Thịt gà rất giàu chất dinh dưỡng và protein, ít calo và tốt cho sức khoẻ. Vậy người bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không? 5 lợi ích và cách chế biến
Contents
- 1 Đái tháo đường (tiểu đường) là gì?
- 2 Giá trị dinh dưỡng của thịt gà
- 3 Bệnh tiểu đường có được ăn thịt gà không?
- 4 Thịt gà có làm tăng lượng đường trong máu không?
- 5 Lợi ích thịt gà mang lại cho người mắc tiểu đường
- 6 Các trường hợp người tiểu đường hạn chế ăn thịt gà
- 7 Các lưu ý khi người tiểu đường ăn thịt gà
- 8 Hướng dẫn lựa chọn và bảo quản thịt gà
- 9 Mẹo nấu ăn cho người tiểu đường
- 10 Các công thức chế biến thịt gà cho người tiểu đường
Đái tháo đường (tiểu đường) là gì?
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa được đặc trưng bởi lượng đường trong máu luôn cao hơn so với bình thường, nguyên nhân do thiếu bài tiết insulin hoặc kháng insulin, hoặc cả hai 2, dẫn đến rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đường huyết
Giá trị dinh dưỡng của thịt gà
Thịt gà tốt cho sức khoẻ vì chứa nhiều chất đạm, ít chất béo và chứa rất ít carbohydrat. Tương ứng 100 g thịt gà chứa các chất dinh dưỡng sau: [1]
- Lượng calo: 143 calo.
- Chất đạm: 17,4 g.
- Chất béo: 8,1 g.
- Carbohydrat: 0,04 g.
- Kali: 522 mg.
- Cholesterol: 86 mg.
- Natri: 60 mg.
- Magie: 21 mg.
- Niacin: 5.58 mg.
- Kẽm: 1,47 mg.
- Selen: 10,2 mcg.
Thịt gà là thực phẩm tốt cho sức khoẻ
Bệnh tiểu đường có được ăn thịt gà không?
Thịt gà là lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường vì đây là loại thịt nạc giàu protein, ít chất béo, giàu vitamin và khoáng chất. Thịt gà có thể là một thực phẩm lành mạnh trong chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường.
Thịt gà cũng tốt cho người tiểu đường vì giúp no lâu, ít calo và giúp hỗ trợ quá trình giảm cân. Ngoài ra, thịt gà được coi là một loại protein chất lượng cao vì nó chứa tất cả các axit amin thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là người bệnh tiểu đường. [2]
Thịt gà là lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường
Thịt gà có làm tăng lượng đường trong máu không?
Protein trong động vật như thịt gà, chứa rất ít carbohydrat, do đó chúng không góp phần làm tăng lượng đường trong máu. Protein trong thịt gà cũng có thể giúp tạo cảm giác no lâu.
Thịt gà có tổng lượng chất béo thấp hơn thịt đỏ và nó cũng chứa ít chất béo bão hòa hơn. Tỷ lệ chất béo này có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp người mắc bệnh tiểu đường ít có nguy cơ mắc bệnh tim hơn. [3]
Thịt gà giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu
Lợi ích thịt gà mang lại cho người mắc tiểu đường
Giàu vitamin và khoáng chất
Thịt gà rất giàu các chất dinh dưỡng như thiamin, niacin, vitamin B6, selen, canxi, sắt, magie và phốt pho. Những vitamin và khoáng chất này rất cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường và giúp ngăn ngừa một số biến chứng lâu dài liên quan đến bệnh tiểu đường.
Thịt gà rất giàu vitamin và khoáng chất giúp ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường
Nguồn axit amin dồi dào
Các axit amin có trong thịt gà bao gồm tryptophan và serotonin có tác dụng giảm stress, hạn chế tình trạng căng thẳng ở bệnh nhân tiểu đường.
Nguyên nhân dẫn đến căng thẳng ở bệnh nhân tiểu đường là do các hormone gây căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giải phóng glucose vào tế bào, làm cho glucose không thể chuyển hóa thành năng lượng và tích tụ trong máu, làm lượng đường tăng đột biến.
Một lợi ích khác liên quan đến việc dùng thực phẩm giàu protein như thịt gà là giúp giảm đầy hơi sau bữa ăn. Hơn nữa, nó giúp hạn chế tác hại của các gốc tự do ở bệnh nhân đái tháo đường. [4]
Thịt gà là nguồn thực phẩm cung cấp axit amin dồi dào
Tạo cảm giác no lâu
Thịt gà giúp tạo cảm thấy no lâu hơn. Do đó, người bệnh sẽ không thèm ăn đồ ăn nhẹ hoặc thức ăn nhiều đường, từ đó có thể giảm thiểu trường hợp lượng đường tăng đột biến trong máu.
Ngoài ra, thịt gà là một nguồn protein tốt, rất quan trọng để giúp xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp. Thịt gà cũng là một loại thực phẩm ít calo, có thể hỗ trợ giảm cân.
Thịt gà giúp tạo cảm giác no lâu và hỗ trợ giảm cân
Thúc đẩy tâm trạng tốt hơn
Khi não bị căng thẳng vì lý do nào đó, việc sử dụng thực phẩm giàu protein sẽ không chỉ giảm thiểu cảm giác lo lắng mà còn có tác động tích cực đến việc cải thiện sức khỏe tổng thể.
Việc ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến trong thời kỳ căng thẳng sẽ giúp cải thiện mức độ tâm trạng, làm cho người bệnh có tinh thần khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Thịt gà giúp cải thiện mức độ tâm trạng của người bệnh
Điều chỉnh lượng đường trong máu
Ăn thịt gà có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, vì nó là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Điều này có nghĩa là carbohydrat trong thịt gà được tiêu hóa và hấp thụ chậm, giúp giữ lượng đường trong máu ổn định.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng ăn thịt gà như một phần của chế độ ăn kiêng có chỉ số đường huyết thấp mang lại những lợi ích cho người đang giảm cân và cải thiện lượng đường trong máu của họ. [5]
Thịt gà giúp cải thiện lượng đường trong máu của người bệnh
Các trường hợp người tiểu đường hạn chế ăn thịt gà
Thịt gà mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của người bị tiểu đường. Tuy nhiên, trong các trường hợp người bệnh tiểu đường có tiền sử các bệnh sau đây thì nên hạn chế ăn thịt gà để đảm bảo an toàn:
Có tiền sử cao huyết áp, tim mạch
Thịt gà có hàm lượng cholesterol cao. Ăn nhiều thịt gà có thể làm tăng áp lực lên hệ tim mạch và huyết áp. Đặc biệt, da gà chứa nhiều cholesterol xấu khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn, do đó nên hạn chế ăn gà hoặc chỉ nên ăn phần ức gà, đây là bộ phận có lượng cholesterol thấp hơn đáng kể.
Người có tiền sử cao huyết áp, tim mạch nên hạn chế ăn thịt gà
Có tiền sử bệnh thận
Thịt gà là thực phẩm giàu protein do đó có thể làm tăng nồng độ oxalat trong nước tiểu và dẫn đến hình thành sỏi thận. Vì vậy, người bị sỏi thận hoặc có tiền sử bệnh thận nên kiêng ăn thịt gà.
Ăn nhiều thịt gà mới có thể gây sỏi thận
Có tiền sử protein niệu
Nếu một người có tiền sử protein niệu là dấu hiệu của suy giảm chức năng thận. Do đó khi ăn thịt gà giàu protein, thận sẽ làm việc nhiều hơn và ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
Thịt gà có thể ảnh hưởng đến thận ở người có tiền sử protein niệu.
Các lưu ý khi người tiểu đường ăn thịt gà
Kiểm tra lượng đường trước và sau khi ăn
Người bệnh tiểu đường nên đo lượng đường trong máu trước và sau khi ăn thịt gà. Từ đó, có thể chuẩn bị một bữa ăn hợp lý không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và giúp kiểm soát tốt chỉ số đường huyết.
Tìm hiểu thêm: Trẻ bỏ bú bình phải làm sao? Nguyên nhân trẻ bỏ bú bình và cách xử lý
Nên đo lượng đường trong máu trước và sau khi ăn thịt gà
Tần suất ăn
Không nên ăn thịt gà thường xuyên hoặc ăn quá nhiều trong một bữa ăn. Điều này có thể dẫn đến tích tụ protein, dư thừa năng lượng và tăng cân ở bệnh nhân tiểu đường. Một chế độ ăn tốt là từ 3 – 4 bữa ăn có gà một tuần.
Nên ăn thịt gà từ 3 – 4 bữa ăn một tuần
Chế biến
- Không nên thêm hoặc hạn chế nêm gia vị như đường hoặc muối vì có thể ảnh hưởng xấu đến các chất dinh dưỡng tốt của gà và làm tăng lượng đường trong máu.
- Nên sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật khi chế biến vì dầu từ mỡ động vật có thể làm tăng lượng cholesterol xấu và gây hại đến sức khỏe người bệnh.
- Ăn thịt gà cùng các loại rau, đậu và trái cây để tăng cường chất xơ và ổn định lượng đường trong máu.
Kết hợp ăn thịt gà cùng các loại rau, đậu và trái cây để tăng giá trị dinh dưỡng
Hướng dẫn lựa chọn và bảo quản thịt gà
Để có món gà thơm ngon, an toàn và đảm bảo lượng dinh dưỡng cho người tiểu đường, cần thực hiện lựa chọn và bảo quản thịt gà đúng cách, cụ thể là:
Lựa chọn thịt gà:
- Nên chọn phần ức gà vì có hàm lượng protein cao và hàm lượng chất béo thấp hơn so với các phần khác.
- Nên loại bỏ da gà để giảm hàm lượng chất béo trong khẩu phần ăn.
Bảo quản thịt gà:
- Bảo quản thịt gà trong tủ lạnh là cách tốt nhất để bảo quản lâu dài. Nên bảo quản gà trong hộp kín hoặc túi nhựa trong tủ lạnh. Nếu muốn dùng lâu nên cho vào ngăn đá tủ lạnh. Khi cần chế biến thì lấy ra rã đông.
- Gà đã nấu chín cũng nên được bảo quản trong hộp kín và cho vào tủ lạnh. Cần bảo quản riêng với các thực phẩm khác vì có thể gây nhiễm chéo.
Nếu muốn dùng lâu bạn nên cho vào ngăn đá tủ lạnh
Mẹo nấu ăn cho người tiểu đường
Dùng phần ức gà rất phù hợp cho người bệnh tiểu đường. Để luộc ức gà, cho vào nồi và đổ đầy nước, đậy nắp. Không nên thêm gia vị hoặc chỉ cho một ít muối. Đun sôi trên lửa lớn cho đến khi nước sôi thì giảm lửa, để thêm khoảng 15 phút cho gà mềm.
Để chế biến món gà nướng có thể sử dụng hỗn hợp dầu ô liu và quế để tăng mùi thơm, tăng vị mặn tự nhiên và giảm lượng đường trong máu.
Không nên sử dụng gia vị có chất béo hoặc đường. Nên sử dụng gia vị tự nhiên của đồ ăn kèm như rau, đậu và trái cây.
Phần ức gà rất phù hợp cho người bệnh tiểu đường
Các công thức chế biến thịt gà cho người tiểu đường
Salad gà
Salad gà là món ăn lành mạnh chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Người bệnh tiểu đường có thể dễ dàng hấp thu, tiêu hoá và không phải lo lắng về việc tăng lượng đường trong máu.
Cách làm:
- Nên dùng phần ức gà, lọc bỏ da.
- Luộc ức gà đến khi chín, vớt ra và xé thành từng sợi nhỏ.
- Thái nhỏ rau củ tuỳ chọn thành miếng vừa ăn, rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 10 phút, rửa sạch lại lần nữa và để ráo nước.
- Chuẩn bị sốt salad bao gồm dầu oliu, muối, dấm, đường dành cho người tiểu đường.
- Cho tất cả nguyên liệu bao gồm ức gà, hỗn hợp rau củ vào tô lớn, trộn đều.
- Cho hỗn hợp nước sốt vào tô, trộn đều tay đến khi hỗn hợp thấm gia vị và thưởng thức.
- Mỗi tuần nên ăn 2-3 bữa salad gà để cải thiện tình trạng bệnh.
Salad gà là món ăn lành mạnh chứa nhiều chất dinh dưỡng
Gà luộc lá chanh
Gà luộc lá chanh là món ăn tốt cho sức khoẻ vì không chứa nhiều chất béo, giúp hạn chế dung nạp cholesterol. Điều này sẽ ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch và huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường.
Cách làm:
- Chặt gà thành từng miếng nhỏ và ướp với một ít nước mắm và bột nghệ.
- Chuẩn bị sả và lá chanh.
- Đặt sả, lá chanh dưới xửng hấp, cho nước vào nồi.
- Đặt gà đã ướp lên trên xửng hấp, hấp gà trong 15 phút và ủ thêm 10 phút cho gà chín.
- Sau khi gà chín, bày ra đĩa và rải ít lá chanh đã cắt nhỏ cho món ăn thêm ngon và đẹp mắt.
Gà luộc lá chanh là món ăn tốt cho sức khoẻ
Súp gà nấm
Súp gà nấm là một trong những lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường. Nấm có chỉ số đường huyết thấp do đó không làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, nấm có chứa các hợp chất polysacarit giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và giảm lượng đường trong máu.
Cách làm:
- Rửa sạch gà, luộc gà và giữ lại phần nước luộc gà
- Gà đã luộc chín lấy phần ức, bỏ da và cắt nhỏ.
- Chuẩn bị phần rau củ bao gồm bắp, nấm, đậu hà lan và cà rốt cắt nhỏ.
- Cho một ít dầu oliu vào nồi, cho ức gà vào xào trong khoảng 5 phút.
- Cho tiếp hỗn hợp rau củ vào xào trong khoảng 3 phút.
- Cho nước luộc gà vào nồi và hầm cùng với hỗn hợp thịt gà, rau củ trong khoảng 20 phút.
- Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, thêm ít bột bắp để nước dùng sệt lại, thêm ít rau mùi để tăng hương thơm.
- Tắt bếp và thưởng thức.
Súp gà nấm là một trong những lựa chọn tốt
Sốt gà chanh
Sốt gà chanh là món ăn hấp dẫn. Thịt gà rất giàu protein, rất tốt cho việc kiểm soát cân nặng ở những người mắc bệnh tiểu đường. Khi kết hợp với chanh rất giàu vitamin C, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tăng cường sức khỏe.
Cách làm:
- Nên dùng phần ức gà, cắt thành miếng vừa ăn và ướp với một ít muối.
- Nhúng gà vào trứng và bột mì.
- Cho ít dầu vào chảo và rán gà đến vàng đều.
- Chuẩn bị sốt chanh bao gồm: chanh tươi, đường dành cho người tiểu đường và bột bắp.
- Cho hỗn hợp nước sốt vào chảo, đun với lửa nhẹ đến khi nước sốt sệt lại, tắt bếp và thưởng thức.
Sốt gà chanh là món ăn hấp dẫn
Ức gà nhồi
Ức gà nhồi là lựa chọn tốt và an toàn cho bệnh nhân tiểu đường. Ức gà rất giàu protein và chứa ít chất béo nhất so với các bộ phận khác nên ăn món này không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của người bệnh.
Cách làm:
- Dùng phần ức gà, lọc bỏ da và rạch một đường giữa phần ức để nhồi nguyên liệu.
- Chuẩn bị nguyên liệu nhồi bao gồm cà chua, húng quế, hành tây.
- Nhồi tất cả nguyên liệu vào phần ức, dùng lá hành hoặc lá hẹ để buộc cố định.
- Thêm một ít muối và hạt tiêu lên phần ức gà và cho vào lò nướng.
- Nướng ức gà ở 185 độ trong khoảng 20 phút và thưởng thức.
Ức gà nhồi là lựa chọn tốt và an toàn cho bệnh nhân tiểu đường
Gà nướng hành tây
Hành tây chứa ít tinh bột và cũng có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, các loại gia vị trong gà nướng hành tây như tiêu, tỏi, ớt giúp kích thích vị giác và hỗ trợ tiêu hóa cho người tiểu đường.
Cách làm:
- Sơ chế phần thịt gà, lọc bỏ da, thái thành miếng vừa ăn.
- Ướp gà cùng với các gia vị bao gồm ớt, bột quế, tiêu và trộn đều cho gà thấm gia vị.
- Cho tỏi và hành tây đã băm nhỏ lên thịt gà, ướp trong khoảng 2 – 4 tiếng.
- Cho vào lò, nướng đến khi gà chín và thưởng thức.
Gà nướng hành tây giúp hỗ trợ tiêu hóa cho người tiểu đường
Đùi gà nướng tỏi phô mai Parmesan
Đùi gà nướng tỏi phô mai Parmesan cũng là lựa chọn món ăn tốt giúp thay đổi khẩu vị của bệnh nhân tiểu đường và không khiến họ nhàm chán.
Cách làm:
- Rửa sạch đùi gà và để ráo nước.
- Ướp đùi gà với một ít hạt tiêu, muối, bột quế và tỏi băm nhỏ.
- Vết một ít dầu oliu lên đùi gà và cho phô mai Parmesan vào trộn đều với gà.
- Cho vào, lò nướng đến khi gà chín và thưởng thức.
Đùi gà nướng tỏi phô mai giúp thay đổi vị giác cho người bị tiểu đường
Thịt gà là lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường, có thể chế biến thịt gà thành nhiều món ăn hấp dẫn để giúp người bệnh không nhàm chán trong các bữa ăn. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!
Is Chicken Good for Diabetes?
https://www.usenourish.com/blog/is-chicken-good-for-diabetes
Is Chicken Good for Diabetics? Benefits & Side Effects
Is Chicken Good for Diabetics? [Benefits & Side Effects]
Is Chicken Good for Diabetics? Let’s Find Out
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: 1 quả chuối bao nhiêu calo? Ăn chuối có béo không và lưu ý khi ăn