Bệnh lupus ban đỏ có lây không?

Rate this post

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn thường gặp ở nữ giới. Nhiều người lo lắng rằng bệnh lupus ban đỏ có thể lây lan từ người này sang người khác. Cùng tìm hiểu xem bệnh lupus ban đỏ có lây không qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Bệnh lupus ban đỏ có lây không?

Bệnh lupus ban đỏ là gì?

Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là bệnh tự miễn gây ra bởi hiện tượng tự kháng thể do hệ miễn dịch sinh ra. Khi đó, các kháng thể nhầm lẫn mục tiêu và tấn công chính các tế bào của cơ thể người bệnh.

Các tự kháng thể này có trong máu sẽ di chuyển khắp cơ thể và gây bệnh tại nhiều hệ cơ quan khác nhau. Các tổn thương có thể gặp ở các cơ quan như da – niêm mạc, thận, khớp, não, tim, phổi hoặc các dòng tế bào máu.

Đặc trưng nổi bật của lupus ban đỏ là tình trạng ban đỏ vùng mặt, đối xứng 2 bên tạo thành hình cánh bướm, đau, sưng khớp, sốt và mệt mỏi. Biểu hiện của ban đỏ thường tăng lên rõ khi ra ngoài trời nắng.

Lupus ban đỏ là bệnh mạn tính, không có phương pháp điều trị đặc hiệu giúp khỏi bệnh hoàn toàn. Việc điều trị bệnh chủ yếu là sử dụng thuốc điều trị triệu chứng và ức chế các tự kháng thể để kìm hãm các dấu hiệu bệnh. [1]

Bệnh lupus ban đỏ có lây không?

Bệnh lupus ban đỏ thường gây tổn thương ban da đặc trưng và tổn thương các khớp

Triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ

Triệu chứng của lupus ban đỏ thường đa dạng. Mỗi bệnh nhân lupus sẽ biểu hiện đặc điểm tổn thương khác nhau, triệu chứng cũng sẽ có sự thay đổi giữa các đợt bệnh.

Bệnh có thể xuất hiện từ từ và tăng dần hoặc đột ngột nặng nề. Các đợt bệnh có thể diễn ra cấp tính, thoáng qua hoặc biểu hiện kéo dài, dai dẳng. Đôi khi, người bệnh sẽ hết hoàn toàn các triệu chứng trong một khoảng thời gian dài.

Tùy thuộc vào cơ quan bị tự kháng thể tấn công, người bệnh sẽ có biểu hiện triệu chứng tương ứng như:

  • Ban đỏ, thường tập trung ở vùng mặt 2 bên, nổi rõ khi tiếp xúc với ánh nắng.
  • Mệt mỏi nhiều, mất ngủ, gây giảm vận động, làm việc không hiệu quả.
  • Đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, suy giảm trí nhớ.
  • Rụng tóc một phần hoặc nhiều, gần như toàn bộ, có thể xuất hiện những mảng da đầu không có tóc che phủ.
  • Loét miệng.
  • Sưng khớp, đau khớp, chủ yếu gặp các khớp ở bàn tay, cổ tay.
  • Thường hay bồn chồn, lo lắng, trầm cảm, rối loạn lo âu, đôi khi người bệnh có biểu hiện thay đổi hành vi. [1]

Bệnh lupus ban đỏ có lây không?

Lupus ban đỏ biểu hiện triệu chứng ở nhiều cơ quan

Vậy bệnh có gây lây truyền từ người bệnh sang mọi người xung quanh không?

Câu trả lời là bệnh lupus ban đỏ không lây. Đây là bệnh tự miễn, tự kháng thể gây bệnh chỉ tấn công chính cơ thể người bệnh mà không có khả năng gây bệnh ở cơ thể người khác.

Điều này có nghĩa là người mắc bệnh không có khả năng truyền bệnh sang cơ thể người khác và những người khỏe mạnh cũng không thể mắc bệnh kể cả khi tiếp xúc gần với người bệnh như quan hệ tình dục, truyền máu,… [2]

Bệnh lupus ban đỏ có lây không?

Bệnh lupus ban đỏ không có khả năng lây nhiễm

Biến chứng của bệnh

Biến chứng thường gặp

Trong bệnh lupus ban đỏ, các tự kháng thể lưu hành trong máu và gây bệnh ở nhiều hệ cơ quan, do đó người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng bệnh khác nhau:

  • Các dòng tế bào máu: Tự kháng thể có thể tấn công và tiêu diệt các tế bào máu khỏe mạnh gây rối loạn cả 3 dòng tế bào máu như giảm tiểu cầu gây xuất huyết, giảm hồng cầu biểu hiện thiếu máu, giảm bạch cầu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Thận: Thận thường là cơ quan biểu hiện tổn thương rõ nhất. Người bệnh thường biểu hiện tiểu ra máu, viêm cầu thận dẫn đến thoát protein ra ngoài nước tiểu. Suy thận là biểu hiện giai đoạn muộn của bệnh.
  • Tim: Tự kháng thể có thể tấn công các tế bào cơ tim gây viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc hoặc viêm màng ngoài tim. Đôi khi có thể gặp tình trạng tắc mạch vành, gây ra các cơn đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim,…
  • Phổi: Theo dòng máu đến trao đổi khí tại phổi, các tự kháng thể có thể gây bệnh tại đây. Các tình trạng tổn thương có thể gặp như tắc mạch phổi, xuất huyết phổi, tăng áp phổi,… Người bệnh cũng có thể gặp nhiều đợt viêm phổi, viêm màng phổi tái diễn.
  • Hệ thần kinh: Người bệnh có thể bị đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, đôi khi xuất hiện co giật, đột quỵ, rối loạn ý thức, biểu hiện tình trạng viêm não tự miễn. Người bệnh thường bị suy giảm trí nhớ, kém tập trung. [1]

