Khớp thái dương hàm là khớp nối xương hàm với hộp sọ, nếu khớp và cơ hàm của bạn có sự sai lệch thì hiện tượng rối loạn khớp thái dương hàm xảy ra. Triệu chứng có thể là nhức đầu, đau ở trong tai/mặt/hàm và cổ, đau khi nhai, hàm phát ra âm thanh lạ. Dưới đây là một số bài tập làm giảm các triệu chứng đau này, mời các bạn tham khảo.
Bạn đang đọc: Các bài tập thể dục làm giảm đau khớp thái dương hàm
Các bài tập thể dục làm giảm đau khớp thái dương hàm
Tập thể dục thư giãn hàm
Đầu tiên bạn nên giữ lưỡi lên đầu miệng, ở mặt sau của răng hàm trên. Sau đó, giữ cho hai hàm răng được tách rời nhẹ nhàng, hãy thả lỏng và thư giãn các cơ hàm tuyệt đối. Tập mỗi ngày để làm giảm đau khớp thái dương hàm hiệu quả.
Bài tập miệng cá vàng (mở hàm một phần)
Giữ lưỡi của bạn trên vòm miệng. Sau đó, đặt 1 ngón tay phía trước tai (vị trí của khớp thái dương hàm). Tiếp đến, để 1 ngón tay lên cằm và ấn nhẹ. Hạ nửa quai hàm dưới và nâng lên để miệng khép lại. Bạn chỉ cần thực hiện bài tập đơn giản này 6 lần/ngày để cải thiện tình trạng.
Bài tập miệng cá vàng (mở hàm hết cỡ)
Tìm hiểu thêm: Mangan là gì? Vai trò của mangan đối với cơ thể
Cách này cũng giống với bài tập miệng cá vàng mở hàm 1 phần, bạn đặt 1 ngón tay ở khớp thái dương hàm và ngón tay khác lên cằm. Nhưng cách này bạn nên hạ hàm dưới của mình xuống hết cỡ rồi nâng lên để miệng khép lại. Nên thực hiện 6 lần/ngày để đạt hiệu quả tối đa.
Hất cằm
Bạn cần giữ cho vai hơi chếch ra phía sau, ưỡn phần ngực ra phía trước. Sau đó, căng cằm cho đến khi bạn cảm nhận được mình có một “cằm đôi”. Giữ nguyên tư thế trong vòng 3 giây rồi trở về vị trí cũ. Thực hiện bài tập 10 lần/ngày.
Mở hàm với cản lực
Đặt ngón tay cái dưới cằm, sau đó mở hàm ra từ từ, cảm giác hàm bị chặn lại do cản lực khi ấn ngón tay cái vào cằm lúc miệng mở. Giữ nguyên tư thế trong vòng 6 giây rồi trở về trạng thái ban đầu.
Đóng hàm với cản lực
Bạn dùng ngón trỏ và ngón cái cùng 1 bàn tay, sau đó bóp cằm lại. Lúc này khép miệng từ từ để cảm nhận được áp lực từ cằm. Bài tập này sẽ giúp cho cơ hàm của bạn mạnh mẽ hơn, hỗ trợ cho việc nhai thức ăn được dễ dàng hơn.
>>>>>Xem thêm: 12 loại thảo dược tốt cho tóc giúp tóc suôn mượt, chắc khỏe
Những bài tập đơn giản nêu trên sẽ giúp bạn có cơ hàm khỏe, hạn chế được những cơn đau gây ra. Tuy nhiên, trường hợp bạn áp dụng mà vẫn không khỏi, hãy tìm ngay đến bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để điều trị đúng cách, đúng nguyên nhân và tình trạng. Tuyệt đối không nên để tình trạng kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com