Trên lý thuyết, người bị nhiễm HIV sau 2 – 10 năm sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS và chỉ có kéo dài sự sống thêm khoảng 2 năm. Tuy nhiên, tuổi thọ của người mắc “căn bệnh thế kỷ” có thể kéo dài hay không tùy vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tinh thần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt.
Bạn đang đọc: Bí quyết kéo dài sự sống đối với người nhiễm HIV
Contents
Giữ tinh thần lạc quan
Người nhiễm HIV không nên quá lo lắng, suy sụp mà cần nhanh chóng vượt qua cảm giác sốc, lấy lại niềm tin cuộc sống để có thể bảo vệ sức khỏe của chính mình. Chỉ khi giữ tinh thần lạc quan và vui sống, các bệnh nhân mới có thể quý trọng cơ thể của chính mình, ăn uống và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe.
Nên chia sẻ cùng những người thân, bạn bè, để nhận được sự động viên, quan tâm, tránh cảm giác bị bỏ rơi và mặc cảm. Với bệnh nhân HIV, sự quan tâm và chia sẻ của những người đồng cảm, cùng cảnh ngộ, người thân và bạn bè là liều thuốc tốt nhất.
Trang bị kiến thức về phòng tránh bệnh cơ hội
Khi nhiễm virus HIV, hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm có cơ hội bùng phát như lao, viêm phổi, viêm gan… và dễ dẫn đến tử vong. Vì vậy, cần duy trì thói quen khám bệnh định kỳ để sớm phát hiện các bệnh cơ hội và có hướng điều trị phù hợp, không được lạm dụng thuốc khi chưa có sự tham vấn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, người bệnh cần có lối sống lành mạnh, tránh xa các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và bệnh cơ hội, bệnh nan y như thuốc lá, rượu bia, khói bụi, ô nhiễm, quan hệ tình dục không an toàn…
Tìm hiểu thêm: 9 sản phẩm chăm sóc da mùa hè chị em không thể thiếu khi đi du lịch
Cần lưu ý rằng, nếu hai người nam và nữ cùng bị nhiễm HIV thì việc quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng các biện pháp phòng tránh như bao cao su, thì nồng độ HIV sẽ càng tăng.
Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt
Người mắc bệnh HIV cần đặc biệt chú ý đến vấn đề dinh dưỡng:
– Tuyệt đối không bỏ bữa, phải ăn đủ 3 bữa chính và 1 – 2 bữa phụ.
– Phải ăn đúng giờ.
– Không ăn thức ăn ôi thiu.
– Hạn chế sử dụng thịt, cá sống.
– Ăn trái cây nên gọt vỏ.
– Rửa tay sạch trước khi ăn.
– Không lạm dụng chất kích thích.
– Hạn chế ăn thực phẩm có tính nóng như cà pháo, quả vải, mận.
Nên ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước (nước chanh, nước cam, bột sắn dây), sữa và tập thể dục vừa phải, đều đặn để tăng cường hệ miễn dịch.
>>>>>Xem thêm: Men tiêu hoá là gì? Phân biệt men vi sinh và men tiêu hoá
Bên cạnh đó, bữa ăn cần có đầy đủ các nhóm thức ăn bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết. 4 nhóm thực phẩm buộc phải có trong mỗi bữa ăn gồm tinh bột, thực phẩm cung cấp Vitamin, thực phẩm giàu chất xơ, và thực phẩm chứa đạm.
Đối phó với một số triệu chứng liên quan đến ăn uống
Đối với bệnh tiêu chảy: Nên hạn chế sữa và chế phẩm từ sữa, rượu, cà phê, thức ăn chiên xào, bơ, uống nước đóng chai có gas hay một số rau quả như bắp cải, củ hành.
Đối với cảm giác buồn nôn: Hạn chế thực phẩm cay, thực phẩm nhiều dầu mỡ, nặng mùi, thức ăn ngọt, tránh để bụng đói và chỉ nên nằm sau bữa ăn 20 phút.
Nhiễm nấm miệng là bệnh hay gặp ở người nhiễm HIV, nếu không chữa trị sẽ gây nhiễm nấm đường tiêu hóa: Nên tránh thực phẩm nhiều đường, muối, thức ăn chua, có độ dính cao và rượu bia. Hạn chế uống trà, cà phê, sữa cùng bữa ăn vì sẽ tạo ức chế hấp thu chất sắt. Bổ sung sắt và folate theo chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Chữa khỏi ca nhiễm HIV thứ 3 theo phương pháp điều trị mới
HIV là căn bệnh thế kỷ với tỷ lệ mắc ngày càng cao. Vì vậy, để kéo dài sự sống, người bệnh HIV cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản. Hi vọng bài viết của chúng tôi có thể đem lại cho bạn những thông tin bổ ích, những chia sẻ thiết thực giúp bạn vượt qua cú sốc tinh thần để luôn sống khỏe.
Nguồn tham khảo: baophapluat.vn