Bệnh lupus ban đỏ có lây không?

Lupus ban đỏ có thể gây cơn đau thắt ngực và rối loạn nhịp tim

Biến chứng thứ phát

Ngoài những biến chứng thường gặp, ở bệnh lupus ban đỏ, người bệnh đôi khi sẽ gặp phải những biến chứng thứ phát khác như:

  • Sảy thai: Phụ nữ bị lupus có nguy cơ sảy thai cao hơn bình thường, điều này có thể do rối loạn các dòng tế bào máu, sự tổn thương hệ tim mạch hoặc thận,… làm tăng nguy cơ gây sảy thai.
  • Ung thư: Mặc dù có mối liên quan giữa bệnh lupus ban đỏ đến tỷ lệ mắc ung thư, nhưng con số này thường không nhiều. Nguyên nhân có thể do sự rối loạn chức năng của các hệ cơ quan làm tăng nguy cơ tế bào ung thư tấn công cơ thể.
  • Suy tủy: Tự kháng thể có thể tấn công trực tiếp vào tủy xương gây bệnh hoặc do tình trạng rối loạn tế bào máu kéo dài gây giảm chức năng sản xuất của tủy xương. [1]

Tìm hiểu thêm: Keratin là gì? Tác dụng và cách bổ sung keratin, thực phẩm giàu keratin

Bệnh lupus ban đỏ có lây không?

Tự kháng thể có thể tấn công vào dòng tế bào máu gây suy tủy xương

Chẩn đoán lupus ban đỏ

Do biểu hiện của bệnh thường đa dạng tại nhiều cơ quan và đôi khi các triệu chứng không điển hình nên việc chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ có thể gặp nhiều khó khăn.

Chẩn đoán bệnh thường kết hợp triệu chứng lâm sàng với các xét nghiệm cần thiết để phân biệt và loại trừ các bệnh lý khác.

Lâm sàng:

  • Khai thác tiền sử bệnh: Bằng cách liệt kê các triệu chứng mà người bệnh có, sự biểu hiện từng đợt, số lần bị bệnh,…
  • Tiền sử gia đình: Cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị mắc bệnh lupus hoặc bệnh tự miễn khác như vẩy nến, xơ cứng bì,…
  • Khám cơ quan: Do tổn thương trong lupus ban đỏ gặp ở nhiều cơ quan, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận, đầy đủ tất cả các cơ quan và tìm các cơ quan bị bệnh hoặc có nguy cơ bị bệnh cao.

Xét nghiệm:

Không có xét nghiệm nào đặc hiệu trong quá trình chẩn đoán lupus ban đỏ, bác sĩ cần phối hợp các xét nghiệm thì chẩn đoán mới có giá trị. Một số xét nghiệm cần thực hiện như:

  • Xét nghiệm tìm các tự kháng thể: Đa số người bị lupus thường có kết quả xét nghiệm tự kháng thể trong máu dương tính. Một số xét nghiệm tự kháng thể có thể làm như kháng thể kháng nhân ANA, dsDNA,…
  • Sinh thiết da hoặc thận: Bằng cách lấy một mẫu bệnh phẩm ở vùng da tổn thương hoặc ở thận (cơ quan có tỷ lệ bị bệnh cao), bác sĩ có thể đánh giá hình thái tổn thương dưới kính hiển vi bằng cách quan sát các đặc trưng mô bệnh học.

Ngoài ra, cần thực hiện các xét nghiệm khác để loại trừ các bệnh khác có cùng triệu chứng như:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp đánh giá có tình trạng rối loạn các dòng tế bào máu, tình trạng tăng tốc độ máu lắng, đánh giá chức năng thận, men tim,…
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu để tìm tế bào hồng cầu, protein niệu và creatinin niệu giúp đánh giá tổn thương thận trong bệnh lupus ban đỏ.
  • X-quang ngực: X-quang giúp đánh giá sơ bộ tổn thương phổi, phân biệt với tình trạng viêm phổi do nguyên nhân vi khuẩn, virus khác.
  • Siêu âm tim: Những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tổn thương cơ tim, giảm chức năng tim, bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm thăm dò này. [1]

Bệnh lupus ban đỏ có lây không?

Xét nghiệm tìm kháng thể ANA trong chẩn đoán lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ có thể chữa khỏi không?

Không có biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh lupus ban đỏ. Các biện pháp điều trị chỉ có công dụng khắc phục các triệu chứng và ức chế hệ miễn dịch để hạn chế các đợt tấn công của tự kháng thể tới các hệ cơ quan.

Các loại thuốc trong điều trị lupus ban đỏ:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Trong những đợt biểu hiện sưng đau khớp, sử dụng nhóm NSAID giúp giảm đau, chống viêm, giảm sưng các khớp. Người bệnh cần kết hợp dùng thuốc bảo vệ dạ dày để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Nhóm corticoid: Thuốc nhóm steroid có tác dụng chống viêm nhanh và mạnh hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo liều bác sĩ chỉ định, không tự ý điều chỉnh liều thuốc.
  • Thuốc chống sốt rét: Thuốc sốt rét dùng trong điều trị lupus ban đỏ là hydroxy chloroquine (Plaquenil hay HCQ) và chloroquine phosphate (Aralen). Thuốc có tác dụng kiểm soát hệ miễn dịch, từ đó giúp ngăn ngừa các đợt bệnh tái phát, kéo dài khoảng thời gian không triệu chứng.
  • Chất ức chế đặc hiệu BLyS: Thuốc ức chế BLyS (belimumab và rituximab) dùng để ức chế tế bào lympho B bất thường sinh tự kháng thể. Người bệnh thường được hẹn tái khám và tiêm thuốc định kỳ.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Dùng thuốc ức chế miễn dịch trong trường hợp nặng, tiến triển nhanh gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của cơ thể. Một số thuốc ức chế miễn dịch dùng trong điều trị lupus ban đỏ như azathioprine (Imuran), mycophenolate (Cellcept), methotrexat (MTX), cyclosporine (Neoral),…
  • Thuốc điều trị biến chứng: Tùy vào các biến chứng mà người bệnh mắc phải, bác sĩ có thể cần phối hợp thêm các thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc hỗ trợ mạch máu, điều hòa tuần hoàn não để phòng thiếu máu não,… [1]

Để đề phòng biến chứng có thể gây ra tình trạng thiếu máu não, bạn có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ tuần hoàn não, hỗ trợ tích cực cải thiện tình trạng bệnh.

Lupus ban đỏ là bệnh mạn tính, cần điều trị kéo dài. Quá trình điều trị cần sự kiên trì và phối hợp của cả bác sĩ, người bệnh và gia đình.

Người bệnh lupus ban đỏ cần tuyệt đối tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Không được tự ý ngừng hoặc giảm liều thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Bệnh lupus ban đỏ có lây không?

Người bệnh cần tuân thủ điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ

Phòng ngừa đợt bùng phát và dự phòng những biến chứng của lupus ban đỏ

Bệnh lupus ban đỏ có thể tái phát nhiều đợt với các triệu chứng và mức độ nặng khác nhau. Ngoài điều trị bằng thuốc, người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa đợt bùng phát và làm chậm các biến chứng của bệnh.

  • Tái khám định kỳ theo hẹn: Người bệnh cần đi khám định kỳ để kiểm soát triệu chứng, phát hiện biến chứng sớm và điều chỉnh liều thuốc. Bạn không nên đợi đến khi triệu chứng nặng nề mới đến khám vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
  • Áp dụng lối sống lành mạnh: Tập thể dục giúp ổn định hệ xương và cơ bắp chắc khỏe. Không hút thuốc để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Xây dựng chế độ ăn nhiều trái cây, rau xanh, hạn chế dầu mỡ, đạm động vật nếu có tình trạng cao huyết áp, tổn thương thận. Ngoài ra, việc uống đủ nước sẽ giúp giảm nguy cơ tắc mạch.
  • Chống nắng tốt: Tia cực tím có thể gây bùng phát triệu chứng bệnh. Do đó, người bệnh nên thực hiện các biện pháp chống nắng tốt như mặc quần áo che chắn nắng và sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất 50 trước khi ra ngoài. [1]

Bệnh lupus ban đỏ có lây không?

Bôi kem chống nắng cẩn thận trước khi ra ngoài

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn nên đến khám bác sĩ khi có các dấu hiệu dưới đây:

  • Ban da xuất hiện tự nhiên, không rõ yếu tố kích ứng.
  • Mệt mỏi thường xuyên, kéo dài gây ảnh hưởng cuộc sống, công việc và học tập.
  • Loét miệng kéo dài trên 2 tuần.
  • Tiểu ra máu.
  • Sưng, đau khớp không liên quan đến chấn thương, tái phát nhiều đợt hoặc biểu hiện ở nhiều khớp.
  • Rụng tóc nhiều.

Bệnh lupus ban đỏ có lây không?

>>>>>Xem thêm: Cách chữa mỏi mắt đơn giản tại nhà ai cũng có thể làm được

Đến khám bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường

Các bệnh viện uy tín

Nếu bản thân, gia đình và bạn bè gặp các dấu hiệu nghi ngờ bệnh lupus ban đỏ hoặc mong muốn nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến khám tại Khoa Da liễu của một số bệnh viện uy tín sau:

  • Tại Tp.Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu Tp.HCM, Bệnh viện 115,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Hãy luôn giữ thái độ tích cực và lối sống lành mạnh để có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *