causes/syc-20351774

  • Just Diagnosed? Next Steps After Testing Positive for Gonorrhea or Chlamydia

    https://www.cdc.gov/std/prevention/NextSteps-GonorrheaOrChlamydia.htm

  • STD Awareness: Can I Get Gonorrhea from Kissing?

    https://www.plannedparenthoodaction.org/planned-parenthood-advocates-arizona/blog/std-awareness-can-i-get-gonorrhea-from-kissing

  • Gonorrhea

    https://www.plannedparenthood.org/learn/stds-hiv-safer-sex/gonorrhea

  • Xem thêm Bệnh lậu lây qua đường nào? 5 đường lây bệnh và cách phòng ngừa lậu

    >>>>>Xem thêm: Cách xác định vị trí có mỡ thừa trên cơ thể

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *